Vì sao Việt Nam không làm đường sắt tốc độ cao từ Lạng Sơn đến Cà Mau?

© Fotolia / Harald BiebelĐường sắt
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2024
Đăng ký
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau hoặc thay đổi điểm đầu-cuối để tăng kết nối đến vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, Chính phủ cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km.

Tại sao không kéo dài đường sắt cao tốc Bắc-Nam đến tận Lạng Sơn-Cà Mau?

Dự kiến vào ngày mai (30/11), trước phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Do đó, trên cơ sở còn một số băn khoăn liên quan tuyến huyết mạch quan trọng của đất nước. Chính phủ đã gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Trong đó, Chính phủ có đề cập đến một số ý kiến xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ hay đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2024
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị sửa đổi, bồ sung để điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga trung tâm Thủ Thiêm (TP.HCM) và mở rộng không gian kết nối ga trung tâm đến vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu mong đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ kéo dài từ 2 đầu đất nước để tạo điều kiện cho những địa phương ở vùng xa xôi hẻo lánh, hay vùng trọng điểm như Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển kinh tế, nhất là về du lịch.
Điển hình như đại biểu Trần Thị Hoa Ry của Bạc Liêu hay Nguyễn Thị Lệ của đoàn TP. Hồ Chí Minh cùng chỉ ra vấn đề ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, những vùng có tiềm năng lớn về nông nghiệp, thủy sản và du lịch lại chưa được kết nối hiệu quả với hệ thống đường sắt quốc gia.
Đại biểu Lệ hay ĐBHQ Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cũng đề xuất nên quan tâm đầu tư ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ mang tính chiến lược trong kết nối đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng tuyến đường sắt đến các tỉnh cực Nam như Kiên Giang và Cà Mau để giảm áp lực giao thông, giảm chi phí logistics và thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu.
Trả lời về vấn đề này, theo Chính phủ, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại từng bước hiện thực hóa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km.
Tuyến gồm 3 tuyến Lạng Sơn - Hà Nội, Hà Nội - TP.HCM và TP.HCM - Cần Thơ. Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn - Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau.
Trong đó, tuyến Lạng Sơn - Hà Nội là loại hình đường sắt thường, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2024
Hòa Phát tự tin cung cấp 6 triệu tấn thép cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Tuyến Hà Nội - TP.HCM là loại hình đường sắt tốc độ cao. Tuyến TP.HCM - Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.
Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi dự án từ Hà Nội - TP.HCM như dự thảo nghị quyết.
Trước đó, giải trình với các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cũng nhắc lại, theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi của Hà Nội và điểm cuối tại Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh.
Đoạn tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh- Cần Thơ đã có 2 dự án riêng và đang triển khai cũng rất quyết liệt, đặc biệt là dự án Hà Nội- Lạng Sơn.
Dự kiến, dự án Hà Nội- Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh- Cần Thơ sẽ là đường sắt khổ tiêu chuẩn chở hỗn hợp cả người và hàng hóa. Tốc độ thiết kế đối với chở hành khách là từ 160-200 km/h và chở hàng hóa với tốc độ trung bình khoảng 100-120 km/h. Đối với dự án TP.Hồ Chí Minh- Cần Thơ đã nghiên cứu báo cáo tiền khả thi, hiện nay đang thu xếp nguồn vốn để làm.

Hướng tuyến không thay đổi

Ngoài ra, hiện còn có ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình.
Trả lời về nội dung này, Chính phủ cho hay phương án hướng tuyến từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo đó, hướng tuyến được nghiên cứu bảo đảm phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.
Kết quả cho thấy, với vai trò là trung tâm phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2024
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Hướng tuyến "thẳng nhất có thể"
Vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên... lên đến khoảng 4 triệu người. Theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm.
Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm, đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD, lợi ích thu được ước đạt 2,06 tỷ USD.
“Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng để qua các trung tâm lớn, thu hút hành khách, thay vì đi thẳng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...”, - Chính phủ cho hay.
Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên hướng tuyến trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trong bước tiếp theo, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát hướng tuyến qua khu vực này bảo đảm kinh tế - kỹ thuật.
Trên cơ sở các giải trình, tiếp thu nêu trên, Chính phủ chỉnh lý dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố.
Gắn biển Công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2024
Pháp theo dõi quyết định của Quốc hội Việt Nam về đường sắt tốc độ cao
Gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала