https://kevesko.vn/20241210/chuyen-19-tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc-ve-cac-bo-tinh-gon-ngan-hang-nha-nuoc-33439428.html
Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước về các bộ, tinh gọn Ngân hàng Nhà nước
Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước về các bộ, tinh gọn Ngân hàng Nhà nước
Sputnik Việt Nam
Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì họp về sắp xếp 2 Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tinh gọn bộ máy. 10.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-10T21:19+0700
2024-12-10T21:19+0700
2024-12-10T21:19+0700
việt nam
ngân hàng nhà nước
chính trị
hồ đức phớc
chính phủ
bộ tài chính vn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33439731_0:225:2839:1822_1920x0_80_0_0_27c94843854beceac8964770d9af9d32.jpg
Theo đó, khi chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các bộ thì trên nguyên tắc người phải theo việc và người nào việc đấy.Với Ngân hàng Nhà nước, hai khối giảm lớn nhất là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.Làm việc về sắp xếp, tinh gọn bộ máy BHXH Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu phải giảm tối thiểu 15% đầu mối; giảm bớt khâu trung gian; phân cấp phân quyền mạnh hơn, rõ hơn; ứng dụng công nghệ thông tin, thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ.Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngànhNhư Sputnik đã thông tin, 19 tập đoàn, Tổng công ty nhà nước của Việt Nam sẽ về lại các bộ.Theo văn bản số 141, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ chuyển về các bộ quản lý ngành.Các ông lớn nhà nước của Việt Nam như tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp than - khoáng sản, Tổng công ty Đường sắt, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... sẽ chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.Ban Chỉ đạo của Chính phủ cũng định hướng kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng).Trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.Đối với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao cơ quan này xây dựng đề án giải thể; Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển (hoặc Bộ Kinh tế phát triển) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện giám sát chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành.Trên tinh thần đó, hôm nay 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp với các đơn vị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành.Chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia và Ngân hàng Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh nguyên tắc sắp xếp tổ chức bộ máy là nhất quán tuân thủ và nghiêm túc triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn theo định hướng, kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sẽ chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý chuyên ngành.Phó Thủ tướng chỉ đạo chuyển giao bộ máy nhân sự quản lý theo nguyên tắc "người theo việc" đồng bộ với phương án chuyển giao doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi, công việc cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức của ủy banQuá trình sắp xếp đảm bảo tập đoàn, tổng công ty hoạt động ổn định, liên tục, tránh gián đoạn. Bao gồm chức năng về chủ sở hữu, kinh doanh và triển khai các dự án trọng điểm, thực hiện nhiệm vụ chính trị.Ủy ban tiếp tục thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty đến khi hoàn tất việc chuyển giao doanh nghiệp, bộ máy nhân sự về các bộ quản lý ngành. Các bộ quản lý ngành tiếp tục sắp xếp, bố trí theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ…Đồng tình với phương án trên, đại diện các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty bày tỏ quyết tâm thực hiện việc tổ chức, sắp xếp tinh gọn bộ máy.Cần xử lý ngay các công việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.Nhấn mạnh nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là người phải theo việc, người nào việc đấy, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đồng tình việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "giao quyền mạnh" cho doanh nghiệp nhà nước.Việc sắp xếp phải tách bạch một cách hợp lý giữa chức năng quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành với hoạt động của doanh nghiệp.Đối với việc sắp xếp Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các ý kiến thống nhất với phương án chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của ủy ban về Bộ Tài chính và phần còn lại chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần "người đi theo việc".Với nội dung này, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng cho rằng quá trình sắp xếp, chức năng nhiệm vụ “chuyển về đâu thì biên chế về đấy”. Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thì tiếp nhận nhân sự. Do đó các bên phối hợp để triển khai phương án chuyển giao nhân sự, đề xuất chuyển giao trụ sở, tài sản.Tinh gọn bộ máy ở Ngân hàng Nhà nướcĐối với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy Ngân hàng Nhà nước, báo cáo cho biết, NHNN đã thành lập ban chỉ đạo do thống đốc làm trưởng ban. Từ đó triển khai xây dựng các phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần một việc, một đầu mối và đánh giá tác động của các phương án.Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo cụ thể về phương án sắp xếp các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; phương án sắp xếp cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương.Hai khối giảm lớn nhất đó là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.Dù vậy quá trình sắp xếp có khó khăn, đó là cần thực hiện theo lộ trình để bảo đảm hoạt động thường xuyên về nghiệp vụ của ngành và bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước. Ngoài ra, NHNN cũng kiến nghị các vấn đề liên quan đến bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp bộ máy.Phó Thủ tướng cho rằng trong quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần làm tốt công tác tư tưởng để tạo sự đồng thuận trong hệ thống. Đồng thời nghiên cứu đề xuất các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng.Đánh giá cao phương án sắp xếp các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở địa phương, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo quy mô hợp lý, đủ người, đủ trách nhiệm.Vì vậy ngành ngân hàng cần tiếp tục rà soát, tính toán để cân đối, đảm bảo giảm đầu mối theo đúng yêu cầu.Chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bộ Tài chínhĐối với việc sắp xếp tinh gọn Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Nguyễn Thế Mạnh phát biểu với Phó Thủ tướng cho biết, tới đây Bảo hiểm xã hội tiếp tục xây dựng phương án chuyển cơ quan này trực thuộc Chính phủ về Bộ Tài chính, là sự nghiệp công lập.Sẽ nhập, giảm 5 đơn vị so với 21 ban, bảo hiểm xã hội các tỉnh sắp xếp để giảm 24,6% đầu mối và tinh gọn đầu mối, tổ chức mô hình liên huyện. Cơ quan này đề xuất việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp; triển khai thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung.Cho ý kiến nội dung này, nhiều đơn vị đồng tình việc chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bộ Tài chính. Tuy vậy, với tầm quan trọng của quỹ bảo hiểm xã hội mang tầm quốc gia, cần tính toán, thiết kế để bảo đảm tính độc lập tương đối phù hợp với tính đặc thù.Với quan điểm tinh gọn bộ máy, song khi sắp xếp bộ máy làm việc phải giữ ổn định để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó có thể tính toán tên gọi cho phù hợp với một quỹ nhà nước ngoài ngân sách ở tầm quốc gia, đặt tại Bộ Tài chính.
https://kevesko.vn/20241129/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-bat-ngo-noi-room-33205530.html
https://kevesko.vn/20241207/thanh-tra-phat-hien-nhieu-vi-pham-tai-bo-giao-duc-va-dao-tao-33375867.html
https://kevesko.vn/20241204/bo-may-chinh-phu-viet-nam-se-the-nao-sau-tinh-gon-33305914.html
https://kevesko.vn/20241201/nong-viet-nam-sap-nhap-mot-loat-bo-co-quan-uy-ban-truc-thuoc-chinh-phu-va-quoc-hoi-33243942.html
https://kevesko.vn/20241021/quyet-tam-cua-chinh-phu-thu-tuong-pham-minh-chinh-32481864.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33439731_55:0:2786:2048_1920x0_80_0_0_54f311babf9e4778cd140ef10080d705.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng nhà nước, chính trị, hồ đức phớc, chính phủ, bộ tài chính vn
việt nam, ngân hàng nhà nước, chính trị, hồ đức phớc, chính phủ, bộ tài chính vn
Theo đó, khi chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các bộ thì trên nguyên tắc người phải theo việc và người nào việc đấy.
Với
Ngân hàng Nhà nước, hai khối giảm lớn nhất là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.
Làm việc về sắp xếp, tinh gọn bộ máy BHXH Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu phải giảm tối thiểu 15% đầu mối; giảm bớt khâu trung gian; phân cấp phân quyền mạnh hơn, rõ hơn; ứng dụng công nghệ thông tin, thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ.
29 Tháng Mười Một 2024, 08:00
Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành
Như Sputnik đã thông tin, 19 tập đoàn, Tổng công ty nhà nước của Việt Nam sẽ về lại các bộ.
Theo văn bản số 141, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ chuyển về các bộ quản lý ngành.
Các ông lớn nhà nước của Việt Nam như tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp than - khoáng sản, Tổng công ty Đường sắt, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... sẽ chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ cũng định hướng kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng).
Trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.
Đối với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao cơ quan này xây dựng đề án giải thể; Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển (hoặc Bộ Kinh tế phát triển) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện giám sát chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành.
7 Tháng Mười Hai 2024, 19:51
Trên tinh thần đó, hôm nay 10/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp với các đơn vị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ ngành.
Chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia và Ngân hàng Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh nguyên tắc sắp xếp tổ chức bộ máy là nhất quán tuân thủ và nghiêm túc triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn theo định hướng, kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ý kiến chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.
Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sẽ chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý chuyên ngành.
Phó Thủ tướng chỉ đạo chuyển giao bộ máy nhân sự quản lý theo nguyên tắc "người theo việc" đồng bộ với phương án chuyển giao doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi, công việc cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức của ủy ban
Quá trình sắp xếp đảm bảo tập đoàn, tổng công ty hoạt động ổn định, liên tục, tránh gián đoạn. Bao gồm chức năng về chủ sở hữu, kinh doanh và triển khai các dự án trọng điểm, thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Ủy ban tiếp tục thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty đến khi hoàn tất việc chuyển giao doanh nghiệp, bộ máy nhân sự về các bộ quản lý ngành. Các bộ quản lý ngành tiếp tục sắp xếp, bố trí theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ…
Đồng tình với phương án trên, đại diện các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty bày tỏ quyết tâm thực hiện việc tổ chức, sắp xếp tinh gọn bộ máy.
Cần xử lý ngay các công việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.
4 Tháng Mười Hai 2024, 15:26
Nhấn mạnh nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là người phải theo việc, người nào việc đấy, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đồng tình việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "giao quyền mạnh" cho doanh nghiệp nhà nước.
Việc sắp xếp phải tách bạch một cách hợp lý giữa chức năng quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành với hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với việc sắp xếp Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các ý kiến thống nhất với phương án chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của ủy ban về Bộ Tài chính và phần còn lại chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần "người đi theo việc".
Với nội dung này, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng cho rằng quá trình sắp xếp, chức năng nhiệm vụ “chuyển về đâu thì biên chế về đấy”. Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thì tiếp nhận nhân sự. Do đó các bên phối hợp để triển khai phương án chuyển giao nhân sự, đề xuất chuyển giao trụ sở, tài sản.
Tinh gọn bộ máy ở Ngân hàng Nhà nước
Đối với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy Ngân hàng Nhà nước, báo cáo cho biết, NHNN đã thành lập ban chỉ đạo do thống đốc làm trưởng ban. Từ đó triển khai xây dựng các phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần một việc, một đầu mối và đánh giá tác động của các phương án.
Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo cụ thể về phương án sắp xếp các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; phương án sắp xếp cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương.
Hai khối giảm lớn nhất đó là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.
1 Tháng Mười Hai 2024, 15:44
Dù vậy quá trình sắp xếp có khó khăn, đó là cần thực hiện theo lộ trình để bảo đảm hoạt động thường xuyên về nghiệp vụ của ngành và bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước. Ngoài ra, NHNN cũng kiến nghị các vấn đề liên quan đến bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp bộ máy.
Phó Thủ tướng cho rằng trong quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần làm tốt công tác tư tưởng để tạo sự đồng thuận trong hệ thống. Đồng thời nghiên cứu đề xuất các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng.
Đánh giá cao phương án sắp xếp các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở địa phương, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo quy mô hợp lý, đủ người, đủ trách nhiệm.
Vì vậy ngành ngân hàng cần tiếp tục rà soát, tính toán để cân đối, đảm bảo giảm đầu mối theo đúng yêu cầu.
Chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bộ Tài chính
Đối với việc sắp xếp tinh gọn Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Nguyễn Thế Mạnh phát biểu với Phó Thủ tướng cho biết, tới đây Bảo hiểm xã hội tiếp tục xây dựng phương án chuyển cơ quan này trực thuộc Chính phủ về Bộ Tài chính, là sự nghiệp công lập.
Sẽ nhập, giảm 5 đơn vị so với 21 ban, bảo hiểm xã hội các tỉnh sắp xếp để giảm 24,6% đầu mối và tinh gọn đầu mối, tổ chức mô hình liên huyện. Cơ quan này đề xuất việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp; triển khai thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung.
21 Tháng Mười 2024, 14:53
Cho ý kiến nội dung này, nhiều đơn vị đồng tình việc chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bộ Tài chính. Tuy vậy, với tầm quan trọng của quỹ bảo hiểm xã hội mang tầm quốc gia, cần tính toán, thiết kế để bảo đảm tính độc lập tương đối phù hợp với tính đặc thù.
Với quan điểm tinh gọn bộ máy, song khi sắp xếp bộ máy làm việc phải giữ ổn định để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó có thể tính toán tên gọi cho phù hợp với một quỹ nhà nước ngoài ngân sách ở tầm quốc gia, đặt tại Bộ Tài chính.