https://kevesko.vn/20241216/hien-thuc-hoa-uoc-mo-xuyen-suot-bao-the-he-nguoi-viet-33415215.html
Hiện thực hóa ước mơ xuyên suốt bao thế hệ người Việt
Hiện thực hóa ước mơ xuyên suốt bao thế hệ người Việt
Sputnik Việt Nam
Những bài mạn đàm trước đây trong loạt bài “Những trang sử vàng” bắt đầu nói về sự hợp tác kinh tế Xô-Việt sau chiến thắng năm 1975 và thống nhất đất... 16.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-16T04:32+0700
2024-12-16T04:32+0700
2024-12-16T04:32+0700
việt nam
nga
hợp tác nga-việt
những trang sử vàng
hòa bình
nhà máy thủy điện hòa bình
nhà máy thủy điện
liên xô
thế giới
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33418776_0:0:3106:1748_1920x0_80_0_0_19b752f9a0b513f7bd430d0c33a71916.jpg
Các công việc thiết kế nhà máy thủy điện có sử dụng dòng sông Đà đã bắt đầu dưới thời chiến - vào cuối năm 1970. Chín năm sau, công trình được khởi công xây dựng. Tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống vào ngày cuối cùng của năm 1988. Và toàn bộ hệ thống và tất cả tám tổ máy đã hòa lưới điện quốc gia vào ngày 19 tháng 12 năm 1994, dưới thời nước Nga hậu Xô Viết. Nhà báo Alexey Syunnerberg của hãng Sputnik, người nhớ rõ tất cả những sự kiện này, viết:Ước mơ ấp ủ trăm năm của người ViệtTôi nhớ rõ vào giữa những năm 1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam lúc bấy giờ là đồng chí Phan Ngọc Tường đã nói với tôi rằng người Việt từ xa xưa đã mơ ước có thể “chinh phục” được sông Đà, con sông hung bạo nhất ở Việt Nam. Là một phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, tổng lượng nước hàng năm của sông Đà đã góp đến gần một nửa tổng lượng nước của cả hệ thống sông Hồng gộp lại. Trong thế kỷ 20, lũ trên sông Đà đã hơn 40 lần gây ra thiệt hại nặng nề cho một khu vực rộng lớn với dân số khoảng 15-20 triệu người, nơi tọa lạc thủ đô của đất nước.Mặt khác, kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, miền Bắc Việt Nam đã đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng trầm trọng. Năm 1959, Bộ Tài nguyên Môi trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy và sử dụng năng lượng của sông Đà. Nhưng, các công việc không đi xa hơn việc nghiên cứu.Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tình trạng thiếu điện trở thành một vấn đề “nóng”. Ngay cả vào đầu những năm 70, nhà máy điện lớn nhất ở miền Bắc là nhà máy thủy điện Thác Bà với công suất 108 MW. Đây là thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô vào năm 1971, nhưng đã bị bom Mỹ phá hủy hai năm sau đó. Các công việc khôi phục nhà máy thủy điện này mất nhiều thời gian hơn so với việc xây dựng.Thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi tới Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô KosyginĐồng thời với việc khởi công xây dựng thủy điện Thác Bà vào năm 1970, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hướng tới Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin yêu cầu xem xét khả năng hỗ trợ Việt Nam xây dựng thêm một nhà máy thủy điện - lớn hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi các vụ không kích. Ở đây nói về một nhà máy thủy điện trên sông Đà.Matxcơva đã có phản hồi tích cực và vào ngày 3 tháng 8 năm 1970, hợp đồng khảo sát đầu tiên được ký kết. Vào ngày 22 tháng 10 cùng năm, một thỏa thuận liên chính phủ đã được ký kết để bắt đầu thực hiện dự án chung trên sông Đà. Sau đó, các tổ chức ngoại thương của Liên Xô và Việt Nam đã ký một số hợp đồng bao gồm toàn bộ phạm vi hỗ trợ của Liên Xô trong việc xây dựng công trình thủy điện: thực hiện các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, cử chuyên gia Liên Xô tới công trường xây dựng và đào tạo nhân lực cho Việt Nam.Dự án đã bao gồm những gì?Theo dự án, công suất của nhà máy thủy điện tương lai được xác định là 1.920 MW. Các chuyên gia dự kiến lắp đặt 8 tổ máy trong phòng máy được xây dựng trên mảnh đất bazan. Sản lượng điện hàng năm được xác định là 8,4 tỷ kWh và diện tích hồ chứa là 200 km2. Theo kế hoạch, dung tích toàn bộ hồ chứa là 6 tỷ m³ nước. Một hồ chứa lớn như vậy có thể điều tiết chế độ nước trong một khu vực rộng hơn một triệu ha, phần lớn là trồng lúa, giúp loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ lũ lụt, đồng thời cải thiện việc đi lại bằng đường thủy trên sông Đà và sông Hồng.Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, một cơ sở sản xuất hùng mạnh đã được tạo ra, bao gồm các nhà máy bê tông có thể xử lý khối lượng lớn vật liệu và các silo chứa xi măng, xưởng sản xuất vật liệu gia cố, trạm khí nén và trạm oxy. Ngoài ra, còn có các cơ sở cung cấp năng lượng, bến cảng và nhà kho, tòa nhà hành chính, trường kỹ thuật và một đội xe vận tải. Ở bên tả ngạn sông Đà đã xây dựng một thành phố dành cho 80 nghìn người tham gia xây dựng công trình thủy điện.Ngày 6/11/1979, khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà với sự giúp đỡ của Liên Xô. Về quá trình xây dựng các cơ sở chính của nhà máy chúng tôi sẽ nói trong bài mạn đàm tiếp theo trong loạt bài “Những trang sử vàng”.
https://kevesko.vn/20241209/mot-nam-dang-nho-trong-su-hop-tac-xo-viet-33340151.html
https://kevesko.vn/20241202/dai-su-lien-xo-tai-ha-noi-ke-ve-dien-bien-lich-su-vao-thang-4-nam-1975-33229249.html
https://kevesko.vn/20241125/nha-dia-chat-matxcova-trong-chien-tranh-viet-nam-32996197.html
hòa bình
liên xô
sông đà
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/0a/33418776_377:0:3106:2047_1920x0_80_0_0_52f5ec76e912566f6023013e8d1bcd87.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, hòa bình, nhà máy thủy điện hòa bình, nhà máy thủy điện, liên xô, thế giới, quan điểm-ý kiến, tác giả, sông đà, phạm văn đồng
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, hòa bình, nhà máy thủy điện hòa bình, nhà máy thủy điện, liên xô, thế giới, quan điểm-ý kiến, tác giả, sông đà, phạm văn đồng
Hiện thực hóa ước mơ xuyên suốt bao thế hệ người Việt
Những bài mạn đàm trước đây trong loạt bài “Những trang sử vàng” bắt đầu nói về sự hợp tác kinh tế Xô-Việt sau chiến thắng năm 1975 và thống nhất đất nước. Chính trong thời kỳ này, nhiều cơ sở kinh tế và công nghiệp lớn nhất đã được xây dựng ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Xô. Một trong số đó là công trình thủy điện Hòa Bình.
Các công việc thiết kế nhà máy thủy điện có sử dụng dòng sông Đà đã bắt đầu dưới thời chiến - vào cuối năm 1970. Chín năm sau, công trình được khởi công xây dựng. Tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống vào ngày cuối cùng của năm 1988. Và toàn bộ hệ thống và tất cả tám tổ máy đã hòa lưới điện quốc gia vào ngày 19 tháng 12 năm 1994, dưới thời nước Nga hậu Xô Viết. Nhà báo Alexey Syunnerberg của hãng Sputnik, người nhớ rõ tất cả những sự kiện này, viết:
Ước mơ ấp ủ trăm năm của người Việt
Tôi nhớ rõ vào giữa những năm 1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam lúc bấy giờ là đồng chí Phan Ngọc Tường đã nói với tôi rằng
người Việt từ xa xưa đã mơ ước có thể “chinh phục” được sông Đà, con sông hung bạo nhất ở Việt Nam. Là một phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, tổng lượng nước hàng năm của sông Đà đã góp đến gần một nửa tổng lượng nước của cả hệ thống sông Hồng gộp lại. Trong thế kỷ 20, lũ trên sông Đà đã hơn 40 lần gây ra thiệt hại nặng nề cho một khu vực rộng lớn với dân số khoảng 15-20 triệu người, nơi tọa lạc thủ đô của đất nước.
Mặt khác, kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, miền Bắc Việt Nam đã đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng trầm trọng. Năm 1959, Bộ Tài nguyên Môi trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy và sử dụng năng lượng của sông Đà. Nhưng, các công việc không đi xa hơn việc nghiên cứu.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tình trạng thiếu điện trở thành một vấn đề “nóng”. Ngay cả vào đầu những năm 70, nhà máy điện lớn nhất ở miền Bắc là nhà máy thủy điện Thác Bà với công suất 108 MW. Đây là thủy điện đầu tiên được
xây dựng ở miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô vào năm 1971, nhưng đã bị bom Mỹ phá hủy hai năm sau đó. Các công việc khôi phục nhà máy thủy điện này mất nhiều thời gian hơn so với việc xây dựng.
Thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi tới Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin
Đồng thời với việc khởi công xây dựng thủy điện Thác Bà vào năm 1970, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hướng tới Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin yêu cầu xem xét khả năng hỗ trợ Việt Nam xây dựng thêm một nhà máy thủy điện - lớn hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi các vụ không kích. Ở đây nói về một nhà máy thủy điện trên sông Đà.
Matxcơva đã có phản hồi tích cực và vào ngày 3 tháng 8 năm 1970, hợp đồng khảo sát đầu tiên được ký kết. Vào ngày 22 tháng 10 cùng năm, một thỏa thuận liên chính phủ đã được ký kết để bắt đầu thực hiện dự án chung trên sông Đà. Sau đó, các tổ chức ngoại thương của Liên Xô và Việt Nam đã ký một số hợp đồng bao gồm toàn bộ phạm vi hỗ trợ của
Liên Xô trong việc xây dựng công trình thủy điện: thực hiện các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, cử chuyên gia Liên Xô tới công trường xây dựng và đào tạo nhân lực cho Việt Nam.
Dự án đã bao gồm những gì?
Theo dự án, công suất của nhà máy thủy điện tương lai được xác định là 1.920 MW. Các chuyên gia dự kiến lắp đặt 8 tổ máy trong phòng máy được xây dựng trên mảnh đất bazan. Sản lượng điện hàng năm được xác định là 8,4 tỷ kWh và diện tích hồ chứa là 200 km2. Theo kế hoạch, dung tích toàn bộ hồ chứa là 6 tỷ m³ nước. Một hồ chứa lớn như vậy có thể điều tiết chế độ nước trong một khu vực rộng hơn một triệu ha, phần lớn là trồng lúa, giúp loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ lũ lụt, đồng thời cải thiện việc đi lại bằng đường thủy trên sông Đà và sông Hồng.
Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, một cơ sở sản xuất hùng mạnh đã được tạo ra, bao gồm các nhà máy bê tông có thể xử lý khối lượng lớn vật liệu và các silo chứa xi măng, xưởng sản xuất vật liệu gia cố, trạm khí nén và trạm oxy. Ngoài ra, còn có các cơ sở cung cấp
năng lượng, bến cảng và nhà kho, tòa nhà hành chính, trường kỹ thuật và một đội xe vận tải. Ở bên tả ngạn sông Đà đã xây dựng một thành phố dành cho 80 nghìn người tham gia xây dựng công trình thủy điện.
Ngày 6/11/1979, khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà với sự giúp đỡ của Liên Xô. Về quá trình xây dựng các cơ sở chính của nhà máy chúng tôi sẽ nói trong bài mạn đàm tiếp theo trong loạt bài “
Những trang sử vàng”.