https://kevesko.vn/20241219/thay-ro-nang-luc-to-chuc-cua-quan-doi-viet-nam-33633766.html
Thấy rõ năng lực tổ chức của quân đội Việt Nam
Thấy rõ năng lực tổ chức của quân đội Việt Nam
Sputnik Việt Nam
“Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam” là một sáng kiến nổi bật nhằm tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng của Việt Nam. Đây không chỉ là “Siêu... 19.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-19T09:15+0700
2024-12-19T09:15+0700
2024-12-19T14:51+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
bộ quốc phòng việt nam
bộ quốc phòng nga
hợp tác nga-việt
tình hữu nghị
quân sự
triển lãm quân sự việt nam 2024
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/1e/33235526_0:65:3115:1817_1920x0_80_0_0_c28563fc5244ff5e502482b24ae1c113.jpg
Khẳng định và nâng tầm vị thế Việt NamSputnik: Đây là lần thứ hai Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế. BTC cho biết, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có quy mô lớn hơn lần đầu. Khoảng gần 40 quốc gia tham gia trưng bày tại triển lãm. Trong đó, có các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Trung… Ông đánh giá sao về quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong những năm gần đây, thưa ông?Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là 10 năm gần đây, tình hình thế giới xuất hiện những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó dự báo và chứa đựng cả những bất ngờ, chưa hề có tiền lệ trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn biến theo chiều hướng ngày càng căng thẳng hơn, gay gắt hơn, lôi kéo vào các mâu thuẫn đó cả những lĩnh vực vốn không thuộc về quân sự-quốc phòng. Từ đó, hình thành nên vấn đề an ninh phi truyền thống hoàn toàn mới mẻ so với thế kỷ XX. Nhìn chung, các thể chế đa phương, luật pháp quốc tế vẫn được các quốc gia coi trọng, song đứng trước nhiều thách thức hơn từ tư tưởng chính trị cường quyền. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu đó, các nước lớn đã tiến hành nhiều hoạt động lôi kéo, tập hợp các quốc gia để hình thành thế trận có lợi cho mình trong cuộc tranh đua với đối thủ. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á tiếp tục là địa bàn cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm, leo thang căng thẳng.v.v…Trước tình hình đó, nhiệm vụ tối cao được đặt ra cho công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là bằng mọi cách phải góp phần xây dựng, củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ hợp tác, thực hiện sách lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Do đó, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và mở rộng đối ngoại quốc phòng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, đảm bảo mục tiêu xây dựng một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào.Mặc dù Quân đội Nhân dân Việt Nam có đủ năng lực tác chiến để bảo vệ Tổ quốc, đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Nhưng suy cho cùng, không có kẻ thù vẫn là tối ưu hơn cả. Vì vậy, chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là chính sách “thêm bạn bớt thù”, là phát triển hội nhập quốc tế về quốc phòng cả về chiều rộng và chiều sâu.Trong nhiều sáng kiến để tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng của Việt Nam,“Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam” là một sáng kiến nổi bật bên cạnh các sáng kiến về Giao lưu hữu nghị biên giới hòa bình, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, cứu hộ cứu nạn ở nước ngoài.v.v…Với vị trí là sự kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam năm 2024, “Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024” không đơn giản chỉ là tạo ra một “Siêu thị vũ khí” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Quan trọng hơn, đây là nơi tạo ra môi trường thuận lợi hữu nghị và hoàn bình để giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác về quân sự, quốc phòng một cách bình đẳng ở tầm mức toàn cầu.Với ý nghĩa đó, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là “sân chơi lớn” cho các quốc gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Quân đội Nhân dân Việt Nam thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.Vì vậy, chủ đề của Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là “Hòa bình-Hữu nghị-Hợp tác cùng phát triển”. Chủ đề này chính là thông điệp nhất quán khẳng định đường lối ngoại giao của Việt Nam là độc lập tự chủ, hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác.Đồng thời, chủ đề này cũng nói lên cốt lõi của đường lối, chính sách đối ngoại quốc phòng Việt Nam, là tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu trưng bày các cái sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác để cùng phát triển thay cho đối đầu và xung đột.Phương Tây sẽ bất ngờ với năng lực sản xuất vũ khí của NgaSputnik: Như năm 2022, Nga năm nay cũng tham gia triển lãm. Tuy nhiên quy mô tham gia của Nga năm nay rất ấn tượng với nhiều nhà xuất khẩu hàng đầu, chuyên sản xuất vũ khí, thiết bị quân sự. Ông nhận định thế nào về lần tham gia này của Nga?Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:Năm nay, đơn vị công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Liên bang Nga là Tập đoàn Rosoboronexport đã đem đến triển lãm này một khối lượng rất lớn các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu và trang thiết bị quân sự có tầm cỡ cả về quy mô và mức độ hiện đại hóa, gấp nhiều lần so với Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Trong đó, nổi bật là các xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP được tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME. Các phương tiện này được cải tiến rất sâu sau khi đã qua thực chiến và được đánh giá cao về tính ưu việt trong kết cấu, khả năng cơ động, hỏa lực mạnh, hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, khả năng chống chiến tranh điện tử và nhiều tính năng quan trọng khác.Hầu hết các sản phẩm quân sự của Nga được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đều đã chứng minh năng lực trong các cuộc xung đột có cường độ cao. Trong đó, xe bọc thép Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ Nga. Đây cũng là lần đầu tiên xe BMP-3 với giáp tăng cường xuất hiện tại một triển lãm quốc tế. Xe được trang bị giáp lưới bảo vệ bên hông, chủ động chống các đòn tấn công đột nóc, tích hợp thiết bị kiểm soát hỏa lực qua video và công nghệ điều khiển tự động, tối ưu hóa khả năng đối phó với đạn nổ lõm, máy bay không người lái (FPV drone) và tên lửa chống tăng hiện đại.Lần đầu tiên, các đối tác tham gia triển lãm được tận mắt nhìn thấy UAV tấn công kiểu Lancet-E là phiên bản xuất khẩu của UAV cảm tử ZALA Lancet, vốn đã được tham chiến rộng rãi ở Ukraine (gồm hai loại đạn t51-E và 52-E) cùng với UAV trinh sát Z-16-E. Đây cũng là lần đầu tiên, nền công nghiệp quốc phòng Nga trưng bày đầy đủ hệ thống tên lửa đối hạm thế hệ mới Rubezh-ME tại một triển lãm quốc phòng ở nước ngoài. Hệ thống này sử dụng tên lửa Kh-35UE, được tích hợp 4 ống phóng, radar, và các thiết bị điều khiển hỏa lực, đáp ứng mô hình “chiến hạm trên cạn” - tức là các thành phần của hệ thống đều được lắp đặt trên một nền tảng duy nhất.Ở dạng mô hình, Rosoboronexport đã trưng bày tàu tên lửa nhỏ lớp Karakurt-E thuộc Dự án 22800E, hệ thống radar đa năng thế hệ mới Zaslon, tàu vận tải/đổ bộ cao tốc BK-16, tàu tấn công BK-10, và phương tiện không người lái dưới nước tự động Klavesin-1RE. Tập đoàn này cũng giới thiệu năng lực của Nga trong việc xây dựng hạ tầng sửa chữa tàu ven biển và hệ thống căn cứ cho tàu mặt nước và tàu ngầm.Về phòng không- không quân, Nga đem đến Việt Nam mô hình máy bay tiêm kích Su-35, trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh, các hệ thống phòng không cơ động cao Viking và Pantsir-S1M đều là các sản phẩm đã từng tham chiến trên các chiến trường.Và cuối cùng, không thể thiếu các dòng súng bộ binh tối tân mà người Nga đang sản xuất và đang sử dụng như như AK-200, AK-15, AK-19, AK-308, súng bắn tỉa Chukavin, súng ngắn Lebedev PLK, súng tiểu liên PPK-20.v.v…Việc Tập đoàn Rosoboronexport trưng bày một loạt các vũ khí khí tài mới, hiện đại, đã được kiểm nghiệm qua thực chiến cho thấy Quân đội Nga không hề thiếu vũ khí. Nền công nghiệp quốc phòng của Nga đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo cả quy mô và chiều sâu chất lượng, chứ không kề khó khăn như bộ máy tuyên truyền của người Mỹ và phương Tây đang rêu rao với mục đích “dìm hàng Nga”.Đối lại với Liên bang Nga, Mỹ đem đến “Triển lãm quân sự quốc tế Việt Nam 2024” các máy bay C-130J “Ngựa thồ” và A-10C “Lợn lòi”. Tuy nhiên đây đề là các sản phẩm có từ thế kỷ XX, được nâng cấp một số tính năng kỹ chiến thuật. Do kích thước lớn, những sản phẩm này có tính tượng trưng để biểu dương sức mạnh là chính. Ngược lại, các sản phẩm quân sự của nền công nghiệp quốc phòng Nga đều là các vũ khí có tính năng phòng thủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều quốc gia lấy học thuyết quân sự phòng thủ làm chiến lược bảo vệ đất nước.Hợp tác quốc phòng Nga - Việt vẫn dựa trên hữu nghị truyền thống tốt đẹpSputnik: Theo ông, đâu là điểm sáng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước? Điều gì là nền tảng đáng tin cậy cho mối quan hệ đối tác lâu dài giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự?Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:Trong các cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở thế kỷ XX, nguồn vũ khí của Việt Nam chủ yếu đến từ Liên Xô và Trung Quốc. Trong đó, Liên Xô chủ yếu cung cấp cho Việt Nam những vũ khí, khí tài hạng nặng có trình độ phát triển công nghệ cao như tên lửa, máy bay, tàu chiến, xe tăng, trọng pháo.v.v…Còn Trung Quốc chủ yếu cung cấp vũ khí bộ binh, trang thiết bị cá nhân và quân nhu. Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Nga được đẩy mạnh trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoạt của không quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1965-1973.Sau năm 1975, sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Việt Nam lên đến đỉnh điểm với căn cứ liên hợp không –hải quân tại Cam Ranh và một loạt các nghị định thư về quân sự-quốc phòng được ký kết trên cơ sở Hiệp định hữu nghị, hợp tác và tương trợ tang 12/1978..Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga và một số quốc gia SNG vẫn giữ quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng với Việt Nam. Trong đó, với vị trí kế thừa Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga là đối tác quân sự-quốc phòng lớn nhất của Việt Nam.Trong chuỗi sự kiện dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và tham dự Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2024 tại Liên bang Nga, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng Andrey Removich Belousov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.Tại cuộc hội đàm. Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”; trước sau như một, thủy chung trong quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ láng giềng, truyền thống hữu nghị với các nước. Trong đó, không thể không kể đến mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ quan điểm và chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.Về phía Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Andrey Removich Belousov nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Liên bang Nga - Việt Nam, đồng thời đánh giá cao và coi trọng chủ trương làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được xác định trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Bộ trưởng Andrey Removich Belousov khẳng định sẵn sàng xem xét các đề xuất hợp tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhất là hợp tác đào tạo, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị; nhất trí thúc đẩy việc ký kết các văn bản hợp tác giữa hai bên thời gian tới. Ngoài ra, Bộ trưởng Andrey Removich Belousov mong phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các tàu quân sự Nga thăm, ghé đậu kỹ thuật tại các cảng biển quốc tế của Việt Nam, cũng như tiến hành luyện tập chung trong khuôn khổ các chuyến thăm; ủng hộ thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi nước.Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại Nga cho thấy nền tảng của sự hợp tác quân sự-quốc phòng Việt Nam – Liên bang Nga chính là quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, đối tác chiến lược toàn diện, sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước với độ tin cậy chính trị rất cao. Nhờ đó, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương tiếp tục được triển khai theo tinh thần “tin cậy, thiết thực, hiệu quả, toàn diện”, phù hợp với các văn bản, thỏa thuận hợp tác, nhất là Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2020 - 2025, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp; duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác, nhất là cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đào tạo; hợp tác quân binh chủng; phối hợp, tham vấn hiệu quả tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế về quốc phòng, nhất là các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, trong đó có cơ chế hợp tác ADMM+ giữa ASEAN và Liên bang Nga.
https://kevesko.vn/20241202/da-phuong-da-dien-hop-tac-quoc-phong-thong-qua-trien-lam-quan-su-viet-nam-2024-33270192.html
https://kevesko.vn/20241127/20-tiem-kich-su30-mk2-thuc-hien-bay-chao-mung-trien-lam-quoc-phong-quoc-te-viet-nam-2024-33170743.html
https://kevesko.vn/20241217/nga-dem-vu-khi-gi-den-viet-nam--33575992.html
https://kevesko.vn/20241212/bao-tang-chien-dich-quan-su-dac-biet-trung-bay-vu-khi-thu-tich-duoc-duoc-san-xuat-tai-cac-nuoc-nato-33495213.html
https://kevesko.vn/20241217/viet-nam-va-belarus-ky-van-ban-hop-tac-quoc-phong-33584115.html
https://kevesko.vn/20240810/bo-truong-quoc-phong-viet-nam-phan-van-giang-den-nga-du-army-2024-31284756.html
https://kevesko.vn/20210316/thu-ky-hoi-dong-an-ninh-lb-nga-patrushev-trao-doi-ve-tang-cuong-quan-he-quoc-phong-voi-thuong-tuong-10225375.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/1e/33235526_384:0:3115:2048_1920x0_80_0_0_3bb254eb0d80a1940bbc09da719af8e3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, bộ quốc phòng việt nam, bộ quốc phòng nga, hợp tác nga-việt, tình hữu nghị, quân sự, triển lãm quân sự việt nam 2024
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, bộ quốc phòng việt nam, bộ quốc phòng nga, hợp tác nga-việt, tình hữu nghị, quân sự, triển lãm quân sự việt nam 2024
Khẳng định và nâng tầm vị thế Việt Nam
Sputnik: Đây là lần thứ hai Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế. BTC cho biết, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có quy mô lớn hơn lần đầu. Khoảng gần 40 quốc gia tham gia trưng bày tại triển lãm. Trong đó, có các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Trung… Ông đánh giá sao về quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong những năm gần đây, thưa ông?
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là 10 năm gần đây, tình hình thế giới xuất hiện những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó dự báo và chứa đựng cả những bất ngờ, chưa hề có tiền lệ trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn biến theo chiều hướng ngày càng căng thẳng hơn, gay gắt hơn, lôi kéo vào các mâu thuẫn đó cả những lĩnh vực vốn không thuộc về quân sự-quốc phòng. Từ đó, hình thành nên vấn đề an ninh phi truyền thống hoàn toàn mới mẻ so với thế kỷ XX. Nhìn chung, các thể chế đa phương, luật pháp quốc tế vẫn được các quốc gia coi trọng, song đứng trước nhiều thách thức hơn từ tư tưởng chính trị cường quyền. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu đó, các nước lớn đã tiến hành nhiều hoạt động lôi kéo, tập hợp các quốc gia để hình thành thế trận có lợi cho mình trong cuộc tranh đua với đối thủ. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là
Đông Nam Á tiếp tục là địa bàn cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm, leo thang căng thẳng.v.v…
Trước tình hình đó, nhiệm vụ tối cao được đặt ra cho công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là bằng mọi cách phải góp phần xây dựng, củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ hợp tác, thực hiện sách lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Do đó, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và mở rộng đối ngoại quốc phòng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng
Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, đảm bảo mục tiêu xây dựng một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào.
Mặc dù Quân đội Nhân dân Việt Nam có đủ năng lực tác chiến để bảo vệ Tổ quốc, đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Nhưng suy cho cùng, không có kẻ thù vẫn là tối ưu hơn cả. Vì vậy, chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là chính sách “thêm bạn bớt thù”, là phát triển hội nhập quốc tế về quốc phòng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Trong nhiều sáng kiến để tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng của Việt Nam,“Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam” là một sáng kiến nổi bật bên cạnh các sáng kiến về Giao lưu hữu nghị biên giới hòa bình, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, cứu hộ cứu nạn ở nước ngoài.v.v…
Với vị trí là sự kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam năm 2024,
“Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024” không đơn giản chỉ là tạo ra một “Siêu thị vũ khí” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Quan trọng hơn, đây là nơi tạo ra môi trường thuận lợi hữu nghị và hoàn bình để giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác về quân sự, quốc phòng một cách bình đẳng ở tầm mức toàn cầu.
Với ý nghĩa đó, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là “sân chơi lớn” cho các quốc gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Quân đội Nhân dân Việt Nam thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vì vậy, chủ đề của Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là “Hòa bình-Hữu nghị-Hợp tác cùng phát triển”. Chủ đề này chính là thông điệp nhất quán khẳng định đường lối ngoại giao của Việt Nam là độc lập tự chủ, hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Đồng thời, chủ đề này cũng nói lên cốt lõi của đường lối, chính sách đối ngoại quốc phòng Việt Nam, là tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu trưng bày các cái sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác để cùng phát triển thay cho đối đầu và xung đột.
Phương Tây sẽ bất ngờ với năng lực sản xuất vũ khí của Nga
Sputnik: Như năm 2022, Nga năm nay cũng tham gia triển lãm. Tuy nhiên quy mô tham gia của Nga năm nay rất ấn tượng với nhiều nhà xuất khẩu hàng đầu, chuyên sản xuất vũ khí, thiết bị quân sự. Ông nhận định thế nào về lần tham gia này của Nga?
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:
Năm nay, đơn vị công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Liên bang Nga là
Tập đoàn Rosoboronexport đã đem đến triển lãm này một khối lượng rất lớn các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu và trang thiết bị quân sự có tầm cỡ cả về quy mô và mức độ hiện đại hóa, gấp nhiều lần so với Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Trong đó, nổi bật là các xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP được tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME. Các phương tiện này được cải tiến rất sâu sau khi đã qua thực chiến và được đánh giá cao về tính ưu việt trong kết cấu, khả năng cơ động, hỏa lực mạnh, hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, khả năng chống chiến tranh điện tử và nhiều tính năng quan trọng khác.
Hầu hết các sản phẩm quân sự của Nga được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đều đã chứng minh năng lực trong các cuộc xung đột có cường độ cao. Trong đó, xe bọc thép Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ Nga. Đây cũng là lần đầu tiên xe BMP-3 với giáp tăng cường xuất hiện tại một triển lãm quốc tế. Xe được trang bị giáp lưới bảo vệ bên hông, chủ động chống các đòn tấn công đột nóc, tích hợp thiết bị kiểm soát hỏa lực qua video và công nghệ điều khiển tự động, tối ưu hóa khả năng đối phó với đạn nổ lõm, máy bay không người lái (FPV drone) và tên lửa chống tăng hiện đại.
Lần đầu tiên, các đối tác tham gia triển lãm được tận mắt nhìn thấy UAV tấn công kiểu Lancet-E là phiên bản xuất khẩu của UAV cảm tử ZALA Lancet, vốn đã được tham chiến rộng rãi ở Ukraine (gồm hai loại đạn t51-E và 52-E) cùng với UAV trinh sát Z-16-E. Đây cũng là lần đầu tiên, nền công nghiệp quốc phòng Nga trưng bày đầy đủ hệ thống tên lửa đối hạm thế hệ mới Rubezh-ME tại một triển lãm quốc phòng ở nước ngoài. Hệ thống này sử dụng tên lửa Kh-35UE, được tích hợp 4 ống phóng, radar, và các thiết bị điều khiển hỏa lực, đáp ứng mô hình “chiến hạm trên cạn” - tức là các thành phần của hệ thống đều được lắp đặt trên một nền tảng duy nhất.
Ở dạng mô hình, Rosoboronexport đã trưng bày tàu tên lửa nhỏ lớp Karakurt-E thuộc Dự án 22800E, hệ thống radar đa năng thế hệ mới Zaslon, tàu vận tải/đổ bộ cao tốc BK-16, tàu tấn công BK-10, và phương tiện không người lái dưới nước tự động Klavesin-1RE. Tập đoàn này cũng giới thiệu năng lực của Nga trong việc xây dựng hạ tầng sửa chữa tàu ven biển và hệ thống căn cứ cho tàu mặt nước và tàu ngầm.
Về phòng không- không quân, Nga đem đến
Việt Nam mô hình máy bay tiêm kích Su-35, trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh, các hệ thống phòng không cơ động cao Viking và Pantsir-S1M đều là các sản phẩm đã từng tham chiến trên các chiến trường.
Và cuối cùng, không thể thiếu các dòng súng bộ binh tối tân mà người Nga đang sản xuất và đang sử dụng như như AK-200, AK-15, AK-19, AK-308, súng bắn tỉa Chukavin, súng ngắn Lebedev PLK, súng tiểu liên PPK-20.v.v…
Việc Tập đoàn Rosoboronexport trưng bày một loạt các vũ khí khí tài mới, hiện đại, đã được kiểm nghiệm qua thực chiến cho thấy Quân đội Nga không hề thiếu vũ khí.
Nền công nghiệp quốc phòng của Nga đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo cả quy mô và chiều sâu chất lượng, chứ không kề khó khăn như bộ máy tuyên truyền của người Mỹ và phương Tây đang rêu rao với mục đích “dìm hàng Nga”.
Đối lại với Liên bang Nga, Mỹ đem đến “Triển lãm quân sự quốc tế Việt Nam 2024” các máy bay C-130J “Ngựa thồ” và A-10C “Lợn lòi”. Tuy nhiên đây đề là các sản phẩm có từ thế kỷ XX, được nâng cấp một số tính năng kỹ chiến thuật. Do kích thước lớn, những sản phẩm này có tính tượng trưng để biểu dương sức mạnh là chính. Ngược lại, các sản phẩm quân sự của nền công nghiệp quốc phòng Nga đều là các vũ khí có tính năng phòng thủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều quốc gia lấy học thuyết quân sự phòng thủ làm chiến lược bảo vệ đất nước.
Hợp tác quốc phòng Nga - Việt vẫn dựa trên hữu nghị truyền thống tốt đẹp
Sputnik: Theo ông, đâu là điểm sáng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước? Điều gì là nền tảng đáng tin cậy cho mối quan hệ đối tác lâu dài giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự?
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn:
Trong các cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc ở thế kỷ XX, nguồn vũ khí của Việt Nam chủ yếu đến từ Liên Xô và Trung Quốc. Trong đó, Liên Xô chủ yếu cung cấp cho Việt Nam những vũ khí, khí tài hạng nặng có trình độ phát triển công nghệ cao như tên lửa, máy bay, tàu chiến, xe tăng, trọng pháo.v.v…
Còn Trung Quốc chủ yếu cung cấp vũ khí bộ binh, trang thiết bị cá nhân và quân nhu. Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Nga được đẩy mạnh trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoạt của không quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1965-1973.
Sau năm 1975, sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Việt Nam lên đến đỉnh điểm với căn cứ liên hợp không –hải quân tại Cam Ranh và một loạt các nghị định thư về quân sự-quốc phòng được ký kết trên cơ sở Hiệp định hữu nghị, hợp tác và tương trợ tang 12/1978..Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga và một số quốc gia SNG vẫn giữ quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng với Việt Nam. Trong đó, với vị trí kế thừa Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga là đối tác quân sự-quốc phòng lớn nhất của Việt Nam.
Trong chuỗi sự kiện dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và tham dự Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2024 tại Liên bang Nga, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng Andrey Removich Belousov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Tại cuộc hội đàm. Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”; trước sau như một, thủy chung trong quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ láng giềng, truyền thống hữu nghị với các nước. Trong đó, không thể không kể đến mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ quan điểm và chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Về phía Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Andrey Removich Belousov nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời
Liên bang Nga - Việt Nam, đồng thời đánh giá cao và coi trọng chủ trương làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được xác định trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Bộ trưởng Andrey Removich Belousov khẳng định sẵn sàng xem xét các đề xuất hợp tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhất là hợp tác đào tạo, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị; nhất trí thúc đẩy việc ký kết các văn bản hợp tác giữa hai bên thời gian tới. Ngoài ra, Bộ trưởng Andrey Removich Belousov mong phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các tàu quân sự Nga thăm, ghé đậu kỹ thuật tại các cảng biển quốc tế của Việt Nam, cũng như tiến hành luyện tập chung trong khuôn khổ các chuyến thăm; ủng hộ thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi nước.
Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại Nga cho thấy nền tảng của sự hợp tác quân sự-quốc phòng Việt Nam – Liên bang Nga chính là quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, đối tác chiến lược toàn diện, sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước với độ tin cậy chính trị rất cao. Nhờ đó, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương tiếp tục được triển khai theo tinh thần “tin cậy, thiết thực, hiệu quả, toàn diện”, phù hợp với các văn bản, thỏa thuận hợp tác, nhất là Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2020 - 2025, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp; duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác, nhất là cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đào tạo; hợp tác quân binh chủng; phối hợp, tham vấn hiệu quả tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế về quốc phòng, nhất là các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, trong đó có cơ chế hợp tác ADMM+ giữa ASEAN và Liên bang Nga.