https://kevesko.vn/20241202/da-phuong-da-dien-hop-tac-quoc-phong-thong-qua-trien-lam-quan-su-viet-nam-2024-33270192.html
Đa phương, đa diện hợp tác quốc phòng thông qua Triển lãm Quân sự Việt Nam 2024
Đa phương, đa diện hợp tác quốc phòng thông qua Triển lãm Quân sự Việt Nam 2024
Sputnik Việt Nam
Vietnam Defence Expo 2024 là chương trình duy nhất được tổ chức tại Việt Nam để các nhà sản xuất, phân phối, đại lý trong ngành công nghiệp quốc phòng thể hiện... 02.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-02T17:51+0700
2024-12-02T17:51+0700
2024-12-02T17:51+0700
quân sự
hợp tác quân sự-kỹ thuật
việt nam
quan điểm-ý kiến
cuộc triển lãm
hợp tác
đông nam á
triển lãm quân sự việt nam 2024
quân đội nhân dân việt nam
quân đội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/08/19849932_0:86:1616:995_1920x0_80_0_0_9203a21b137835a55a0c95ef51e47655.png
Như Sputnik đã đưa tin, từ ngày 19 đến 22-12-2024 tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (VIET NAM DEFENCE EXPO 2024). Sự kiện được tổ chức đồng thời với các hoạt động và sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tác Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công an về sự kiện quan trọng sắp tới này.Vietnam Defence Expo 2024: Vượt trội cả về quy mô, số lượng và chất lượngSputnik: Thưa Đại tá, trong suốt 40 đổi mới, về quân sự-quốc phòng, Việt Nam luôn lấy hòa bình, hữu nghị và hợp tác làm mục tiêu để đẩy lùi nguy cơ xung đột, nguy cơ chiến tranh. Việc Việt Nam mở các cuộc triển lãm quân sự trong những năm gần đây là một trong các hoạt động hợp tác quốc tế về quân sự-quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia. Xin Đại tá cho biết về quy mô Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện lần thứ 2 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức với mục đích chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, sử dụng vũ khí trang bị và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các nước tham dự Triển lãm. Dự kiến cuộc triển lãm sẽ diễn ra tại sân bay Gia Lâm từ ngày 19/12/2024 và kết thúc đúng vào ngày Kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ 80 (22/12/1944 – 22/12/2024).So với Triển lãm Quốc phòng tế 2022, triển lãm năm nay đã vượt trội cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tổng cộng đã có hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp quân sự quốc phòng đến từ 36 quốc gia nhận lời mời tham dự triển lãm, trong đó có nhiều quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Israel, Brazil, Séc và các nước Tây Ban Nha, Serbia, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE…Các quốc gia Đông Nam Á gồm có Việt Nam (chủ nhà), Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia …Tổng diện tích trưng bày được lắp đặt tại sân bay Gia Lâm lên tới 15.000 mét vuông, Riêng diện tích trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với sự kiện triển lãm năm 2022 với trên 5.000 mét vuông. Diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 10.000 mét vuông.Vietnam Defence Expo 2024 là chương trình duy nhất được tổ chức tại Việt Nam để các nhà sản xuất, phân phối, đại lý trong ngành công nghiệp quốc phòng thể hiện năng lực cũng như giải pháp của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu trang bị của các lực lượng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.Các đối tác tham gia Vietnam Defence Expo 2024 đã mang gì sang Việt Nam?Sputnik: Các đối tác tham gia triển lãm đã đem đến những chủng loại vũ khí, khí tài, trang bị và các sản phẩm quân sự, quốc phòng gì, thưa Đại tá?Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:Các nước tham gia triển lãm đã mang sang những sản phẩm quân sự rất phong phú. Gồm có:Hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân:Máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay không người lái, radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực, tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không, tên lửa phòng không vác vai, tổ hợp pháo, tên lửa phòng không và các khí tài, trang thiết bị phòng không, không quân khác.Hệ thống và trang thiết bị Hải quân:Tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, tàu hỗ trợ, radar đối hải, radar Sonar, các thiết bị trinh sát và quan sát ngầm, tên lửa đất đối hải, tên lửa hải đối hải, hệ thống vũ khí phòng không hạm, ngư lôi, thủy lôi và các trang thiết bị hải quân khác.Trang thiết bị Lục quân:Vũ khí bộ binh cá nhân và tập thể; Các loại đạn cho súng bộ binh, pháo binh, súng cối, súng chống tăng; Thiết bị quan sát, ngắm bắn ba ngày và ban đêm; Pháo mặt đất có xe kéo; Pháo tự hành; Hệ thống pháo phản lực phóng loạt; Pháo cao xạ; Tên lửa đất đối đất; Tên lửa chống tăng; Xe tăng; Xe thiết giáp; Xe chở quân, Xe vận tải quân sự và các thiết bị, xe, máy đặc chủng của công binh.Trang thiết bị đặc chủng khác:Phương tiện thông tin liên lạc; Trang thiết bị phòng chống vũ khí hóa học; Vũ khí, trang bị cho lực lượng đặc nhiệm; Các thiết bị tác chiến điện tử; Robot trinh sát và chiến đấu trên không, trên mặt đất, mặt nước và dưới nước; Các hệ thống C5I; Hệ thống tác chiến không gian mạng; Trang thiết bị hậu cần, bảo vệ người lính; Hệ thống huấn luyện, mô phỏng và các loại trang thiết bị khác phục vụ quốc phòng.Việc chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tương đối hoàn tấtSputnik: Đại tá có thể cho biết, hiện nay quá trình chuẩn bị đã tới giai đoạn nào?Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:Đến nay, quá trình chuẩn bị đã tương đối hoàn tất. các nhà trưng bày, trang bị, phụ kiện phục vụ trưng bày ngoài trời, các bảng biểu thuyết minh, hướng dẫn, hệ thống loa phóng thanh phục vụ tham quan, tuyên truyền, cổ động đã được lắp đặt. Hệ thống camera và các thiết bị bảo đảm an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy đã được triển khai và chạy thử đạt yêu cầu. Hệ thống phục vụ hậu cần cho khách tham quan đã được triển khai tới các khu vực trưng bày.Một số lớn các vũ khí, khí tài, trang thiết bị nặng đã được đưa vào vị trí. Đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên, phiên dịch viên của Việt Nam đã thực hành thành thạo nhiệm vụ của mình bằng tiếng Việt và một số ngoại ngữ thông dụng. Các tuyến đường tham quan được bố trí khoa học, liên hoàn và tối ưu để bảo đảm việc đi lại có trật tự và thông suốt. Theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lực lượng không quân sẽ sử dụng 10 chiếc máy bay chiến đấu đa năng SU-30MK2 và 10 chiếc trực thăng vũ trang bay biểu diễn tại lễ khai lạc với một số bài bay đơn, bay theo đội hình.v.v…Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam vận hành tốt trên “hai chân”Sputnik: Được biết, tại Triển lãm sẽ có vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự do Việt Nam sản xuất. Đại tá có thể nói về chúng không? Đó là những loại vũ khí, thiết bị quân sự gì, dành cho những quân chủng nào? Việt Nam tự sản xuất 100% hay có hợp tác với nước khác? Những vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự Việt Nam sản xuất có xuất khẩu hay không hay chỉ dùng cho lực lượng vũ trang trong nước?Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng tiến thẳng lên hiện đại. Để làm được điều đó, Việt Nam luôn phấn đấu để vươn tới tự chủ về vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, bao gồm cả chế tạo mới, chế tạo theo giấy phép của nước ngoài và cải tiến, nâng cấp vũ khí trang bị.Về phòng không-không quân, Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ trong việc bảo trì, sửa chữa lớn để tăng hạn sử dụng đối với các máy bay chiến đấu SU-22M4, SU-27, SU-30MK2…, trực thăng Mi-8, Mi-17, Mi-171 và một số loại máy bay chiến đấu, trinh sát và vận tải quân sự khác. Việt Nam cũng đã tự chủ sản xuất một số loại rocket không đối không, không đối đất có điều khiển. Việt Nam cũng tự chủ nâng cấp các hệ thống phòng không cũ như S-75, S-125, cải tiến hệ thống radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực. Tập đoàn Công nghệ Viettel đã tự chế tạo thành công một số loại radar tầm xa có bán kính bắt mục tiêu lớn, phục vụ cho hệ thống cảnh giới quốc gia.Về hải quân: Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đã làm chủ được công nghệ đóng tàu chiến mặt nước, tàu hỗ trợ, tàu vận tải quân sự. Trong số đó có các tàu tên lửa lớp Molnia, tàu tên lửa BSP-500, tàu pháo tuần tra TT-400TP, tàu tuần tiễu lớp ST-250, tàu đổ bộ lớp “Hùng Vương”, tàu đổ bộ Roro, tàu bệnh viện “Khánh Hòa”, tàu cứu hộ “Yết Kiêu 927”… đều do nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đóng mới. Một số tàu chiến cũ như tàu chống ngầm “Petya”, tàu phóng lôi cao tốc Tyrya và Shershen, tàu quét mìn Yurka, Sonya và Yevgenia, tàu tên lửa Orsa II, tàu tuần tra Svetlyak… được trang bị từ những năm 1960-1980 đã được bảo trì, nâng cấp nhiều lần và hiện đang phục vụ trong Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Việt Nam cũng tự chủ về công nghệ để chế tạo được tên lửa hành trình đối hạm KTS-15 và một số loại radar đối hải. Các loại tên lửa đối hạm Rubetz-A, Redut-M, Termit và Pyatyorka được trang bị từ thời Liên Xô đã được nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam nhiều lần bảo trì, cải tiến, nâng cấp và tăng hạn sử dụng.Về lục quân: Việt Nam đã sản xuất thử loại xe chiến đấu bộ binh bọc thép XCB-01 tương đương với loại xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô trước đây. Việt Nam cũng tự chế tạo hầu hết các loại súng bộ binh thông dụng như tiểu liên STV-022, STV-215, STV-380, STV-410 và SVT-416, súng ngắn SN-7TĐ, súng ngắn bắn nhanh TLK-12, súng trường bắn tỉa, súng trung liên, súng đại liên ĐL-7N, súng chống tăng cá nhân SCT-41V, súng phóng lựu cá nhân OPL-40, súng phóng lựu ổ quay 6 viên SPL-40L, pháo phản lực SPG-9... Việt Nam cũng tự chế tạo được nhiều loại đạn các cỡ từ súng bộ binh đến các loại pháo, kể cả pháo phản lực phóng loạt.Việt Nam còn tự lực phát triển các loại vũ khí hiện đại khác như UAV chiến đấu, UAV trinh sát, UAV đa chức năng, các loại robot chiến đấu bánh lốp và bánh xích trang bị hỏa lực mạnh, điều khiển từ xa. Những vũ khí trang bị cho lục quân của Liên Xô và Nga có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam như xe tăng, pháo xe kéo, pháo tự hành, tên lửa phóng loạt, tên lửa đối đất tầm trung… đều được Việt Nam tự lực bảo trì, nâng cấp, cải tiến và hiện đang hoạt động tốt.Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam luôn vận hành tốt trên “hai chân”. Đó là tự lực tự cường và hợp tác quốc tế. Trong đó, tự lực tự cường là nền tảng quyết định, hợp tác quốc tế là hỗ trợ. Việt Nam có thị trường vũ khí bộ binh ở một số quốc gia, chủ yếu là các quốc gia quanh khu vực Đông Nam Á. Việc xuất khẩu vũ khí của Việt Nam có giới hạn nhất định về số lượng và chủng loại. Việt Nam không xuất khẩu vũ khí đến các quốc gia đang có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang với nước khác. Việt Nam nỗ lực không để vũ khí do mình sản xuất rơi vào tay bất kỳ một thế lực khủng bố hoặc tội phạm nào.Sputnik: Chân thành cảm ơn Đại tác về những thông tin rất thú vị và quan trọng.
https://kevesko.vn/20241130/khang-dinh-suc-manh-cua-quan-doi-viet-nam-voi-the-gioi-33234177.html
https://kevesko.vn/20241120/vinbax-2024-tang-cuong-hop-tac-giua-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-va-an-do-33039361.html
https://kevesko.vn/20240401/nhieu-nuoc-dung-uav-tac-chien-quan-su-viet-nam-xem-xet-nhieu-van-de-29058667.html
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/08/19849932_88:0:1528:1080_1920x0_80_0_0_5f7e6cdad3628c4bc52bbe7e75191f1a.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quân sự, hợp tác quân sự-kỹ thuật, việt nam, quan điểm-ý kiến, cuộc triển lãm, hợp tác, đông nam á, triển lãm quân sự việt nam 2024, quân đội nhân dân việt nam, quân đội, viettel, uav, tác giả
quân sự, hợp tác quân sự-kỹ thuật, việt nam, quan điểm-ý kiến, cuộc triển lãm, hợp tác, đông nam á, triển lãm quân sự việt nam 2024, quân đội nhân dân việt nam, quân đội, viettel, uav, tác giả
Như Sputnik đã đưa tin, từ ngày 19 đến 22-12-2024 tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (VIET NAM DEFENCE EXPO 2024). Sự kiện được tổ chức đồng thời với các hoạt động và sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm
Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tác Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công an về sự kiện quan trọng sắp tới này.
Vietnam Defence Expo 2024: Vượt trội cả về quy mô, số lượng và chất lượng
Sputnik: Thưa Đại tá, trong suốt 40 đổi mới, về quân sự-quốc phòng, Việt Nam luôn lấy hòa bình, hữu nghị và hợp tác làm mục tiêu để đẩy lùi nguy cơ xung đột, nguy cơ chiến tranh. Việc Việt Nam mở các cuộc triển lãm quân sự trong những năm gần đây là một trong các hoạt động hợp tác quốc tế về quân sự-quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia. Xin Đại tá cho biết về quy mô Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện lần thứ 2 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức với mục đích chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, sử dụng vũ khí trang bị và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các nước tham dự Triển lãm. Dự kiến cuộc triển lãm sẽ diễn ra tại sân bay Gia Lâm từ ngày 19/12/2024 và kết thúc đúng vào ngày Kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ 80 (22/12/1944 – 22/12/2024).
30 Tháng Mười Một 2024, 17:21
So với
Triển lãm Quốc phòng tế 2022, triển lãm năm nay đã vượt trội cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tổng cộng đã có hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp quân sự quốc phòng đến từ 36 quốc gia nhận lời mời tham dự triển lãm, trong đó có nhiều quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Israel, Brazil, Séc và các nước Tây Ban Nha, Serbia, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE…Các quốc gia Đông Nam Á gồm có Việt Nam (chủ nhà), Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia …
Tổng diện tích trưng bày được lắp đặt tại sân bay Gia Lâm lên tới 15.000 mét vuông, Riêng diện tích trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với sự kiện triển lãm năm 2022 với trên 5.000 mét vuông. Diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 10.000 mét vuông.
Vietnam Defence Expo 2024 là chương trình duy nhất được tổ chức tại Việt Nam để các nhà sản xuất, phân phối, đại lý trong ngành công nghiệp quốc phòng thể hiện năng lực cũng như giải pháp của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu trang bị của các lực lượng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các đối tác tham gia Vietnam Defence Expo 2024 đã mang gì sang Việt Nam?
Sputnik: Các đối tác tham gia triển lãm đã đem đến những chủng loại vũ khí, khí tài, trang bị và các sản phẩm quân sự, quốc phòng gì, thưa Đại tá?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:
Các nước tham gia triển lãm đã mang sang những sản phẩm quân sự rất phong phú. Gồm có:
Hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân:
Máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay không người lái, radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực, tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không, tên lửa phòng không vác vai, tổ hợp pháo, tên lửa phòng không và các khí tài, trang thiết bị phòng không, không quân khác.
Hệ thống và trang thiết bị Hải quân:
Tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, tàu hỗ trợ, radar đối hải, radar Sonar, các thiết bị trinh sát và quan sát ngầm, tên lửa đất đối hải, tên lửa hải đối hải, hệ thống vũ khí phòng không hạm, ngư lôi, thủy lôi và các trang thiết bị hải quân khác.
20 Tháng Mười Một 2024, 20:25
Vũ khí bộ binh cá nhân và tập thể; Các loại đạn cho súng bộ binh, pháo binh, súng cối, súng chống tăng; Thiết bị quan sát, ngắm bắn ba ngày và ban đêm; Pháo mặt đất có xe kéo; Pháo tự hành; Hệ thống pháo phản lực phóng loạt; Pháo cao xạ; Tên lửa đất đối đất; Tên lửa chống tăng; Xe tăng; Xe thiết giáp; Xe chở quân, Xe vận tải quân sự và các thiết bị, xe, máy đặc chủng của công binh.
Trang thiết bị đặc chủng khác:
Phương tiện thông tin liên lạc; Trang thiết bị phòng chống vũ khí hóa học; Vũ khí, trang bị cho lực lượng đặc nhiệm; Các thiết bị tác chiến điện tử; Robot trinh sát và chiến đấu trên không, trên mặt đất, mặt nước và dưới nước; Các hệ thống C5I; Hệ thống tác chiến không gian mạng; Trang thiết bị hậu cần, bảo vệ người lính; Hệ thống huấn luyện, mô phỏng và các loại trang thiết bị khác phục vụ quốc phòng.
Việc chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tương đối hoàn tất
Sputnik: Đại tá có thể cho biết, hiện nay quá trình chuẩn bị đã tới giai đoạn nào?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:
Đến nay, quá trình chuẩn bị đã tương đối hoàn tất. các nhà trưng bày, trang bị, phụ kiện phục vụ trưng bày ngoài trời, các bảng biểu thuyết minh, hướng dẫn, hệ thống loa phóng thanh phục vụ tham quan, tuyên truyền, cổ động đã được lắp đặt. Hệ thống camera và các thiết bị bảo đảm an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy đã được triển khai và chạy thử đạt yêu cầu. Hệ thống phục vụ hậu cần cho khách tham quan đã được triển khai tới các khu vực trưng bày.
Một số lớn các vũ khí, khí tài, trang thiết bị nặng đã được đưa vào vị trí. Đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên, phiên dịch viên của
Việt Nam đã thực hành thành thạo nhiệm vụ của mình bằng tiếng Việt và một số ngoại ngữ thông dụng. Các tuyến đường tham quan được bố trí khoa học, liên hoàn và tối ưu để bảo đảm việc đi lại có trật tự và thông suốt. Theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lực lượng không quân sẽ sử dụng 10 chiếc máy bay chiến đấu đa năng SU-30MK2 và 10 chiếc trực thăng vũ trang bay biểu diễn tại lễ khai lạc với một số bài bay đơn, bay theo đội hình.v.v…
Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam vận hành tốt trên “hai chân”
Sputnik: Được biết, tại Triển lãm sẽ có vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự do Việt Nam sản xuất. Đại tá có thể nói về chúng không? Đó là những loại vũ khí, thiết bị quân sự gì, dành cho những quân chủng nào? Việt Nam tự sản xuất 100% hay có hợp tác với nước khác? Những vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự Việt Nam sản xuất có xuất khẩu hay không hay chỉ dùng cho lực lượng vũ trang trong nước?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích quân sự và chính trị:
Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng tiến thẳng lên hiện đại. Để làm được điều đó, Việt Nam luôn phấn đấu để vươn tới tự chủ về vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, bao gồm cả chế tạo mới, chế tạo theo giấy phép của nước ngoài và cải tiến, nâng cấp vũ khí trang bị.
Về phòng không-không quân, Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ trong việc bảo trì, sửa chữa lớn để tăng hạn sử dụng đối với các máy bay chiến đấu SU-22M4, SU-27,
SU-30MK2…, trực thăng Mi-8, Mi-17, Mi-171 và một số loại máy bay chiến đấu, trinh sát và vận tải quân sự khác. Việt Nam cũng đã tự chủ sản xuất một số loại rocket không đối không, không đối đất có điều khiển. Việt Nam cũng tự chủ nâng cấp các hệ thống phòng không cũ như S-75, S-125, cải tiến hệ thống radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực. Tập đoàn Công nghệ Viettel đã tự chế tạo thành công một số loại radar tầm xa có bán kính bắt mục tiêu lớn, phục vụ cho hệ thống cảnh giới quốc gia.
Về hải quân: Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đã làm chủ được công nghệ đóng tàu chiến mặt nước, tàu hỗ trợ, tàu vận tải quân sự. Trong số đó có các tàu tên lửa lớp Molnia, tàu tên lửa BSP-500, tàu pháo tuần tra TT-400TP, tàu tuần tiễu lớp ST-250, tàu đổ bộ lớp “Hùng Vương”, tàu đổ bộ Roro, tàu bệnh viện “Khánh Hòa”, tàu cứu hộ “Yết Kiêu 927”… đều do
nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đóng mới. Một số tàu chiến cũ như tàu chống ngầm “Petya”, tàu phóng lôi cao tốc Tyrya và Shershen, tàu quét mìn Yurka, Sonya và Yevgenia, tàu tên lửa Orsa II, tàu tuần tra Svetlyak… được trang bị từ những năm 1960-1980 đã được bảo trì, nâng cấp nhiều lần và hiện đang phục vụ trong Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Việt Nam cũng tự chủ về công nghệ để chế tạo được tên lửa hành trình đối hạm KTS-15 và một số loại radar đối hải. Các loại tên lửa đối hạm Rubetz-A, Redut-M, Termit và Pyatyorka được trang bị từ thời Liên Xô đã được nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam nhiều lần bảo trì, cải tiến, nâng cấp và tăng hạn sử dụng.
Về lục quân: Việt Nam đã sản xuất thử loại xe chiến đấu bộ binh bọc thép XCB-01 tương đương với loại xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô trước đây. Việt Nam cũng tự chế tạo hầu hết các loại súng bộ binh thông dụng như tiểu liên STV-022, STV-215, STV-380, STV-410 và SVT-416, súng ngắn SN-7TĐ, súng ngắn bắn nhanh TLK-12, súng trường bắn tỉa, súng trung liên, súng đại liên ĐL-7N, súng chống tăng cá nhân SCT-41V, súng phóng lựu cá nhân OPL-40, súng phóng lựu ổ quay 6 viên SPL-40L, pháo phản lực SPG-9... Việt Nam cũng tự chế tạo được nhiều loại đạn các cỡ từ súng bộ binh đến các loại pháo, kể cả pháo phản lực phóng loạt.
Việt Nam còn tự lực phát triển các loại vũ khí hiện đại khác như UAV chiến đấu, UAV trinh sát, UAV đa chức năng, các loại robot chiến đấu bánh lốp và bánh xích trang bị hỏa lực mạnh, điều khiển từ xa. Những vũ khí trang bị cho lục quân của Liên Xô và Nga có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam như xe tăng, pháo xe kéo, pháo tự hành, tên lửa phóng loạt, tên lửa đối đất tầm trung… đều được Việt Nam tự lực bảo trì, nâng cấp, cải tiến và hiện đang hoạt động tốt.
Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam luôn vận hành tốt trên “hai chân”. Đó là tự lực tự cường và hợp tác quốc tế. Trong đó, tự lực tự cường là nền tảng quyết định, hợp tác quốc tế là hỗ trợ. Việt Nam có thị trường vũ khí bộ binh ở một số quốc gia, chủ yếu là các quốc gia quanh khu vực Đông Nam Á. Việc xuất khẩu vũ khí của Việt Nam có giới hạn nhất định về số lượng và chủng loại. Việt Nam không xuất khẩu vũ khí đến các quốc gia đang có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang với nước khác. Việt Nam nỗ lực không để vũ khí do mình sản xuất rơi vào tay bất kỳ một thế lực khủng bố hoặc tội phạm nào.
Sputnik: Chân thành cảm ơn Đại tác về những thông tin rất thú vị và quan trọng.