https://kevesko.vn/20241219/to-hop-thuy-dien-hoa-binh-chien-cong-ky-vi-cua-tap-the-xay-dung-viet-nam-va-lien-xo-33413755.html
Tổ hợp thủy điện Hòa Bình: Chiến công kỳ vĩ của tập thể xây dựng Việt Nam và Liên Xô
Tổ hợp thủy điện Hòa Bình: Chiến công kỳ vĩ của tập thể xây dựng Việt Nam và Liên Xô
Sputnik Việt Nam
Trong các cuộc mạn đàm kỳ trước của chuyên mục “Những trang sử vàng”, chúng ta đã nói về quan hệ hợp tác Xô-Việt trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa... 19.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-19T06:14+0700
2024-12-19T06:14+0700
2024-12-19T14:54+0700
nga
việt nam
những trang sử vàng
hợp tác nga-việt
liên xô
thế giới
tác giả
quan điểm-ý kiến
hòa bình
nhà máy thủy điện hòa bình
https://cdn.img.kevesko.vn/img/839/10/8391012_0:116:2825:1705_1920x0_80_0_0_e35474e5fce6cd61f0cd86f03ecc29c9.jpg
Vào ngày 6 tháng 11 năm 1979, bắt đầu xây dựng các cơ sở chính của công trình này.Hồi ức nhân chứngĐội ngũ 40.000 người gồm các chuyên gia xây dựng Việt Nam và Liên Xô đứng trước khối lượng công việc khổng lồ. Nhà báo Alexei Syunnerberg của Sputnik, người từng đến thăm địa điểm này nhiều lần trong thời gian xây dựng cho biết: Tôi còn nhớ những lời ông Phan Ngọc Tường, Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Hòa Bình, sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hàng đầu Pavel Bogachenko, sau này được tặng thưởng Huân chương Sao vàng Anh hùng Lao động Việt Nam, đã nói với tôi về đặc điểm của sông Đà - sông Bờ, Đà Giang và người Pháp gọi là sông Đen - và những khó khăn mà tập thể xây dựng vấp phải. Ví dụ, sông Đà chảy xiết qua hẻm núi hẹp gập ghềnh là dòng sông chứa nhiều nước như sông Enisei ở Siberia rộng lớn của Nga. Nếu một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất của Liên Xô là Sayano-Shushenskaya trên sông Enisei, đổ ra 7.000 mét khối nước/giây vào thời gian cao điểm thì nhà máy Hòa Bình cần phải đổ vượt hơn 10.000 mét khối nước. Tình trạng địa chấn của khu vực cũng tạo ra nhiều vấn đề cho các nhà xây dựng. Ngăn sông Đà, ông Pavel Bogachenko nhấn mạnh, là yêu cầu kỹ thuật cực khó khăn nhưng đồng thời cũng rất thú vị. Còn ông Phan Ngọc Tường lưu ý rằng công trình Hòa Bình sẽ là học viện xuất sắc dành cho các kỹ sư thủy lực Việt Nam.Nhiều Bộ, Viện kỹ thuật và Phòng thiết kế của Liên Xô đã kết nối vào công việc trên sông Đà. Hơn 200 doanh nghiệp lớn của đất nước Xô-viết tham gia cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ. Trong số đó có những tập đoàn khổng lồ tầm cỡ toàn cầu như Nhà máy Kim loại và Nhà máy "Elektrosila" ở Leningrad, Nhà máy Cơ khí hạng nặng Ural, các Nhà máy Biến thế và Cáp của Zaporozhye và Matxcơva, Nhà máy ô tô Matxcơva, Minsk và Kremenchug, chuyên sản xuất xe tải và xe ben mang nhãn hiệu "ZIL", "BelAZ" và "KrAZ".Suốt toàn bộ thời gian xây dựng, các chuyên gia Liên Xô đã lao động theo những hướng cơ bản. Trong những năm nhộn nhịp thi công xây lắp tối đa, số lượng chuyên gia Xô-viết lên tới 905 người, từ các chủ thể thủy điện lớn nhất của Liên Xô được cử sang công tác ở Hoà Bình.Trước sức mạnh và sự kiên trì như vậy từ con người và công nghệ, thiên nhiên đã phải nhường bước. Qua 4 năm 2 tháng sau mốc bắt đầu công việc cơ bản, ngày 12 tháng 1 năm 1983, dòng chảy của sông Đà hung dữ đã bị chặn lại, chịu theo sự điều khiển để phục vụ cuộc sống của con người.Công trường chung - mối quan tâm chungKhâu đóng cửa đập chặn sông kéo dài 50 giờ liền. Những chiếc xe ben hùng dũng của "BelAZ" đã thả những khối bê-tông tứ diện nặng 7 tấn xuống nước để ngăn dòng chảy của sông và dẫn nước vào kênh nhân tạo, sản phẩm của khối óc, bàn tay và thiết bị của những người xây dựng. Dòng sông đâu muốn dễ dàng khuất phục. Nước đùa nghịch với những khối bê-tông như đá cuội, luôn sôi sục và trào dâng.Nhưng ý chí của con người hóa ra mạnh hơn yếu tố thiên nhiên hoang dã. Proran - phần tự do không bị chặn của lòng sông, chừa lại cho nước chảy qua trong quá trình xây dựng công trình thủy điện; hoặc một kênh hẹp ở một mũi đất, chỗ cạn hoặc một đoạn sông thẳng được hình thành do khúc cua bị đứt khi mực nước dâng cao - thu hẹp ngay trước mắt. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm công trường đã chỉ thị hoàn tất việc ngăn sông. Và nước sông yên bình chảy theo dòng kênh nhân tạo tạm thời, mở ra mặt trận dành cho công trình xây dựng con đập cao 128 mét.Chiến thắng dòng sông đã trở thành ngày hội chung của tập thể chuyên gia Liên Xô và thợ xây dựng Việt Nam - cả dân sự và quân sự, thuộc Sư đoàn 565 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một trong số sự kiện bất thường khẩn cấp khiến công trình bị đe dọa nghiêm trọng là tình huống xảy ra vào năm 1985.Chủ nghĩa anh hùng của con người chống lại cơn thịnh nộ của thiên nhiênHai năm trước đó, khi dòng kênh tự nhiên của sông Đà bị chặn, nước sông dồn vào lòng sông nhân tạo là kênh đào đặc biệt được khai mở để có thể thực hiện công việc chính xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn hồ chứa nước tương lai. Trong hai năm, công việc diễn ra suôn sẻ đúng tiến độ, không xảy ra trục trặc nào.Tuy nhiên, vào đầu năm 1985, những trận mưa lớn chưa từng có ập xuống vùng núi cách công trường hàng trăm cây số đã khiến mực nước sông Đà dâng cao đến mức khủng hoảng. Sức nước đe dọa phá vỡ lớp ngăn cách nó với dòng chảy trước đó và tràn ngập hố móng. Mọi thứ được tạo ra trong những năm qua đều đang bị đe dọa. Chưa kể đến nguy cơ toàn bộ trang thiết bị xây dựng của nhà máy điện tương lai do Liên Xô cung cấp sẽ bị hủy hoại.Vị lãnh đạo công trường xây dựng, cựu sinh viên đại học Liên Xô Ngô Xuân Lộc, và Tổng chuyên viên Liên Xô Pavel Bogachenko nhanh chóng đưa ra quyết định: vì mục đích đảm bảo an toàn, rút ngay tất cả công nhân ra khỏi hố móng và đường hầm. Và điều toàn bộ xe tải trút đến tập trung phục vụ gia cố và mở rộng lớp tường chắn.Nước cứ dâng lên. Cách mép trên của tường ngăn 2 mét, 1 mét, nửa mét... Nhưng con người và thiết bị đã phản công. Xe tải hạng nặng chở đá từ các mỏ. Xe nối đuôi nhau di chuyển theo dây chuyền, nghiêm ngặt tuân thủ trật tự, tài xế vững tay lái bởi bất cứ phút nào cũng có nguy cơ trượt rơi xuống nước sâu vốn đã dâng đến bánh xe, và lần lượt trút đá vào điểm dành riêng rồi lui ra nhường đường cho xe kế tiếp.Phần việc gay cấn này do đích thân các ông Ngô Xuân Lộc và Pavel Bogachenko chỉ huy tại chỗ. Hai người đến tận tường chắn tạm, đứng ở điểm nguy hiểm nhất. Không một cỗ xe nào vơi tải, không một chút gián đoạn nào trong quá trình di chuyển cấp cứu. Nước cứ tiếp tục dâng cao nhưng con người đã đi trước một bước.Trận chiến với thiên tai phá hoại kéo dài suốt hai ngày đêm không ngơi nghỉ. Vào thời khắc quan trọng nhất, nước chỉ còn cách mép tường ngăn 20 cm mong manh. Rồi sau đó mực nước trên sông bắt đầu giảm. Khi nguy cơ qua đi, mọi chuyện thông suốt, các tài xế ngủ gục trên cabin xe ben. Những người làm việc trên cửa chắn đã kiệt sức nằm vật ngay trên đá. Nhưng họ đã thắng.Ngày hôm sau, các chuyên gia Liên Xô tại tổ hợp thủy điện nhận được bức thư của ban lãnh đạo công trường Việt Nam. Trong thư có những lời như sau:Chuyện về họ sẽ còn được kể trong bài mạn đàm tiếp theo của chuyên mục “Những trang sử vàng”.
https://kevesko.vn/20241209/mot-nam-dang-nho-trong-su-hop-tac-xo-viet-33340151.html
https://kevesko.vn/20241202/dai-su-lien-xo-tai-ha-noi-ke-ve-dien-bien-lich-su-vao-thang-4-nam-1975-33229249.html
https://kevesko.vn/20241125/nha-dia-chat-matxcova-trong-chien-tranh-viet-nam-32996197.html
https://kevesko.vn/20241118/nam-1966-cuoc-giai-cuu-vu-mua-o-tinh-ha-nam-ninh-32987740.html
liên xô
hòa bình
sông đà
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/839/10/8391012_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_79914704189c1c85fc308400a3292e4d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
nga, việt nam, hợp tác nga-việt, liên xô, thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, hòa bình, nhà máy thủy điện hòa bình, sông đà, xây dựng
nga, việt nam, hợp tác nga-việt, liên xô, thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, hòa bình, nhà máy thủy điện hòa bình, sông đà, xây dựng
Tổ hợp thủy điện Hòa Bình: Chiến công kỳ vĩ của tập thể xây dựng Việt Nam và Liên Xô
06:14 19.12.2024 (Đã cập nhật: 14:54 19.12.2024) Trong các cuộc mạn đàm kỳ trước của chuyên mục “Những trang sử vàng”, chúng ta đã nói về quan hệ hợp tác Xô-Việt trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, suốt trong hai thập niên kể từ năm 1994 đã là công trình quy mô đồ sộ nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn khu vực Đông Nam Á.
Vào ngày 6 tháng 11 năm 1979, bắt đầu xây dựng các cơ sở chính của công trình này.
Đội ngũ 40.000 người gồm các chuyên gia xây dựng Việt Nam và
Liên Xô đứng trước khối lượng công việc khổng lồ.
Nhà báo Alexei Syunnerberg của Sputnik, người từng đến thăm địa điểm này nhiều lần trong thời gian xây dựng cho biết: Tôi còn nhớ những lời ông Phan Ngọc Tường, Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Hòa Bình, sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hàng đầu Pavel Bogachenko, sau này được tặng thưởng Huân chương Sao vàng Anh hùng Lao động Việt Nam, đã nói với tôi về đặc điểm của sông Đà - sông Bờ, Đà Giang và người Pháp gọi là sông Đen - và những khó khăn mà tập thể
xây dựng vấp phải. Ví dụ, sông Đà chảy xiết qua hẻm núi hẹp gập ghềnh là dòng sông chứa nhiều nước như sông Enisei ở Siberia rộng lớn của Nga. Nếu một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất của Liên Xô là Sayano-Shushenskaya trên sông Enisei, đổ ra 7.000 mét khối nước/giây vào thời gian cao điểm thì nhà máy Hòa Bình cần phải đổ vượt hơn 10.000 mét khối nước. Tình trạng địa chấn của khu vực cũng tạo ra nhiều vấn đề cho các nhà xây dựng. Ngăn sông Đà, ông Pavel Bogachenko nhấn mạnh, là yêu cầu kỹ thuật cực khó khăn nhưng đồng thời cũng rất thú vị. Còn ông Phan Ngọc Tường lưu ý rằng công trình Hòa Bình sẽ là học viện xuất sắc dành cho các kỹ sư thủy lực Việt Nam.
9 Tháng Mười Hai 2024, 06:12
Nhiều Bộ, Viện kỹ thuật và Phòng thiết kế của Liên Xô đã kết nối vào công việc trên sông Đà. Hơn 200 doanh nghiệp lớn của đất nước Xô-viết tham gia cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ. Trong số đó có những tập đoàn khổng lồ tầm cỡ toàn cầu như Nhà máy Kim loại và Nhà máy "Elektrosila" ở Leningrad, Nhà máy Cơ khí hạng nặng Ural, các Nhà máy Biến thế và Cáp của Zaporozhye và Matxcơva, Nhà máy ô tô Matxcơva, Minsk và Kremenchug, chuyên sản xuất xe tải và xe ben mang nhãn hiệu "ZIL", "BelAZ" và "KrAZ".
Suốt toàn bộ thời gian xây dựng, các chuyên gia Liên Xô đã lao động theo những hướng cơ bản. Trong những năm nhộn nhịp thi công xây lắp tối đa, số lượng chuyên gia Xô-viết lên tới 905 người, từ các chủ thể
thủy điện lớn nhất của Liên Xô được cử sang công tác ở Hoà Bình.
Trước sức mạnh và sự kiên trì như vậy từ con người và công nghệ, thiên nhiên đã phải nhường bước. Qua 4 năm 2 tháng sau mốc bắt đầu công việc cơ bản, ngày 12 tháng 1 năm 1983, dòng chảy của sông Đà hung dữ đã bị chặn lại, chịu theo sự điều khiển để phục vụ cuộc sống của con người.
Công trường chung - mối quan tâm chung
Khâu đóng cửa đập chặn sông kéo dài 50 giờ liền. Những chiếc xe ben hùng dũng của "BelAZ" đã thả những khối bê-tông tứ diện nặng 7 tấn xuống nước để ngăn dòng chảy của sông và dẫn nước vào kênh nhân tạo, sản phẩm của khối óc, bàn tay và thiết bị của những người xây dựng. Dòng sông đâu muốn dễ dàng khuất phục. Nước đùa nghịch với những khối bê-tông như đá cuội, luôn sôi sục và trào dâng.
Nhưng ý chí của con người hóa ra mạnh hơn yếu tố thiên nhiên hoang dã. Proran - phần tự do không bị chặn của lòng sông, chừa lại cho nước chảy qua trong quá trình xây dựng công trình thủy điện; hoặc một kênh hẹp ở một mũi đất, chỗ cạn hoặc một đoạn sông thẳng được hình thành do khúc cua bị đứt khi mực nước dâng cao - thu hẹp ngay trước mắt.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm công trường đã chỉ thị hoàn tất việc ngăn sông. Và nước sông yên bình chảy theo dòng kênh nhân tạo tạm thời, mở ra mặt trận dành cho công trình xây dựng con đập cao 128 mét.
2 Tháng Mười Hai 2024, 12:14
Chiến thắng dòng sông đã trở thành ngày hội chung của tập thể chuyên gia Liên Xô và thợ xây dựng Việt Nam - cả dân sự và quân sự, thuộc Sư đoàn 565 của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhớ lại thời điểm đó, chuyên gia hàng đầu của Liên Xô về xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình Pavel Bogachenko lưu ý: “Chúng ta đã thiết lập được sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc. Ở đây chưa bao giờ phân chia công việc theo công thức “của chúng tôi hoặc của các bạn”. Mọi thứ đã được thực hiện cùng nhau. Bởi công trường là chung, mối quan tâm là chung, và tập thể là thống nhất. Tất cả những điều đó đều có tác dụng tích cực trong công việc, nhất là khi phát sinh những tình huống bất ngờ".
Một trong số sự kiện bất thường khẩn cấp khiến
công trình bị đe dọa nghiêm trọng là tình huống xảy ra vào năm 1985.
Chủ nghĩa anh hùng của con người chống lại cơn thịnh nộ của thiên nhiên
Hai năm trước đó, khi dòng kênh tự nhiên của sông Đà bị chặn, nước sông dồn vào lòng sông nhân tạo là kênh đào đặc biệt được khai mở để có thể thực hiện công việc chính xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn hồ chứa nước tương lai. Trong hai năm, công việc diễn ra suôn sẻ đúng tiến độ, không xảy ra trục trặc nào.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1985, những trận mưa lớn chưa từng có ập xuống vùng núi cách công trường hàng trăm cây số đã khiến mực nước sông Đà dâng cao đến mức khủng hoảng. Sức nước đe dọa phá vỡ lớp ngăn cách nó với dòng chảy trước đó và tràn ngập hố móng. Mọi thứ được tạo ra trong những năm qua đều đang bị
đe dọa. Chưa kể đến nguy cơ toàn bộ trang thiết bị xây dựng của nhà máy điện tương lai do Liên Xô cung cấp sẽ bị hủy hoại.
25 Tháng Mười Một 2024, 06:12
Vị lãnh đạo công trường xây dựng, cựu sinh viên đại học Liên Xô Ngô Xuân Lộc, và Tổng chuyên viên Liên Xô Pavel Bogachenko nhanh chóng đưa ra quyết định: vì mục đích đảm bảo an toàn, rút ngay tất cả công nhân ra khỏi hố móng và đường hầm. Và điều toàn bộ xe tải trút đến tập trung phục vụ gia cố và mở rộng lớp tường chắn.
Nước cứ dâng lên. Cách mép trên của tường ngăn 2 mét, 1 mét, nửa mét... Nhưng con người và thiết bị đã phản công. Xe tải hạng nặng chở đá từ các mỏ. Xe nối đuôi nhau di chuyển theo dây chuyền, nghiêm ngặt tuân thủ trật tự, tài xế vững tay lái bởi bất cứ phút nào cũng có
nguy cơ trượt rơi xuống nước sâu vốn đã dâng đến bánh xe, và lần lượt trút đá vào điểm dành riêng rồi lui ra nhường đường cho xe kế tiếp.
Phần việc gay cấn này do đích thân các ông Ngô Xuân Lộc và Pavel Bogachenko chỉ huy tại chỗ. Hai người đến tận tường chắn tạm, đứng ở điểm nguy hiểm nhất. Không một cỗ xe nào vơi tải, không một chút gián đoạn nào trong quá trình di chuyển cấp cứu. Nước cứ tiếp tục dâng cao nhưng con người đã đi trước một bước.
Trận chiến với thiên tai phá hoại kéo dài suốt hai ngày đêm không ngơi nghỉ. Vào thời khắc quan trọng nhất, nước chỉ còn cách mép tường ngăn 20 cm mong manh. Rồi sau đó mực nước trên sông bắt đầu giảm. Khi nguy cơ qua đi, mọi chuyện thông suốt, các tài xế ngủ gục trên cabin xe ben. Những người làm việc trên cửa chắn đã kiệt sức nằm vật ngay trên đá. Nhưng họ đã thắng.
Ngày hôm sau, các chuyên gia Liên Xô tại tổ hợp thủy điện nhận được bức thư của ban lãnh đạo công trường Việt Nam. Trong thư có những lời như sau:
“Với tinh thần chủ nghĩa quốc tế cao cả, các bạn làm việc quên mình và tận tâm trên công trường xây dựng của tình hữu nghị Xô-Việt. Các bạn đang cống hiến tất cả sức lực, kiến thức và trao tặng một phần trái tim mình cho quê hương Việt Nam của chúng tôi. Nơi đây kết tinh sức mạnh và chiều sâu của tình anh em giữa chúng ta. Chúng tôi tin tưởng vào những thành công chung mới tốt đẹp”.
Chuyện về họ sẽ còn được kể trong bài mạn đàm tiếp theo của chuyên mục “
Những trang sử vàng”.
18 Tháng Mười Một 2024, 20:10