https://kevesko.vn/20250117/viet-nam---thi-truong-xuat-khau-lon-thu-ba-cua-trung-quoc-loi-ich-va-nguy-co-34091998.html
Việt Nam - thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc: Lợi ích và nguy cơ
Việt Nam - thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc: Lợi ích và nguy cơ
Sputnik Việt Nam
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm mà hầu hết đều được xuất khẩu sang Mỹ từ... 17.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-17T16:57+0700
2025-01-17T16:57+0700
2025-01-17T16:57+0700
việt nam
trung quốc
kinh tế
xuất khẩu
sản xuất
xuất nhập khẩu
nhật bản
trí tuệ nhân tạo
đông nam á
hoa kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/11/34091632_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_c34dcd471ae8d07ed84d839331bff432.jpg
Năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc. Những nguyên nhân và điều kiện gì đã dẫn tới kết quả này? Việt Nam hiện nay hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài ở khía cạnh nào? Đằng sau việc có lợi tiềm ẩn nguy cơ gì?Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa về những vấn đề nói trên.Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tửSputnik: Thưa Tiến sỹ Lê Hòa, theo dữ liệu do cơ quan hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1/2025, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam năm 2024 đạt mức kỷ lục 162 tỷ USD, tăng gần 18% so với năm 2023. Con số này đã vượt con số 152 tỷ đô la tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản mà trước đó là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc.Kết quả này có được dựa trên những yếu tố và nguyên nhân gì, thưa ông?Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:Nguyên nhân chính sâu xa chính là do tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc buộc các công ty phải tìm các nhà cung cấp mới để tránh thuế trong điều kiện họ vẫn tiếp tục bị phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc về linh kiện. Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng.Chỉ cần nhìn vào danh mục các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam là có thể thấy rõ ngay điều này. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử, bao gồm mô-đun màn hình, bộ nhớ máy tính và các sản phẩm công nghệ cao khác. Các linh kiện này được nhập khẩu để lắp ráp tại Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường khác. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tính đến tháng 11/2024, linh kiện điện tử chiếm 8 trong 10 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam có tăng trưởng nhanh nhất.Việt Nam có cơ hội thu hút những dòng đầu tư lớnSputnik: Việc dịch chuyển sản xuất, thay đổi chuỗi cung ứng như vậy có lợi gì cho Việt Nam?Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:Sự dịch chuyển sản xuất như vậy dẫn đến rủi ro thương mại và làm chi phí của các doanh nghiệp tăng, các mặt hàng ra thị trường sẽ có giá cao hơn. Nhưng như tôi đã đề cập ở trên, vì thế giới vẫn phải phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc, nên hiện tại đây là giải pháp hiệu quả nhất.Nhưng việc thay đổi chuỗi cung ứng có lợi cho Việt Nam. Dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn quốc tế đa quốc gia chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Các nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu như Samsung Electronics, Luxshare Precision Industry, và Hon Hai Precision Industry (Foxccon) đã đổ hàng tỷ USD vào Việt Nam để xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp các sản phẩm như AirPods, MacBook và các thiết bị công nghệ cao khác.Một lĩnh vực nữa cũng rất quan trọng mà Việt Nam đang rất may mắn và có thể nắm bắt được để bùng nổ phát triển. Đó là trí tuệ nhân tạo (AI). Việc Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu chip AI từ Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Ví dụ điển hình: Năm 2024, Tập đoàn công nghệ chính xác Hon Hai (Foxconn Technology Group) là một nhà sản xuất điện tử đa quốc gia đã bắt đầu sản xuất card đồ họa AI của Nvidia tại công ty con ở Việt Nam, với các linh kiện chính là mạch tích hợp và mạch in PCB có nguồn gốc từ Trung Quốc.Một ví dụ nữa là sự kiện nổi bật trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tháng 12/2024. Ngày 5/12/2024, ông Jensen Huang - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia đã và ký kết thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) (VRDC) của tập đoàn này Việt Nam. Ngoài ra, Nvidia cũng đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Việc này sẽ giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp và khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp trong những năm tới. Thỏa thuận nói trên giữa Nvidia và Chính phủ Việt Nam được đánh giá là “cú hích” quan trọng giúp Việt Nam nhảy vọt về công nghệ trong thời gian tới. Nó cũng thu hút sự quan tâm tới việc đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư công nghệ cao khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực AI và bán dẫn.Nguy cơ hàng Việt Nam càng ngày càng bị “vạ lây”Sputnik: Đằng sau những lợi thế nói trên Việt Nam phải giáp mặt với nguy cơ và rủi ro gì?Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:Hầu hết các sản phẩm hoàn thiện đều được xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam. Điều này đẩy thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ lên mức kỷ lục trong những năm 2022 (94,91 tỷ USD), 2023 (83,2 tỷ USD), 2024 (106 tỷ USD). Việt Nam chắc chắn sẽ không tránh khỏi tầm ngắm của chính phủ mới của Tổng thống Donald Trump. Chắc chúng ta còn nhớ, năm 2019, ông Donald Trump đã nói về việc cần thiết phải cân bằng thương mại với Việt Nam và đã gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng" thương mại.Chính quyền của ôngBiden cũng phản đối việc chuyển dịch nói trên, áp thuế đối với các tấm pin mặt trời được sản xuất tại Việt Nam và ba quốc gia Đông Nam Á khác vào cuối năm 2024. Phải công nhận một sự thật là hầu hết các tấm pin này do các công ty Trung Quốc sản xuất bằng cách đầu tư vào Việt Nam và 3 quốc gia đó nhằm mục đích tránh thuế của Hoa Kỳ.Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng căng thẳng thì càng tác động tới kinh tế Việt Nam, bởi vì Việt Nam có mối quan hệ kinh tế - thương mại sâu rộng với hai nước này. Cuộc chiến tranh thương mại này mang lại lợi ích cho Việt Nam như chúng ta đã đề cập ở trên, nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam. Và Mỹ vẫn có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa.Còn một vấn đề nữa, đó là hàng Việt Nam thực sự có thể bị “vạ lây”. Hàng Việt đứng trước nguy cơ ngày càng bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Trong năm 2024, nhiều hàng Việt đã phải đối diện với gần 50 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.Sputnik: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
https://kevesko.vn/20241229/hang-tan-vang-lau-tu-campuchia-trung-quoc-vao-viet-nam-33840780.html
https://kevesko.vn/20240918/vai-net-ve-buc-tranh-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-8-thang-nam-2024-31916007.html
https://kevesko.vn/20250109/vai-net-phac-hoa-buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2025-33950894.html
trung quốc
nhật bản
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/11/34091632_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_cada86c7b0e253127523d52ff66cc985.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, trung quốc, kinh tế, xuất khẩu, sản xuất, xuất nhập khẩu, nhật bản, trí tuệ nhân tạo, đông nam á, hoa kỳ, thương mại, sản phẩm, chính phủ, donald trump, công nghệ, đầu tư, chiến tranh thương mại, đầu tư nước ngoài, quan điểm-ý kiến, tác giả
việt nam, trung quốc, kinh tế, xuất khẩu, sản xuất, xuất nhập khẩu, nhật bản, trí tuệ nhân tạo, đông nam á, hoa kỳ, thương mại, sản phẩm, chính phủ, donald trump, công nghệ, đầu tư, chiến tranh thương mại, đầu tư nước ngoài, quan điểm-ý kiến, tác giả
Việt Nam - thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc: Lợi ích và nguy cơ
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm mà hầu hết đều được xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có đón những dòng tiền đầu tư lớn do chuyển dịch chuỗi cung ứng, nhưng cũng không ít nguy cơ.
Năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc. Những nguyên nhân và điều kiện gì đã dẫn tới kết quả này? Việt Nam hiện nay hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài ở khía cạnh nào? Đằng sau việc có lợi tiềm ẩn nguy cơ gì?
Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa về những vấn đề nói trên.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử
Sputnik: Thưa Tiến sỹ Lê Hòa, theo dữ liệu do cơ quan hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1/2025, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam năm 2024 đạt mức kỷ lục 162 tỷ USD, tăng gần 18% so với năm 2023. Con số này đã vượt con số 152 tỷ đô la tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản mà trước đó là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc.
Kết quả này có được dựa trên những yếu tố và nguyên nhân gì, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:
Nguyên nhân chính sâu xa chính là do tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc buộc các công ty phải tìm các nhà cung cấp mới để tránh thuế trong điều kiện họ vẫn tiếp tục bị phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc về linh kiện. Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng.
29 Tháng Mười Hai 2024, 21:33
Chỉ cần nhìn vào danh mục các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam là có thể thấy rõ ngay điều này.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng chủ yếu nhờ các linh kiện điện tử, bao gồm mô-đun màn hình, bộ nhớ máy tính và các sản phẩm công nghệ cao khác. Các linh kiện này được nhập khẩu để lắp ráp tại Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường khác. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tính đến tháng 11/2024, linh kiện điện tử chiếm 8 trong 10 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam có tăng trưởng nhanh nhất.
Việt Nam có cơ hội thu hút những dòng đầu tư lớn
Sputnik: Việc dịch chuyển sản xuất, thay đổi chuỗi cung ứng như vậy có lợi gì cho Việt Nam?
Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:
Sự dịch chuyển sản xuất như vậy dẫn đến rủi ro thương mại và làm chi phí của các doanh nghiệp tăng, các mặt hàng ra thị trường sẽ có giá cao hơn. Nhưng như tôi đã đề cập ở trên, vì thế giới vẫn phải phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc, nên hiện tại đây là giải pháp hiệu quả nhất.
Nhưng việc thay đổi chuỗi cung ứng có lợi cho Việt Nam. Dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn quốc tế đa quốc gia chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Các nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu như Samsung Electronics, Luxshare Precision Industry, và Hon Hai Precision Industry (Foxccon) đã đổ hàng tỷ USD vào Việt Nam để xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp các sản phẩm như AirPods, MacBook và các thiết bị công nghệ cao khác.
Một lĩnh vực nữa cũng rất quan trọng mà Việt Nam đang rất may mắn và có thể nắm bắt được để bùng nổ phát triển. Đó là trí tuệ nhân tạo (AI). Việc Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu chip AI từ Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Ví dụ điển hình: Năm 2024, Tập đoàn công nghệ chính xác Hon Hai (Foxconn Technology Group) là một nhà sản xuất điện tử đa quốc gia đã bắt đầu sản xuất card đồ họa AI của Nvidia tại công ty con ở Việt Nam, với các linh kiện chính là mạch tích hợp và mạch in PCB có nguồn gốc từ Trung Quốc.
18 Tháng Chín 2024, 14:30
Một ví dụ nữa là sự kiện nổi bật trong lĩnh vực thu hút
đầu tư nước ngoài của Việt Nam tháng 12/2024. Ngày 5/12/2024, ông Jensen Huang - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia đã và ký kết thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) (VRDC) của tập đoàn này Việt Nam. Ngoài ra, Nvidia cũng đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Việc này sẽ giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp và khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp trong những năm tới. Thỏa thuận nói trên giữa Nvidia và Chính phủ Việt Nam được đánh giá là “cú hích” quan trọng giúp Việt Nam nhảy vọt về công nghệ trong thời gian tới. Nó cũng thu hút sự quan tâm tới việc đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư công nghệ cao khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực AI và bán dẫn.
Nguy cơ hàng Việt Nam càng ngày càng bị “vạ lây”
Sputnik: Đằng sau những lợi thế nói trên Việt Nam phải giáp mặt với nguy cơ và rủi ro gì?
Tiến sỹ Lê Hòa, chuyên gia kinh tế:
Hầu hết các sản phẩm hoàn thiện đều được xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam. Điều này đẩy thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ lên mức kỷ lục trong những năm 2022 (94,91 tỷ USD), 2023 (83,2 tỷ USD), 2024 (106 tỷ USD). Việt Nam chắc chắn sẽ không tránh khỏi tầm ngắm của chính phủ mới của Tổng thống Donald Trump. Chắc chúng ta còn nhớ, năm 2019, ông Donald Trump đã nói về việc cần thiết phải cân bằng thương mại với Việt Nam và đã gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng" thương mại.
Chính quyền của ôngBiden cũng phản đối việc chuyển dịch nói trên, áp thuế đối với các tấm pin mặt trời được sản xuất tại Việt Nam và ba quốc gia Đông Nam Á khác vào cuối năm 2024. Phải công nhận một sự thật là hầu hết các tấm pin này do các công ty Trung Quốc sản xuất bằng cách đầu tư vào Việt Nam và 3 quốc gia đó nhằm mục đích tránh thuế của Hoa Kỳ.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng căng thẳng thì càng tác động tới kinh tế Việt Nam, bởi vì Việt Nam có mối quan hệ kinh tế - thương mại sâu rộng với hai nước này. Cuộc chiến tranh thương mại này mang lại lợi ích cho Việt Nam như chúng ta đã đề cập ở trên, nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam. Và Mỹ vẫn có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa.
Còn một vấn đề nữa, đó là hàng Việt Nam thực sự có thể bị “vạ lây”. Hàng Việt đứng trước nguy cơ ngày càng bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Trong năm 2024, nhiều hàng Việt đã phải đối diện với gần 50 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.
Sputnik: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.