BRICS tiếp tục lan tỏa ảnh hưởng. Vì sao Việt Nam vẫn giữ im lặng

© Sputnik / Cơ quan ảnh chủ nhà brics-russia2024.ru / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh BRICS XVI Lễ đón tiếp chính thức Trưởng đoàn các nước BRICS của Tổng thống Nga V. Putin
Hội nghị thượng đỉnh BRICS XVI Lễ đón tiếp chính thức Trưởng đoàn các nước BRICS của Tổng thống Nga V. Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2025
Đăng ký
Sức lan tỏa của BRICS đang tăng: Indonesia là thành viên chính thức của BRICS; BRICS có thêm 9 đối tác. Việt Nam đang chờ thời điểm thích hợp và có lợi.
Ngày 6/1/2025, chính phủ Brazil ra thông cáo xác nhận rằng Indonesia đã chính thức gia nhập BRICS với tư cách là thành viên chính thức. Như vậy, khối BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn đã mở rộng thêm. BRICS đã bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Indonesia.
Trước đó, từ 1/1/2025 BRICS chính thức có 9 quốc gia đối tác.

Sức hấp dẫn của BRICS gia tăng

“Việc Indonesia trở thành thành viên thứ 10 của BRICS nói lên sức hấp dẫn và lan tỏa của mô hình liên kết kinh tế-chính trị-xã hội toàn cầu mà không phải là một liên minh kinh tế-chính trị-quân sự như G7 hoặc EU với cái “lưng tựa” là NATO”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tổng thống Putin gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2025
Việt Nam nói về khả năng gia nhập BRICS
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng, tính chất mềm dẻo của BRICS khi nó chấp nhận những sự thống nhất trong khác biệt làm cho BRICS có sức hấp dẫn, gần giống với ASEAN hơn là mô hình SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) và hoàn toàn đối lập với G7 mà bản chất là G1+6 (gồm Mỹ chỉ huy 6 nước chư hầu), đồng thời khác xa với mô hình G20 vốn dĩ là G7 mở rộng.
“Tính mềm dẻo này làm cho các quốc gia dễ chấp nhận hơn so với mô hình “Tư bản chủ nghĩa toàn tòng” của G7 và “Thiên chúa giáo toàn tòng” như EU”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Vì vậy, việc một quốc gia lớn nhất trong thế giới Hồi giáo, có nhiều tín đồ Hồi giáo nhất thế giới như Indonesia tham gia BRICS cùng với quốc gia Hồi giáo lớn khác là Iran cho thấy BRICS hướng tới một thể chế liên kết bình đẳng hơn, không chỉ không phân biệt chủng tộc mà còn không có sự phân biệt về tôn giáo. Nói cách khác, nhân loại đang tiếp thêm một bước quan trọng đến quyền bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc mà không hề có bất kỳ một sự áp đặt hoặc cai trị bằng bất cứ một sức mạnh nà của bất kỳ quốc gia nào.

Nâng cao vị thế của Indonesia trên trường quốc tế

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Sugiono phát biểu tại Jakarta vào đầu tháng 1/2025 rằng việc gia nhập BRICS sẽ có tác động tích cực đến Indonesia, khu vực và thế giới.
“Gia nhập BRICS, Indonesia kỳ vọng sẽ đảm bảo sự hội tụ lợi ích của các nước đang phát triển, chủ yếu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và góp phần làm giảm căng thẳng địa kinh tế và địa chính trị. Với tư cách là một thành viên thường trực của BRICS, Indonesia có thể trực tiếp quyết định chương trình nghị sự và chính sách của BRICS và có quyền quyết định quan trọng”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
PGS-TS Hoàng Giang cũng nhấn mạnh rằng, việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại chủ động, tự do, không tham gia vào một phe cụ thể nào của Indonesia, thể hiện việc Indonesia sẵn sàng tham gia tích cực vào tất cả các diễn đàn. Tất nhiên, tư cách thành viên chính thức của BRICS sẽ gây ra một số căng thẳng trong quan hệ của Indonesia với phương Tây, nhưng không có nghĩa là Indonesia đang quay lưng lại với phương Tây, mà ngược lại, phản ánh những nỗ lực chiến lược của Indonesia nhằm đa dạng hóa quan hệ đối tác, củng cố vị thế kinh tế và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của mình trong một thế giới đa cực đang hình thành.

“Đối với ASEAN, việc Indonesia tham gia BRICS là một sự kiện lịch sử , có tác dụng xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng ASEAN với cơ chế liên kết kinh tế-chính trị lớn nhất hành tinh hiện nay là BRICS”, - . Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Đại sứ Gennady Bezdetko - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2024
Hợp tác Nga - Việt đạt nhiều thành tựu vượt bậc trong năm 2024

Việt Nam vẫn giữ im lặng: Thời điểm phù hợp chưa tới?

Thời điểm hiện tại, 9 quốc gia trong danh sách 13 quốc gia BRICS xem xét việc tham gia vào hoạt động của BRICS với tư cách là đối tác đã chính thức trở thành đối tác của BRICS từ 1-1-2025. Đó là Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Thái Lan, Cuba, Uganda, Malaysia và Uzbekistan.
“Phạm vi mở rộngvà bao trùm của BRICS đã rất rộng lớn: Các quốc gia đối tác mới hiện diện ở hầu hết mọi châu lục, một số là các nước ở Nam bán cầu”, - . PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Việt Nam là một trong 4 quốc gia nằm trong danh sách 13 quốc gia nói trên chưa xác nhận việc tham gia của mình, mặc dù tại BRICS+ tại Kazan tháng 10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tuyên bố rất hùng hồn rằng: Việt Nam sẵn sàng tham gia vào hoạt động của BRICS. Ông Phạm Minh Chính còn đưa ra đề xuất 5 “kết nối chiến lược” để “cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng; đồng thời chia sẻ bài học phát triển của Việt Nam về "kết nối, hội nhập, cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn". Vì sao Việt Nam vẫn giữ im lặng ở thời điểm này?
Trả lời câu hỏi trên của phóng viên Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm lưu ý: Nếu xét về quốc phòng, Việt Nam có quan điểm 4 không thì trong đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng có 4 đảm bảo quan trọng là: Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc; Đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị; Đảm bảo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế; Đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia.
Quan điểm trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ ở nhiều tầm mức khác nhau. Việt Nam vừa coi trọng quan hệ song phương, vừa coi trọng quan hệ đa phương; làm bạn với tất cả các nước mà không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, văn hóa, hay mức độ giàu/nghèo của các đối tác, càng không có chuyện “trọng phú, khinh bần”.

“Khi tham gia các tổ chức, các cơ chế quốc tế đa phương, Việt Nam luôn đặt mục tiêu trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của các tổ chức đó. Đồng thời Việt Nam cũng tính toán đến những khía cạnh có lợi và bất lợi trên nguyên tắc lợi ích của quốc gia dân tộc là tối cao, là trên hết và trước hết. Trên nguyên tắc ấy, Việt Nam không chỉ lực chọn đối tác phù hợp mà còn phải lựa chọn thời điểm phù hợp, mức độ phù hợp với các bước đi phù hợp để tham gia một cách có hiệu quả và các tổ chức, các cơ chế quốc tế”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Andrei Rudenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2024
BRICS và ASEAN: Những lĩnh vực hợp tác nào có tiềm năng?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала