Việt Nam: Hé lộ những cuộc họp “cân não” giữ ai, bỏ ai

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnBộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2025
Đăng ký
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ thẳng thắn về những ngày “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí có những cuộc họp cân não kéo dài từ sáng đến tối muộn, đầu lúc nào cũng căng như dây đàn khi tinh giản bộ máy.
Nói về khoảng thời gian gần 2 tháng thực hiện tinh gọn bộ máy, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng, đây đúng là cuộc “chạy đua” với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
“Cho đến khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chúng tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm”, - Bộ trưởng nói.

Cuộc chạy đua cân não

Có thể thấy Tổng Bí thư Tô Lâm quyết định lựa chọn thời điểm để tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy rất đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử, bởi theo Bộ trưởng “nếu chậm trễ là có lỗi với nhân dân”.
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nội vụ với TTXVN, việc chọn tinh gọn bộ máy lúc này là đúng vào thời điểm trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và nhiều sự kiện quan trọng của đất nước.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 22 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2025
Bộ Nội vụ hướng đến chính quyền địa phương tinh gọn
Khẳng định cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một trong những quyết sách lớn, có ý nghĩa quan trọng và có sức nóng mạnh mẽ, lan tỏa trong cả hệ thống chính trị Bộ trưởng chia sẻ, trong 2 tháng qua Bộ Nội vụ đã nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm, không kể thứ bảy hay chủ nhật để hoàn thành một khối công việc “lớn chưa từng có”.
“Nhiều ngày liên tục, anh em trong Bộ cặm cụi 2-3 giờ sáng vẫn chong đèn làm việc để kịp hoàn thành nhiệm vụ Bộ Chính trị, Chính phủ giao”, - Bộ trưởng xúc động trước tinh thần đoàn kết, tâm huyết, nỗ lực vượt khó, làm việc không kể ngày đêm, không kể sớm tối của anh em trong Bộ.
Thậm chí có những nhiệm vụ rất khó, tưởng chừng như không thể hoàn thành nổi thì Bộ đều đã vượt qua rất xuất sắc.
Và đến nay, sự nỗ lực ấy đã có kết quả, được Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng đánh giá cao, được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất rất cao.

Áp lực sắp xếp bộ máy ai đi ai ở

Thừa nhận việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy đụng chạm nhiều người, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định đây là việc vô cùng áp lực.
Những ngày qua theo bà Trà là những ngày “mất ăn, mất ngủ”: “Thậm chí có những cuộc họp cân não kéo dài từ sáng đến tối muộn, đầu lúc nào cũng căng như dây đàn. Quả là những ngày tháng lịch sử mà chúng tôi không thể nào quên”.
Bộ trưởng chia sẻ với TTXVN rằng, Tổng Bí thư đã nói, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị; là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự dũng cảm, hy sinh của từng cán bộ, đảng viên.
“Một khi đụng đến tổ chức bộ máy là đụng đến con người, lương bổng, bao giờ cũng rất nhạy cảm và khó làm”, - lãnh đạo Bộ Nội vụ thẳng thắn.
Do đó, ngay từ khi bắt tay vào việc tinh gọn, Bộ Nội vụ luôn nhấn mạnh đến việc chủ động làm tốt công tác tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất và đã gọi là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy thì không chỉ là vấn đề giảm về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.
Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả. Từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp.
Như đã biết, theo đề án đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, Chính phủ sẽ giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 519 cục và tổ chức tương đương.
Chính phủ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2024
Sáp nhập Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ như thế nào?
Ngoài ra còn giảm 219 vụ và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 120 vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 98 vụ và tương đương thuộc tổng cục); giảm 3.303 chi cục và tương đương.
Số nhân sự cấp trưởng cũng sẽ giảm tương ứng với số đầu mối cần giảm. Cụ thể sẽ giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng và gần 3.303 chi cục trưởng. Cũng giảm rất nhiều cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác.
“Tuy nhiên, đi vào cụ thể “giảm ai, giữ ai” là một vấn đề không phải đơn giản, đòi hỏi sự đánh giá công tâm, khách quan và minh bạch của cấp có thẩm quyền và người đứng đầu của từng cơ quan, tổ chức”, - Bộ trưởng lưu ý.
Trong tình hình hiện nay, để giúp các bộ, ngành, địa phương giải được bài toán nhân sự khi tinh gọn bộ máy, Bộ Nội vụ đã có công văn định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.
Trong đó nêu rõ việc chọn lựa người đứng đầu cơ quan mới sau hợp nhất có thể là nhân sự ở trong hoặc ngoài cơ quan đó. Số lượng cấp phó có thể cao hơn quy định và giảm theo quy định trong thời hạn 5 năm.
Số lượng biên chế của cơ quan mới tối đa không vượt quá tổng số trước khi hợp nhất nhưng phải giảm biên chế theo quy định trong thời hạn 5 năm; quan tâm bố trí sử dụng cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết.
Đặc biệt là Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành đồng bộ 3 nghị định quan trọng liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Đó là Nghị định 177 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng; Nghị định 178 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị định 179 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
 Giấy tờ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2024
Động thái nóng của Bộ Nội vụ
Có thể thấy, các giải pháp đồng bộ từ làm tốt công tác tư tưởng đến định hướng trong sắp xếp, bố trí nhân sự và có đầy đủ các chế độ chính sách để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy đều đã được thực hiện.

Trách nhiệm nặng nề

Bộ trưởng nhắc lại ngày chủ nhật ngày 1/12/2024, ngay sau khi kết thúc Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 vào buổi sáng thì 3 tiếng sau đó, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị triển khai ngay công việc như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm “tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước”.
Trong đó, Bộ Nội vụ được giao thực hiện khối lượng công việc lớn chưa từng có và phải triển khai trong khoảng thời gian có thể nói là thần tốc.
“Chúng tôi vừa thực hiện những công việc chung về sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị; vừa chủ trì xây dựng, tham mưu các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; vừa xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ; xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…”, - Bộ trưởng cho biết.
Cùng với đó, Bộ Nội vụ cũng được giao xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây.
Đó là các dự thảo luật sửa đổi liên quan đến tổ chức bộ máy như Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương…Hay như dự thảo Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; nghị định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp…
Người đứng đầu Bộ Nội vụ chia sẻ: “Đây là khối lượng công việc hết sức nặng nề, phức tạp, song cũng là trọng trách rất lớn mà Bộ Nội vụ vinh dự được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng giao”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2024
Bộ trưởng Nội vụ nói về tinh giản bộ máy: “Sẵn sàng tâm thế như ra trận”
Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
“Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với tinh thần “tính từng phút chứ không còn tính từng giờ”. Tôi luôn động viên anh em đã xác định làm cách mạng thì phải luôn sẵn sàng tâm thế như ra trận và chiến thắng; làm việc thêm giờ, ngoài giờ để hoàn thành tiến độ các nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt nhất”, - bà Trà bày tỏ.
Nhìn lại năm 2024, lãnh đạo Bộ Nội vụ đánh giá, đây là một năm điển hình của sự vượt khó để vượt lên, là năm điển hình của tinh thần, bản lĩnh, ý chí tự lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và cũng là một năm điển hình của “không có gì là không thể”.
Có áp lực, có khó khăn thì chúng ta mới tìm cách để làm, càng khó càng có động lực để nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.
Chia sẻ với 100.000 người bị ảnh hưởng khi tinh gọn bộ máy, Bộ trưởng Trà cho rằng, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mang tính lịch sử, nhiều công việc đặc biệt trọng đại, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung”.
“Đã làm cách mạng thì phải có sự hy sinh, cống hiến, phải có người tiên phong ra trận. Và mỗi người tiên phong, sẵn sàng chấp nhận hy sinh nhường cơ hội cho thế hệ trẻ chính là mảnh ghép vẻ vang của hình hài chiến thắng. Tất cả đều sẽ được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, biểu dương”, - Bộ trưởng bộc bạch.
Các thành viên tham dự tấp huấn viết bài thu hoạch thể hiện rõ sự tiếp thu sâu sắc các Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2024
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người tung tin về sáp nhập các tỉnh thành
Dẫn lại lời của Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) rằng:
“Hãy coi tinh gọn bộ máy là một cơ hội đặc biệt ghi nhận sự đóng góp của cán bộ thay vì là dịp đấu tố ai giỏi, ai kém với tinh thần chung người ở lại là gánh vác việc nước, người về là vì nước”.
Bộ trưởng mong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù ở bất cứ vị trí nào, làm việc trong khu công hay tư đều nỗ lực xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để Việt Nam trở thành “nước phát triển, thu nhập cao”, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала