https://kevesko.vn/20250131/carl-thayer-khen-viet-nam-va-ong-nguyen-phu-trong-34290188.html
Carl Thayer khen Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng
Carl Thayer khen Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng
Sputnik Việt Nam
GS. Carl Thayer của Australia đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam. 31.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-31T15:21+0700
2025-01-31T15:21+0700
2025-01-31T15:21+0700
việt nam
đảng cộng sản việt nam
nhà báo
australia
chính trị
xã hội
người lao động
nguyễn phú trọng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/14/31968121_0:148:3117:1901_1920x0_80_0_0_7e30536dfac080cfbb0b35b1d20afdd8.jpg
Ông Thayer nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc chiến chống tham nhũng do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, và cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tăng trưởng.Chiến dịch chống tham nhũng của cố TBT Nguyễn Phú TrọngTrả lời TTXVN, GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nhìn nhận Việt Nam đã đạt được sự công nhận của quốc tế trong cuộc chiến chống tham nhũng dưới thời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và công cuộc tinh gọn bộ máy hiện tại để hướng đến thành nước phát triển thu nhập cao.Ông nhắc lại cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên được bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011, được bầu lại tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) và lần thứ XIII (2021).Theo ông Thayer, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam khi Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ngoại trừ giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2021.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trung bình 5,5% từ năm 2011-2023. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện vai trò lãnh đạo bằng cách theo đuổi cuộc chiến chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực, chiến dịch xây dựng Đảng, ứng phó với đại dịch Covid-19 và giành được sự công nhận của quốc tế về vai trò chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các vấn đề đối ngoại.Chiến dịch chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đã đạt được tiến bộ đáng kể, nâng điểm số của Việt Nam trong bảng “Chỉ số nhận thức tham nhũng” của Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ 2,9 năm 2011 lên 41 năm 2023.Ngoài ra, “Chỉ số nhận thức tham nhũng” xếp hạng hơn 180 quốc gia trên thang điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 100 (rất trong sạch). Trong bảng này, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 112 lên vị trí thứ 83 trong giai đoạn 2011-2023.Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nướcÔng Thayer cho rằng, tham nhũng ăn mòn sức mạnh của nhà nước, cản trở hiệu quả của nhà nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài.Cuộc chiến chống tham nhũng là cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được các mục tiêu phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng, song song đó cần tinh gọn bộ máy nhà nước để tạo điều kiện cho hiện đại hóa phương tiện sản xuất, tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như đổi mới công nghệ, số hóa, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tăng trưởng. Theo GS. Thayer, các mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho năm 2030 và 2045 là cần thiết để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình.Bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi chiến lược phát triển dựa vào đầu tư nước ngoài đạt đến giới hạn, và quốc gia có thu nhập trung bình không còn khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế do mức lương tương đối cao và năng suất thấp.Điều này đồng nghĩa với việc, yếu tố dẫn đến tăng trưởng hiện tại của Việt Nam như sản xuất thâm dụng lao động không còn đủ để thúc đẩy thu nhập và năng suất lên cao hơn nữa.Ông Thayer cho rằng, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của Việt Nam sẽ mang đến cơ hội phát triển đủ năng lực để thay đổi quan hệ sản xuất sang tập trung cao vào công nghệ. Đây là cơ hội để phát triển tầng lớp trung lưu Việt Nam và khuyến khích tiêu dùng trong nước.Chưa hết, Việt Nam còn có cơ hội trở thành “mắt xích” đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các mặt hàng công nghệ cao như chip máy tính, tấm pin mặt trời và xe điện. Việt Nam cũng có thể tận dụng mạng lưới đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện đang phát triển của mình.Theo chuyên gia, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tinh gọn bộ máy, duy trì cam kết thống nhất của toàn bộ chính phủ với sự thay đổi, cải cách các cấu trúc quan liêu để giám sát các doanh nghiệp thương mại, quan hệ lao động và sử dụng năng lượng, cũng như tìm kiếm đầu tư nước ngoài để nâng cao nguồn nhân lực cho kỷ nguyên công nghệ mới.Cuối cùng, Việt Nam phải phát triển lực lượng lao động trình độ cao, am hiểu công nghệ; phát triển các chuỗi giá trị trong nước được tích hợp tốt; chủ động làm sâu sắc hơn hội nhập thương mại khu vực; chuyển từ sản xuất cần nhiều lao động sang sản xuất giá trị cao cần nhiều công nghệ; giảm các hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang sản xuất phát thải ít carbon.
https://kevesko.vn/20241207/carl-thayer-binh-luan-bat-ngo-ve-viet-nam-33374045.html
https://kevesko.vn/20250130/nha-bao-cuba-noi-ve-dang-cong-san-viet-nam-bac-ho-va-khoi-brics-34274743.html
https://kevesko.vn/20250128/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-nha-co-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-34243906.html
australia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/14/31968121_194:0:2925:2048_1920x0_80_0_0_3fd356bb1ca01b29cdaf96c7f373b3e0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đảng cộng sản việt nam, nhà báo, australia, chính trị, xã hội, người lao động, nguyễn phú trọng
việt nam, đảng cộng sản việt nam, nhà báo, australia, chính trị, xã hội, người lao động, nguyễn phú trọng
Carl Thayer khen Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng
GS. Carl Thayer của Australia đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam.
Ông Thayer nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc chiến chống tham nhũng do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, và cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tăng trưởng.
Chiến dịch chống tham nhũng của cố TBT Nguyễn Phú Trọng
Trả lời TTXVN, GS.
Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nhìn nhận Việt Nam đã đạt được sự công nhận của quốc tế trong cuộc chiến chống tham nhũng dưới thời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và công cuộc tinh gọn bộ máy hiện tại để hướng đến thành nước phát triển thu nhập cao.
Ông nhắc lại cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên được bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011, được bầu lại tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) và lần thứ XIII (2021).
Theo ông Thayer, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam khi Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ngoại trừ giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2021.

7 Tháng Mười Hai 2024, 18:13
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trung bình 5,5% từ năm 2011-2023. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện vai trò lãnh đạo bằng cách theo đuổi cuộc chiến chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực, chiến dịch xây dựng Đảng, ứng phó với đại dịch Covid-19 và giành được sự công nhận của quốc tế về vai trò chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các vấn đề đối ngoại.
Chiến dịch chống tham nhũng do ông
Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đã đạt được tiến bộ đáng kể, nâng điểm số của Việt Nam trong bảng “Chỉ số nhận thức tham nhũng” của Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ 2,9 năm 2011 lên 41 năm 2023.
Ngoài ra, “Chỉ số nhận thức tham nhũng” xếp hạng hơn 180 quốc gia trên thang điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 100 (rất trong sạch). Trong bảng này, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 112 lên vị trí thứ 83 trong giai đoạn 2011-2023.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước
Ông Thayer cho rằng, tham nhũng ăn mòn sức mạnh của nhà nước, cản trở hiệu quả của nhà nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài.
Cuộc chiến chống tham nhũng là cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được các mục tiêu phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng, song song đó cần tinh gọn bộ máy nhà nước để tạo điều kiện cho hiện đại hóa phương tiện sản xuất, tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như đổi mới công nghệ, số hóa, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tăng trưởng. Theo GS. Thayer, các mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho năm 2030 và 2045 là cần thiết để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi chiến lược phát triển dựa vào đầu tư nước ngoài đạt đến giới hạn, và quốc gia có thu nhập trung bình không còn khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế do mức lương tương đối cao và năng suất thấp.
Điều này đồng nghĩa với việc, yếu tố dẫn đến tăng trưởng hiện tại của Việt Nam như sản xuất thâm dụng lao động không còn đủ để thúc đẩy thu nhập và năng suất lên cao hơn nữa.
Ông Thayer cho rằng, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của Việt Nam sẽ mang đến cơ hội phát triển đủ năng lực để thay đổi quan hệ sản xuất sang tập trung cao vào công nghệ. Đây là cơ hội để phát triển tầng lớp trung lưu Việt Nam và khuyến khích tiêu dùng trong nước.
Chưa hết, Việt Nam còn có cơ hội trở thành “mắt xích” đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các mặt hàng công nghệ cao như
chip máy tính, tấm pin mặt trời và xe điện. Việt Nam cũng có thể tận dụng mạng lưới đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện đang phát triển của mình.
Theo chuyên gia, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tinh gọn bộ máy, duy trì cam kết thống nhất của toàn bộ chính phủ với sự thay đổi, cải cách các cấu trúc quan liêu để giám sát các doanh nghiệp thương mại, quan hệ lao động và sử dụng năng lượng, cũng như tìm kiếm đầu tư nước ngoài để nâng cao nguồn nhân lực cho kỷ nguyên công nghệ mới.
Cuối cùng, Việt Nam phải phát triển lực lượng
lao động trình độ cao, am hiểu công nghệ; phát triển các chuỗi giá trị trong nước được tích hợp tốt; chủ động làm sâu sắc hơn hội nhập thương mại khu vực; chuyển từ sản xuất cần nhiều lao động sang sản xuất giá trị cao cần nhiều công nghệ; giảm các hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang sản xuất phát thải ít carbon.