Việt Nam: Cơ chế đặc thù để Hà Nội và TP.HCM “tự quyết” làm metro?

© Ảnh : ITN/Báo Đại biểu Nhân dânTP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa "giấc mơ metro"
TP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa giấc mơ metro - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2025
Đăng ký
Ngày 8/2, Chính phủ Việt Nam đã thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP.HCM.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Hà Nội và TP.HCM đề xuất cụ thể về cơ chế chính sách để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại 2 thành phố, trên tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Thí điểm cơ chế phát triển metro ở TP.HCM, Hà Nội

VTV dẫn nội dung Nghị quyết số 28/NQ-CP nêu rõ, Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP.HCM theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 07/TTr-BGTVT ngày 6/2/2025.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo đúng quy định. Đồng thời, chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Người dân xếp hàng trước lối vào số 1 tại ga trung tâm Bến Thành. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2024
Metro số 1 đón 279.000 lượt khách, vượt xa so với kế hoạch khai thác ban đầu
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP.HCM vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025; trình Quốc hội thông qua tại một kỳ họp trong tháng 2/2025.
Bộ Giao thông vận tải, UBND TP. Hà Nội, UBND TP.HCM phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định, bảo đảm tiến độ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu.
Nghị quyết 28/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, tức là từ ngày 8/2/2025.

Phát triển metro Hà Nội, TP.HCM

Trước đó, ngày 20/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội, TP.HCM.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cùng hai thành phố khẩn trương rà soát nội dung từng cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù trong dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội xem xét theo thủ tục rút gọn.
Trong dự thảo, cần phân nhóm chính sách chung dành cho cả 2 thành phố, gồm những chính sách mới chỉ thực hiện ở TP. Hà Nội hoặc TP.HCM; và nhóm chính sách riêng cho từng thành phố.
Hành khách tươi vui khi lên tàu metro số 1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2024
Cảnh khó tin ở Sài Gòn khi tuyến metro số 1 TP.HCM chính thức vận hành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao 2 thành phố đề xuất cụ thể về cơ chế chính sách phân cấp trình tự thủ tục phê duyệt dự án, quyết định chủ trương đầu tư, vốn đầu tư, điều chỉnh quy hoạch… bảo đảm rút ngắn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đẩy nhanh thi công xây lắp, hoàn thành sớm dự án. Tinh thần công việc là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Cùng với đó, triển khai các bước theo quy định của pháp luật về đầu tư, các cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù đã đề xuất để chuẩn bị cho các dự án đầu tư đường sắt đô thị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала