Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Căn cứ quân sự Cam Ranh: Chia tay, nhưng không lâu

© Flickr / Nguyen Hung VuCam Ranh
Cam Ranh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2025
Đăng ký
Như chúng tôi đã lưu ý trong những bài mạn đàm trước đây, sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng và cho đến khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh tế từ phía Liên Xô trong việc khôi phục, xây dựng và đưa vào vận hành hơn một trăm cơ sở lớn, trong đó có không chỉ những cơ sở công nghiệp.
Khối lượng công việc rất lớn đã được thực hiện, đặc biệt là ở Cam Ranh, trên lãnh thổ căn cứ quân sự cũ của Mỹ. Khi rời khỏi Việt Nam, Mỹ đã phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở. Để đáp lại yêu cầu của phía Việt Nam, ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định tái thiết cơ sở hạ tầng tại đó. Mátxcơva và Hà Nội bắt đầu đàm phán về việc xây dựng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô tại Cam Ranh. Trong đàm phán đã có những tình huống phức tạp, nó thậm chí bị gián đoạn mấy lần. Nhưng, cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã thúc đẩy quá trình đàm phán.
Việc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2025
Những trang sử vàng
Công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám

Cuộc sống mới của Cam Ranh

Vào tháng 3-tháng 4 năm 1979, ba tàu chiến của Liên Xô đã neo đậu tại Cam Ranh. Đây là lần đầu tiên thủy thủ hải quân Liên Xô đã vào vịnh này kể từ năm 1905, khi Hải đội Thái Bình Dương Đế quốc Nga đóng quân ở đây trong thời gian ngắn trong thời gian Chiến tranh Nga-Nhật. Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên Xô và Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô. Trên thực tế, đây là hợp đồng thuê căn cứ miễn phí trong vòng 25 năm. Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam. Trong 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã thành lập một hải đội tàu lớn ở Vịnh Cam Ranh. Nếu năm 1979 có khoảng tám tàu ​​chiến ở đó thì đến cuối năm 1983 đã có 22 tàu.

Cam Ranh - công trường xây dựng khổng lồ

Dự án xây dựng hoành tráng đã được khởi công tại Cam Ranh trên diện tích 136 km2 với sự tham gia tích cực của các nhà xây dựng Việt Nam. Chỉ riêng hơn 700 nghìn tấn vật liệu xây dựng, chưa kể thiết bị, đã được Liên Xô chuyển đến đó. Đến năm 1987, Liên Xô đã xây mới đến 440 toà nhà và đơn vị hạ tầng. Năm 1988 là 28 đơn vị và năm 1989 là 131 đơn vị. Năm 1990, 55 công trình neo đậu, trạm phát điện, doanh trại và nhà ở, Nhà Hữu nghị, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi - giặt là, trung tâm điện thoại 400 số, sân vận động, 16 tòa nhà chung cư và một nhà máy điện diesel đã được đưa vào hoạt động.
Cửa hàng bách hóa trung tâm tại Hà Nội, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2025
Tháng 1 năm 1950 là một tháng đáng ghi nhớ đối với Việt Nam
Cần lưu ý rằng, các cơ sở này đều trở thành tài sản của Việt Nam. Trong thời gian hoạt động của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô tại Cam Ranh, bất động sản cần thiết cho hoạt động của Trạm được chuyển giao miễn phí cho phía Liên Xô, và sau khi Trạm đóng cửa, các tòa nhà và công trình thuộc căn cứ đã được bàn giao cho Việt Nam.

Nhập khẩu nước ngọt từ Singapore trở nên không cần thiết

Trong quá trình làm việc đã phát sinh một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến nước ngọt. Các nguồn nước xung quanh Cam Ranh không chỉ không thích hợp để uống mà còn không thích hợp để xây dựng. Người Pháp và người Mỹ đã từng giải cơn khát và đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị của họ bằng nước nhập khẩu, chủ yếu từ Singapore. Bây giờ vấn đề phải được giải quyết theo cách khác. Và giải pháp đã được tìm ra. Các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành khảo sát thành công về sự hiện diện của nước ngọt và kể từ cuối những năm 1980, lần đầu tiên trong lịch sử Cam Ranh, nước ngọt đã được cung cấp từ những giếng khoan thông qua đường ống dẫn nước do các chuyên gia Liên Xô xây dựng từ một hồ nước ngọt nằm cách căn cứ bốn km. Một hệ thống lọc và xử lý sinh học nước khoan ngầm đã được xây dựng. Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Phùng Thế Tài và Giám đốc Tổ chức xây dựng và lắp máy Liên Xô tại Cam Ranh, Trung tướng Viktor Aistov đã hứng nước thẳng từ vòi của hệ thống lọc và xử lý sinh học nước khoan ngầm của căn cứ để uống, một hành động mà họ cho là thể hiện lòng tin của lãnh đạo cao cấp Việt Nam đối với các chuyên gia Liên Xô và thành quả lao động của họ.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2025
Những trang sử vàng
Trái với di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các nhân viên của nhóm đổ bộ chiến đấu Liên Xô trên bán đảo Cam Ranh đã phát hiện và vô hiệu hóa hơn 25 nghìn vật nổ - bom máy bay chưa nổ, đạn pháo, bom bi, mìn các loại do Mỹ và Pháp sản xuất.

Chia tay tạm thời

Năm 1998, Hà Nội đã nhắc nhở Mátxcơva rằng thời hạn thuê căn cứ miễn phí sẽ hết hạn vào năm 2004 và đề nghị gia hạn hợp đồng thuê, nhưng không miễn phí mà với mức phí hàng năm là 300 triệu đô la. Năm 2001, giới lãnh đạo Nga quyết định không gia hạn thỏa thuận với Việt Nam và rút Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trước thời hạn. Ngày 2 tháng 5 năm 2002, các văn bản về việc chuyển giao từ phía Liên Xô và tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất tại Cam Ranh đã được ký kết. Ngày 4/5/2002, quân đội Nga rút toàn lực lượng khỏi Cam Ranh, trao lại toàn bộ quyền sử dụng, khai thác quân cảng này cho phía Việt Nam.

Nga và Cam Ranh ngày nay

Ngày nay, căn cứ Cam Ranh vẫn tiếp tục tồn tại thành công, đặc biệt là nơi neo đậu, trực chiến 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ này tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Ngày 12 tháng 11 năm 2013, theo kết quả cuộc đàm phán cấp cao giữa Nga và Việt Nam, hai bên đã ký thỏa thuận về việc thành lập tại Cam Ranh trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm. Ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nga và Việt Nam đã ký kết thỏa thuận đơn giản hoá thủ tục cho tàu chiến Nga cập cảng vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Căn cứ vào thỏa thuận, tàu chiến Nga sau khi phục vụ trên Đại dương Thế giới cập cảng ở vịnh Cam Ranh chỉ cần thông báo cho nhà cầm quyền ở cảng là có thể được, không cần thực hiện thủ tục tiếp theo. Vào mùa xuân năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh được sử dụng để hạ cánh máy bay IL-78, tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2025
Những trang sử vàng
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала