- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Thủ tướng Scholz nói về vai trò của châu Âu trong các cuộc đàm phán tương lai về Ukraina

© AP Photo / Ebrahim NorooziThủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Đăng ký
Ý kiến của châu Âu về việc giải quyết xung đột ở Ukraina chắc chắn sẽ được hỏi đến bởi vì châu Âu đã hỗ trợ Kiev nhiều hơn Mỹ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc tranh luận trước bầu cử được kênh truyền hình NTV của Đức phát sóng cho biết.
"Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai... thỏa thuận về việc phi quân sự hóa Ukraina. Ngược lại, họ cần có quân đội rất mạnh để nếu đạt được thỏa thuận hòa bình sẽ không ai tấn công họ nữa", - ông Scholz nói.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ được hỏi ý kiến, vì nếu không có chúng tôi thì điều đó là không thể. Châu Âu đã hỗ trợ Ukraina nhiều hơn Hoa Kỳ", - ông Scholz trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình muốn làm rõ "chúng tôi sẽ không cho phép" có nghĩa là gì nếu "châu Âu không được hỏi ý kiến".
Ông cho biết người châu Âu sẽ không để cho số phận của Ukraina được "quyết định sau cánh cửa đóng kín" và có ý định tham dự hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo EU tại Paris vào thứ Hai.
"Đức đã cung cấp 44 tỷ euro viện trợ, bao gồm cả cho người tị nạn Ukraina. Chúng tôi đã cung cấp 28 tỷ euro viện trợ quân sự… và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina", - Thủ tướng nói thêm.
Người châu Âu có tiếng nói, đồng thời sẽ "không có sự đảm bảo an ninh" nếu không có sự tham gia của châu Âu, ông kết luận.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống Mỹ Trump cắt đứt liên lạc với EU trong bối cảnh đàm phán về Ukraina
Trước đó, lãnh đạo các thể chế châu Âu tại Brussels tuyên bố rằng họ kiên quyết lập trường đòi phải có sự tham gia của Kiev và EU vào các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraina, sự tham gia mà nếu không có thì có vẻ như "thỏa thuận hòa bình sẽ không hiệu lực".
Về phần mình Tổng thư ký NATO Mark Rutte ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraina và khuyên người châu Âu "ngừng phàn nàn" về việc không được gọi vào bàn đàm phán mà nên bắt đầu đưa ra các sáng kiến cụ thể cho giải pháp hòa bình.
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ đã có cuộc điện đàm kéo dài gần một tiếng rưỡi vào ngày 12 tháng 2. Theo thông báo của Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, nguyên thủ hai nước đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc trao đổi công dân của Nga và Hoa Kỳ, cũng như việc giải quyết tình hình ở Ukraina. Ông lưu ý rằng Washington là người thảo luận trực tiếp chính của Moskva trong việc giải quyết tình hình ở Ukraina.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала