https://kevesko.vn/20250217/trung-quoc-thu-mua-o-at-tom-viet-nam-34563000.html
Trung Quốc thu mua ồ ạt tôm Việt Nam
Trung Quốc thu mua ồ ạt tôm Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Năm 2024, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. 17.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-17T22:36+0700
2025-02-17T22:36+0700
2025-02-17T22:36+0700
trung quốc
tôm
việt nam
vasep
kinh tế
nhập khẩu
hoa kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/71/2397124_0:160:3076:1890_1920x0_80_0_0_5e691421d3c056e9fd75aeacaaed5f42.jpg
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 99% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này năm 2024.Trung Quốc mạnh tay mua tôm Việt NamHiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu thống kê cho biết, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023.Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đạt hơn 840 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023. Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, vượt qua Mỹ.Đáng chú ý, trong năm 2024, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác, chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) ghi nhận, kim ngạch nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 6,8 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước đó.Theo đánh giá của VASEP, tôm Việt Nam thành công chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc vì nguồn cung nội địa nước này giảm mạnh do thời tiết bất lợi, trong khi Bắc Kinh lại áp đặt rất nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa.Bên cạnh đó, một lý do khác là do Ecuador – nước chủ yếu xuất khẩu tôm chân trắng vào Trung Quốc – lại giảm mặt hàng này.Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt NamTrong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng đều giảm, trong khi mặt hàng tôm hùm và tôm khác lại tăng cực mạnh. Theo đó, tôm loại khác (gồm tôm hùm) chiếm gần 52%. Tôm chân trắng và tôm sú lần lượt trên 36% và 12%.Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 99% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này.Báo Tiền Phong dẫn lời bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm của VASEP cho biết, sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu sang Trung Quốc là do sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp trong xã hội đất nước tỷ dân.Trước đây, tôm chân trắng từng là mặt hàng ưa chuộng của tầng lớp trung lưu, vì giá cả phải chăng và dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng trưởng thu nhập giảm, chi phí sinh hoạt tăng, người tiêu dùng chuyển sang chú ý đến hiệu quả chi phí và protein thủy sản đang dần chuyển từ "ưa thích" sang "tùy chọn".Trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm, các mặt hàng thực phẩm giá cả phải chăng, dễ bảo quản dẫn trở thành lựa chọn hàng đầu của hầu hết các gia đình, nhất là ở phân khúc trung cấp và bình dân. Do đó, tôm chân trắng nhập khẩu không còn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trung lưu, bình dân.Trong khi đó, giới thượng lưu Trung Quốc lại có mức tiêu dùng tương đối ổn định. Các mặt hàng cao cấp như tôm hùm luôn được yêu thích, có mặt trong các bữa tiệc sang trọng. Điều này khiến cho tôm hùm được tiêu thụ mạnh ở Trung Quốc.Trong nửa đầu tháng 1/2025, xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh 191% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 51 triệu USD.Theo dự báo của VASEP, trong thời gian tới, khi các chính sách thuế quan của Mỹ đánh vào hàng nhập khẩu Canada và Trung Quốc có hiệu lực, thị trường nước này sẽ có biến động.Theo đó, Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu nhiều mặt và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước để bù đắp cho sự sụt giảm thị phần ở Mỹ. Ngoài ra, tôm Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh với tôm từ Canada tại thị trường tỷ dân.Theo VASEP, nhu cầu tôm chân trắng hạ nhiệt do tầng lớp trung lưu giảm sức mua. Ngược lại, các sản phẩm thủy sản cao cấp như tôm hùm, cá hồi, cua hoàng đế vẫn duy trì sức tiêu thụ ổn định.VASEP khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên tiếp tục tăng cường thế mạnh xuất khẩu tôm hùm và đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, kích thích nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng truyền thống như tôm chân trắng và tôm sú tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
https://kevesko.vn/20241117/nuoc-my-tren-het-cua-trump-anh-huong-the-nao-den-viet-nam-32975788.html
https://kevesko.vn/20240131/my-dieu-tra-chong-tro-cap-tom-nuoc-am-dong-lanh-viet-nam-tim-don-vi-tu-van-phap-ly--27918772.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/71/2397124_173:0:2904:2048_1920x0_80_0_0_54b7ede65d20ad0681f79143e3df610d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, tôm, việt nam, vasep, kinh tế, nhập khẩu, hoa kỳ
trung quốc, tôm, việt nam, vasep, kinh tế, nhập khẩu, hoa kỳ
Trung Quốc thu mua ồ ạt tôm Việt Nam
Năm 2024, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 99% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này năm 2024.
Trung Quốc mạnh tay mua tôm Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu thống kê cho biết, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023.
Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này sang
Trung Quốc đạt hơn 840 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023. Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, vượt qua Mỹ.
Đáng chú ý, trong năm 2024, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác, chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) ghi nhận, kim ngạch nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 6,8 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước đó.
Theo đánh giá của VASEP, tôm Việt Nam thành công chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc vì nguồn cung nội địa nước này giảm mạnh do thời tiết bất lợi, trong khi Bắc Kinh lại áp đặt rất nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Bên cạnh đó, một lý do khác là do Ecuador – nước chủ yếu xuất khẩu tôm chân trắng vào Trung Quốc – lại giảm mặt hàng này.

17 Tháng Mười Một 2024, 22:28
Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt Nam
Trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng đều giảm, trong khi mặt hàng tôm hùm và tôm khác lại tăng cực mạnh. Theo đó, tôm loại khác (gồm tôm hùm) chiếm gần 52%. Tôm chân trắng và tôm sú lần lượt trên 36% và 12%.
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường mua tôm hùm lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 99% tổng lượng
xuất khẩu mặt hàng này.
Báo Tiền Phong dẫn lời bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm của VASEP cho biết, sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu sang Trung Quốc là do sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp trong xã hội đất nước tỷ dân.
Trước đây, tôm chân trắng từng là mặt hàng ưa chuộng của tầng lớp trung lưu, vì giá cả phải chăng và dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng trưởng thu nhập giảm, chi phí sinh hoạt tăng, người tiêu dùng chuyển sang chú ý đến hiệu quả chi phí và protein thủy sản đang dần chuyển từ "ưa thích" sang "tùy chọn".
Trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm, các mặt hàng thực phẩm giá cả phải chăng, dễ bảo quản dẫn trở thành lựa chọn hàng đầu của hầu hết các gia đình, nhất là ở phân khúc trung cấp và bình dân. Do đó, tôm chân trắng nhập khẩu không còn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trung lưu, bình dân.
Trong khi đó, giới thượng lưu Trung Quốc lại có mức tiêu dùng tương đối ổn định. Các mặt hàng cao cấp như tôm hùm luôn được yêu thích, có mặt trong các bữa tiệc sang trọng. Điều này khiến cho tôm hùm được tiêu thụ mạnh ở Trung Quốc.
Trong nửa đầu tháng 1/2025, xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh 191% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 51 triệu USD.
Theo dự báo của VASEP, trong thời gian tới, khi các chính sách thuế quan của Mỹ đánh vào hàng nhập khẩu Canada và Trung Quốc có hiệu lực, thị trường nước này sẽ có biến động.
Theo đó, Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu nhiều mặt và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước để bù đắp cho sự sụt giảm thị phần ở Mỹ. Ngoài ra, tôm Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh với tôm từ
Canada tại thị trường tỷ dân.
Theo VASEP, nhu cầu tôm chân trắng hạ nhiệt do tầng lớp trung lưu giảm sức mua. Ngược lại, các sản phẩm thủy sản cao cấp như tôm hùm, cá hồi, cua hoàng đế vẫn duy trì sức tiêu thụ ổn định.
VASEP khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên tiếp tục tăng cường thế mạnh xuất khẩu tôm hùm và đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, kích thích nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng truyền thống như tôm chân trắng và tôm sú tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.