Quyết định táo bạo của Việt Nam

© Depositphotos.com / Underworld1Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản
Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2025
Đăng ký
Việt Nam nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, bỏ mô hình tòa án, viện kiểm sát cấp huyện.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư lưu ý không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ, không để ảnh hưởng đến việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.

Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký ban hành kết luận 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Theo kết luận ngày 14/2, để tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).
Xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã.
“Định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3-2025”, - Kết luận số 126 của Bộ Chính trị nêu.
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Tính đến ngày 30-6-2024, theo báo cáo của Bộ Nội vụ, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện (523 huyện, 46 quận, 51 thị xã, 84 thành phố thuộc tỉnh và một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). Cả nước 10.595 đơn vị hành chính cấp xã (8.192 xã, 1.784 phường, 619 thị trấn).
Các thành viên tham dự tấp huấn viết bài thu hoạch thể hiện rõ sự tiếp thu sâu sắc các Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2024
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người tung tin về sáp nhập các tỉnh thành
Theo nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn của đơn vị cấp tỉnh là quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.
Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên, diện tích từ 8.000km2 trở lên; tỉnh các vùng, miền khác từ 1,4 triệu người trở lên, diện tích từ 5.000km2 trở lên.
Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 1 thành phố hoặc 1 thị xã.
Về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương, có quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 1.500km2 trở lên.
Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 9 đơn vị trở lên. Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 2 quận.
Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I...

Nghiên cứu bỏ tòa án, viện kiểm sát cấp huyện

Tại kết luận 126 này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra.
Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp ủy địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý 2/2025.
Bộ Chính trị cũng giao Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các Tỉnh ủy, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đề án tổ chức công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.
Giao Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (tòa án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống tòa án nhân dân được chia làm bốn cấp gồm TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2024
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị Trung ương
Tòa án quân sự các cấp gồm Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Tương tự, song song còn có Viện kiểm sát quân sự các cấp gồm Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện kiểm sát quân sự khu vực.
Kết luận 126 cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý 2-2025.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì nghiên cứu định hướng sáp nhập cơ quan phát thanh, truyền hình thuộc tỉnh vào báo của đảng bộ tỉnh, thành.
Giao Quân ủy Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức quân đội (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện).
Đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2025
Việt Nam họp Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII để bàn gì?
Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương phối hợp tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc, nhất là các cơ quan báo chí nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu quả hoạt động theo hướng tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thực sự cần thiết (báo cáo Bộ Chính trị trong quý II-2025).
Những cơ quan này cũng được giao nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay (báo cáo Bộ Chính trị trong quý III-2025).

Không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ

Về thực hiện Kết luận 121 của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng khẩn trương hoàn thiện tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị gắn với hoạt động của các đảng bộ, chi bộ (nhất là đối với bốn đảng bộ trực thuộc Trung ương và hai đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập).
Việc này nhằm bảo đảm tổ chức đại hội đảng các cấp theo đúng tiến độ, nội dung yêu cầu nêu tại Chỉ thị 35 và Kết luận 118 của Bộ Chính trị.
Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ phải tiếp tục làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ bị tác động, ảnh hưởng.
“Đặc biệt, bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan theo tinh thần "từ việc chọn người", giữ được những cán bộ có năng lực, không để "chảy máu chất xám", không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ, không để ảnh hưởng đến việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp”, - Bộ Chính trị nêu rõ.
Cùng với đó, bảo đảm trong tháng 3/2025 tiến hành tổ chức đại hội cấp cơ sở, đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở vào đầu quý 2/2025.
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam tự nguyện sáp nhập các huyện xã theo diện khuyến khích
Một nội dung khác rất đáng quan tâm là việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban Đại hội XIV của Đảng tiếp thu các nội dung liên quan về sắp xếp tổ chức bộ máy, các định hướng hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị để đưa vào dự thảo các văn kiện Đại hội.
Trong đó có Dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng về chủ trương, định hướng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Hiến pháp (nếu cần) để có cơ sở triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
Ban Tổ chức Trung ương được giao tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chỉ đạo tổng rà soát nhu cầu sử dụng biên chế thực tế sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đánh giá năng lực cán bộ, chức năng, nhiệm vụ mới và rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm.
Báo cáo Bộ Chính trị phương án giao, quản lý, phân bổ, sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026 - 2031 vào cuối quý 2/2025.

Quyết định táo bạo

Đây được xem là quyết định đầy táo bạo và có thể gây xáo trộn nhưng thể hiện rất rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả hơn trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần phát biểu nhấn mạnh rằng, việc tinh gọn bộ máy không đơn thuần chỉ nhằm tiết kiệm ngân sách. Tiết kiệm là một yếu tố nhưng quan trọng hơn cả là nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo động lực đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Ông trăn trở, phải làm sao phải có đội ngũ cán bộ có tâm huyết, vì nước vì dân, vì sự nghiệp của Đảng, hết sức tâm huyết, chứ không thể coi đây là chỗ để kiếm sống. Việc triển khai tinh gọn tại nhiều đơn vị sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có cả những lực cản quyết liệt bởi đây là việc nhạy cảm, đụng chạm tâm tư nhiều cán bộ.
“Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến hành vì muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đôi khi chúng ta phải "uống thuốc đắng", phải chịu đau để "phẫu thuật khối u", - người đứng đầu Đảng thể hiện quyết tâm.
Khi thảo luận tại tổ ở kỳ họp bất thường của Quốc hội mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh rằng, cuộc cách mạng tinh gọn, sắp xếp bộ máy được nhân dân, các cơ quan, Quốc hội đồng tình ủng hộ và tổ chức triển khai thực hiện rất nhanh, rất tốt.
Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2024
Quốc hội Việt Nam công bố thêm loạt quyết định quan trọng
Nhắc nhở nguy cơ tụt hậu luôn hiện hữu, Tổng Bí thư cho rằng, đây là vấn đề chúng ta đã nhìn nhận ra, song phải phát triển mạnh mẽ để tránh khỏi nguy cơ đó. Bởi nếu cứ lững thững bước đi, chúng ta khó bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng dẫn ý kiến nêu thực tế Trung Quốc diện tích lớn, dân đông thế nhưng ít tỉnh, thành phố hơn Việt Nam.
“Mình diện tích, dân số cũng thua mà có đến 63 tỉnh, thành phố. Chúng tôi nói là việc này cũng phải nghiên cứu”, - đồng chí cho biết.
Tổng Bí thư cũng nhiều lần nhắc về yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân. Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
Lãnh đạo Đảng quán triệt nhất quán rằng: “Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó, tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan Nhà nước là vùng trú ẩn an toàn cho cán bộ yếu kém”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала