Ông Macron nói hòa bình ở Ukraina phải tính đến lợi ích của người châu Âu

© AP PhotoTổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2025
Đăng ký
Hòa bình ở Ukraina phải tính đến lợi ích của người châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng trên mạng xã hội sau cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp lần thứ hai về Ukraina của một số lãnh đạo EU và Canada tại Paris.

"Lập trường của Pháp và các đối tác của mình là rõ ràng và thống nhất. Chúng tôi muốn có hòa bình lâu dài và bền vững ở Ukraina. Chúng tôi ủng hộ Ukraina và sẽ đảm nhận mọi trách nhiệm để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu. Đây là lợi ích cơ bản của Pháp và tôi là người bảo đảm cho lợi ích này", - ông viết.

Theo ông, các nhà lãnh đạo châu Âu chia sẻ mục tiêu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là "chấm dứt" xung đột. Ông chỉ ra một số nguyên tắc mà châu Âu có ý định giữ vững.
"Ukraina phải luôn là đồng minh, các quyền của họ phải được tôn trọng. Hòa bình phải bền vững và đi kèm với những đảm bảo chắc chắn và đáng tin cậy. Lợi ích an ninh của người châu Âu phải được tính đến", - ông nói.
Ông lưu ý rằng EU "tin tưởng vào nhu cầu tăng chi tiêu cho quốc phòng và an ninh của châu Âu và của mỗi quốc gia thành viên", đồng thời nói thêm rằng "các quyết định có liên quan sẽ được đưa ra trong những ngày tới và tuần tới".
 Alexandr Grushko - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2025
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Ngoại giao Nga: Sự tham gia của châu Âu vào các cuộc đàm phán về Ukraina bị loại trừ
Iceland, Nauy, các quốc gia vùng Baltic (Litva, Estonia và Latvia), Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Thụy Điển và Bỉ, cũng như Canada, đã tham dự cuộc họp hôm thứ Tư. Đại diện của hầu hết các nước tham gia sự kiện thông qua hình thức hội nghị truyền hình.
Cuộc họp tương tự đầu tiên diễn ra hôm thứ Hai với sự tham dự của các nhà lãnh đạo Đức, Ba Lan, Ý, Đan Mạch và Tổng thư ký NATO.
Theo báo Corriere della Sera của Ý, các nước EU đang bị chia rẽ về vấn đề cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraina. Một số thành viên EU - Pháp, các quốc gia Scandinavia và Baltic thông qua đại diện tại cuộc họp ở Điện Elysee là Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen - cũng như Vương quốc Anh, tuyên bố sẵn sàng tham gia việc gửi quân. Đồng thời như ấn phẩm lưu ý, ý tưởng cử lực lượng gìn giữ hòa bình không nhận được sự ủng hộ ở Tây Ban Nha, Ba Lan và đặc biệt là ở Đức và Ý.
Các nhà lãnh đạo vắng mặt trong cuộc họp đầu tiên, đặc biệt là các nước vùng Baltic, đã rất phẫn nộ vì không được mời, cáo buộc Macron "cao ngạo".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала