Việt Nam đột ngột ‘bẻ lái’

© Depositphotos.com / Mic1805Trang trại điện gió ngoài khơi.
Trang trại điện gió ngoài khơi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2025
Đăng ký
Ban đầu, Việt Nam dự định phát triển khoảng 6.000 MW điện gió ngoài khơi trong 5 năm tới, tuy nhiên, hiện kế hoạch đã được thay đổi và lùi lại đến sau 2030.
Theo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch điện 8), Bộ Công Thương đề xuất lùi thời gian phát triển nguồn điện gió ngoài khơi sau năm 2030 với mục tiêu đạt công suất khoảng 17.000 MW vào năm 2035.

Việt Nam sẽ lùi phát triển điện gió ngoài khơi sau 2030

Thông tin được nêu cuộc họp hội đồng thẩm định, các thành viên nhất trí thông qua đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII ngày hôm qua (19/2) do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chủ trì.
Theo báo Chính phủ cho biết, phát biểu tại cuộc họp này, đại diện Bộ Công Thương đã báo cáo tổng công suất nguồn điện phục vụ nhu cầu trong nước dự kiến đạt 183.291-236.363 MW, tăng 27.747-80.819 MW so với quy hoạch điện trước đó.
Cụ thể, công suất nhiệt điện than, nhiệt điện khí trong nước được giữ nguyên như quy hoạch trước, công suất thủy điện tăng so với trước đó, tuy nhiên, công suất nhiệt điện LNG nhập khẩu của Việt Nam được chỉnh giảm do chậm tiến độ.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Vì sao Việt Nam chọn PVN chứ không phải EVN làm điện gió ngoài khơi?
Đáng chú ý, tính toán về nguồn năng lượng tái tạo, lưu trữ và điện linh hoạt như điện gió trên bờ, điện mặt trời, điện sinh khối, rác, địa nhiệt, lưu trữ năng lượng, nguồn điện linh hoạt và xuất, nhập khẩu điện và điện hạt nhân tăng trung bình từ 1.700-52.825 MW.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp thu và giải trình một số nội dung. Trong đó cho biết, phụ tải được bộ đưa ra dựa trên 3 kịch bản tăng trưởng GDP, gồm kịch bản thấp cho mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 là 6,6%/năm; kịch bản cơ bản cho mục tiêu tăng trưởng là 8%/năm và kịch bản cao cho mục tiêu tăng trưởng 10%/năm.
Tổng công suất nguồn điện phục vụ trong nước dự kiến 183.291-236.363 MW, tăng 27.747-80.819 MW, chủ yếu từ thủy điện, năng lượng tái tạo và pin lưu trữ.
Về điện gió ngoài khơi, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đến năm 2030, đây vẫn là nguồn điện có chi phí đầu tư xây dựng cao.
Theo quy hoạch ban đầu, Bộ Công Thương dự kiến phát triển khoảng 6.000 MW nguồn điện gió ngoài khơi đến năm 2030.
Tuy nhiên hiện Bộ đã điều chỉnh Quy hoạch điện VIII dự kiến phát triển nguồn điện này sau năm 2030, đạt khoảng 17.000 MW vào năm 2035, lùi lại 5 năm so với kế hoạch cũ.
Kế hoạch hiện nay là, đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển nguồn điện gió trên bờ và gần bờ với tổng công suất khoảng 27.791-34.667 MW, tăng 3.949-5.321 MW so với quy hoạch đã được duyệt.
Đến 2030, tổng công suất điện mặt trời tập trung đạt 46.459-73.416 MW, tăng 25.867-52.825 MW so với trước. Nhờ triển khai nhanh, nguồn này giúp đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2026-2027.

Nhiều khó khăn

Việt Nam từng được kỳ vọng trở thành một “cường quốc” về điện gió. Ngân hàng Thế giới từng cho hay, tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam là khoảng 600 GW và nguồn năng lượng này có thể cung cấp 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào 2035 cho đất nước.
Tuy nhiên, nhiều người nói “điện gió ngoài khơi vẫn cứ xa bờ” và một số nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam với kỳ vọng rất lớn rồi buộc phải rút lui vì nhiều nguyên nhân. Cùng với đó, có rất nhiều dự án muốn đưa vào vận hành trước năm 2030 nhưng chưa chọn được chủ đầu tư.
Một số khó khăn lớn được báo VnExpress dẫn ra như “chưa thống nhất trong các quy định pháp luật về quản lý hoạt động trên biển, yêu cầu đầu tư vốn lớn, cũng như vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh”.
Thực tế, cũng đã có nhiều ý kiến chỉ ra rằng, Việt Nam hiện còn thiếu cơ sở pháp lý, quy định pháp luật hiện hành cũng như cơ chế chính sách cụ thể về phát triển quy hoạch về nguồn năng lượng này. Giá bán điện cũng vẫn là bài toán khó.
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2025
Việt Nam tính toán các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, Hà Tĩnh có thể được lựa chọn
Đặc biệt, Việt Nam hiện cũng chưa có các quy định/yêu cầu về đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo trong quá trình phát triển dự án điện gió ngoài khơi.
Về cơ sở pháp lý để cho đầu tư điện gió ngoài khơi thì Luật Đầu tư chưa quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án nằm trên biển và các dự án điện gió gần bờ có ranh giới trên biển thuộc một địa phương và điểm tiếp bờ thuộc một địa phương khác.
Luật hiện hành cũng chưa có quy định về lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư ngoài khơi trên biển. Đặc biệt, Luật Điện lực hiện nay cũng chưa quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện nói chung, trong đó bao gồm điện gió ngoài khơi.
Về Luật Đất đai, thực tế, các dự án điện gió ngoài khơi chủ yếu sử dụng khu vực biển trong khi đấu thầu, đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai lại chỉ áp dụng đối với đối tượng là người sử dụng đất, liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Do đó, còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết trong khi một dự án điện gió ngoài khơi cần ít nhất 3 năm để xây dựng.

Kế hoạch phát triển điện hạt nhân

Về điện hạt nhân, Bộ trưởng lưu ý, đây là nguồn có chi phí xây dựng cao do yêu cầu an toàn nghiêm ngặt.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 (6.000-6.400 MW) dự kiến vận hành giai đoạn 2030-2035.
Đến 2050, hệ thống cần bổ sung 4.500-5.000 MW tại miền Bắc và 3.000 MW tại miền Trung (chủ yếu SMR).
“Việc nghiên cứu các địa điểm tiềm năng sẽ tiếp tục trong các quy hoạch sauQuy hoạch điện 8”, Bộ trưởng cho biết.
Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ được IAEA giám sát chặt
Cũng theo Bộ Công Thương, tổng vốn đầu tư điện lực giai đoạn 2026-2030 dự kiến 136-172 tỷ USD gồm đầu tư nguồn điện là 118-148 tỷ USD, lưới truyền tải là 18-24 USD.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đề xuất đa dạng hóa nguồn vốn, huy động trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Để đảm bảo thực hiện quy hoạch hiệu quả, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng, Bộ Công Thương đề xuất rà soát tiến độ các dự án nguồn điện 6 tháng/lần, đề xuất điều chỉnh, thay thế dự án chậm hoặc thu hồi, giao cho nhà đầu tư có năng lực.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất áp dụng kỷ luật và tuân thủ quy hoạch đối với chủ đầu tư, bộ, ngành, địa phương; xây dựng cơ chế đầu tư vào năng lượng tái tạo, lưu trữ điện, khuyến khích điện mái nhà và áp dụng giá điện 2 thành phần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала