Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ được IAEA giám sát chặt

© Ảnh : IAEA / Conleth BradyĐịa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1 tại Việt Nam
Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Đăng ký
Việt Nam lần đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhưng không phải bắt đầu từ con số 0.
Đặc biệt, sẽ có sự giám sát rất chặt chẽ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA nên có thể hoàn toàn yên tâm.

Ninh Thuận rất quyết tâm

Tại kỳ họp bất thường, Quốc hội thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đại biểu Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vui mừng trước việc khởi động lại dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và gọi đây là cơ hội, vinh dự lớn của Ninh Thuận để trở thành trung tâm năng lượng sạch cả nước.
Ông Nam cho biết, hơn 15 năm qua, Ninh Thuận luôn sẵn sàng tâm thế về triển khai thực hiện dự án. Trong thời gian đó, khoảng 1.300 hộ dân vùng lõi dự án cần di dời và nhân dân sẵn sàng bàn giao nhà, đất với mong muốn dự án sẽ được triển khai nhanh hơn.
“Nhân dân vùng dự án chỉ có nguyện vọng là nơi ở mới của bà con phải tốt hơn cũ, đời sống phải thật ổn định, ấm no, hạnh phúc”, ông Trương Quốc Nam chia sẻ.
© Ảnh : TTXVN - Thành Công ThửKhu đất hướng Tây Bắc của xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) được chọn xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Khu đất hướng Tây Bắc của xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) được chọn xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2025
Khu đất hướng Tây Bắc của xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) được chọn xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Chính phủ giao tỉnh Ninh Thuận trong năm 2025 phải thực hiện xong giải phóng mặt bằng, di dời và tái định cư cho người dân vùng dự án, tức là chỉ còn khoảng 10 tháng nữa để thực hiện việc này.
Thời gian qua, tỉnh đã tiến hành nhiều công việc với tinh thần xuyên suốt là việc làm được thì làm ngay, không chờ đợi.
Các công việc của tỉnh, chủ đầu tư, bộ ngành được triển khai với tinh thần quyết tâm, quyết liệt để chậm nhất tới 31/12/2031 vận hành nhà máy số 1.
Tại dự thảo nghị quyết xin ý kiến Quốc hội lần này, Chính phủ đề xuất 7 chính sách đặc thù. Ông Trương Quốc Nam cho hay, tỉnh đề xuất được bổ sung thêm 5 chính sách, cơ chế nữa, nhất là giải phóng mặt bằng, di dời, bồi thường và hỗ trợ người dân vùng dự án để làm dự án.
Bởi, giải phóng mặt bằng thường là khâu khó, mất nhiều thời gian, nếu thực hiện theo đúng quy định của luật thì chắc chắn một năm không thể hoàn thành.
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh, dự án này cũng là điển hình thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ninh Thuận và nhân dân vùng dự án sẽ hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ dự án, vì mục tiêu Ninh Thuận vì cả nước, cả nước hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này để đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Không bắt đầu từ con số 0

Bày tỏ đồng tình với dự án, Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắc Nông) đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ, đánh giá toàn diện các rủi ro, có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt, có chính sách quản lý và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài đảm bảo chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) cho rằng, theo thông lệ, tất cả các nhà cung cấp công nghệ điện hạt nhân trên thế giới đều tuân thủ các nguyên tắc về an toàn và an ninh hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế - IAEA”.
 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Trình Quốc hội cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tuy nhiên, Việt Nam làm điện hạt nhân không phải bắt đầu “từ con số 0”. Vị đại biểu giải thích nhà máy điện hạt nhân thật ra là một loại nhiệt điện, chỉ khác là dùng nhiệt từ phản ứng phân hạch hạt nhân, không phải từ đốt than hay đốt khí.
Các khâu về sau cơ bản là giống như các nhà máy nhiệt điện thông thường của Việt Nam đang được vận hành rất an toàn và hiệu quả.

“Kinh nghiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cũng cho thấy lò phản ứng hạt nhân này an toàn tuyệt đối mấy chục năm qua”, đại biểu lưu ý.

Đại biểu Tú Anh đề xuất khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử để tạo hành lang pháp lý đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của quốc gia dựa trên các khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA.
“Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng để ban hành các văn bản quy phạm và hướng dẫn bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân”, vị đại biểu khẳng định.

PVN có kinh nghiệm, IAEA giám sát chặt

Đại biểu Lê Mạnh Hùng (Cà Mau) cũng nêu quan điểm tương tự rằng điện hạt nhân, phần phụ trợ còn không phức tạp bằng các nhà máy nhiệt điện than, điện khí đang làm. Vì uranium mặc dù là nhiên liệu cháy nhưng quá trình sinh nhiệt là quá trình thực hiện các phản ứng nhiệt hạch, phân hạch, cho nên không cần đến ô xy, không tạo ra CO2, không tạo ra SOX, NOX.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2025
Khởi động lại dự án điện hạt nhân, Việt Nam chọn xong đối tác nước ngoài chưa?
Ngoài ra, thiết bị công nghệ đều do các nhà thầu, nhà cung cấp bản quyền công nghệ cung cấp dưới sự giám sát rất chặt chẽ của cơ quan năng lượng quốc tế IEA, cho nên không quá quan ngại về khả năng thực hiện các dự án này của các tập đoàn kinh tế trong nước.
Ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng PVN có kinh nghiệm thực hiện những dự án điện lớn như vậy.
Nêu cụ thể, lãnh đạo PVN khẳng định, tổng công suất hệ thống điện hiện nay của Việt Nam là xấp xỉ 81.000 MW. Trong đó, điện gió và mặt trời khoảng 27%, tức là khoảng 21.6000 MW. Tháng 6-2024 công suất cực đại của toàn hệ thống đã lên đến 52.000MW.
Nếu loại trừ điện gió, điện mặt trời ra thì dự phòng công suất cho phụ tải cực đại của Việt Nam còn rất thấp và rất rủi ro, trong khi đó xu hướng dịch chuyển năng lượng dự kiến đến năm 2030 không làm điện than nữa. Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế thì phụ tải cực đại tiếp tục tăng trưởng. Do đó dự phòng công suất của hệ thống còn rất thấp và rủi ro.
“Yêu cầu của thực tiễn là cần phải nhanh nhất có thể phát triển các nguồn điện nền và phù hợp với xu hướng về dịch chuyển năng lượng, đặc biệt là điện hạt nhân”, ông Hùng chỉ rõ.
Về mục tiêu muộn nhất 2031 đưa nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào hoạt động thương mại, đại biểu Lê Mạnh Hùng thừa nhận “rất áp lực” và cần cơ chế đặc thù để các chủ thể thực hiện, theo nguyên tắc “rõ người, rõ việc”.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Thủ tướng giao EVN, PVN triển khai hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Các cơ chế phải rất rõ, đặc biệt là về cơ chế tài chính đối với nguồn vốn chủ sở hữu là vốn đối ứng của doanh nghiệp và nguồn vốn vay thu xếp qua các hiệp định vay tín dụng xuất khẩu đối với các nhà cung cấp. Đặc biệt là đối với EVN và PVN, hai doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn, thì nguồn vốn chủ sở hữu cần phải quy định rõ để tránh ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác EVN và PVN hiện nay đang triển khai.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu, khi được Quốc hội thông qua, các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên sẽ tạo thuận lợi và khả thi cho việc triển khai đồng bộ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nhiều hạng mục công trình của dự án như việc đàm phán Hiệp định đối tác với tổng thầu thực hiện các gói thầu chìa khóa trao tay; lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thu xếp vốn đầu tư, đền bù di dân tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực v.v. để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
“Việc thực hiện dự án này, chúng ta còn có sự giám sát rất chặt chẽ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA. Cho nên chúng ta hoàn toàn yên tâm”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала