https://kevesko.vn/20250310/mot-chieu-thuc-cua-trung-quoc-mo-rong-khu-vuc-yeu-sach-o-bien-dong-34922866.html
Một chiêu thức của Trung Quốc mở rộng khu vực yêu sách ở Biển Đông
Một chiêu thức của Trung Quốc mở rộng khu vực yêu sách ở Biển Đông
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Chính quyền Philippines kịch liệt phản bác các bài viết trên mạng xã hội Trung Quốc mà trong đó gọi đảo Palawan là hòn đảo của Trung Quốc... 10.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-10T17:43+0700
2025-03-10T17:43+0700
2025-03-10T17:43+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
biển đông
hòn đảo
trung quốc
philippines
chính trị
tranh chấp lãnh thổ
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/0a/34923354_0:188:2973:1860_1920x0_80_0_0_8afc7f4ded728fe37b6e3c73be39fced.jpg
Tranh cãi trên mạng xã hộiVài ngày trước, trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, Douyin và Xiaohongshu đã đăng tải bài viết khẳng định rằng đảo Palawan thực ra cần được gọi là đảo Trịnh Hòa, theo tên vị đô đốc nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Cũng khẳng định rằng trong quá khứ hòn đảo này nằm trong thành phần Trung Quốc. Một người dùng đã viết rằng Palawan «từ thời cổ đại đã có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Hoa đại lục» và là điểm dừng chân trên Con đường tơ lụa trên biển, tuyến đường biển cổ đại kết nối Đông Á và Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới. Những khẳng định đầy đòi hỏi này đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội của Cộng hòa Philippines, quốc gia mà trong thành phần có đảo Palawan.Và không chỉ trên mạng xã hội. Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano đã đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này. Đạo diện chính quyền Philippines coi thông tin đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc là âm mưu thâm độc của ban lãnh đạo Bắc Kinh. Đừng nấp sau danh tính Trịnh HòaTên tuổi Đô đốc Trịnh Hòa, người đã thực hiện bảy chuyến hải hành đường dài vào thế kỷ 15, được các nhà sử học không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới biết đến rộng rãi. Sở dĩ như vậy phần nhiều là hệ quả của hoạt động tuyên truyền bên ngoài của chính quyền Bắc Kinh, song hành với cố gắng quảng bá thúc đẩy tiếng Trung trên toàn cầu. Nếu tin theo những lời tuyên truyền này thì Trịnh Hòa và hạm đội của ông không chỉ ghé thăm các nước láng giềng Đông Nam Á mà còn đến cả Australia, Châu Phi và thậm chí cả lục địa Châu Mỹ (thuộc khu vực Canada ngày nay).Không loại trừ là vị Đô đốc Trung Hoa từng đặt chân lên đảo Palawan. Tuy nhiên, trước khi người Trung Quốc đến, thì từ khoảng thế kỷ 12 hòn đảo này đã có người Mã Lai sinh sống. Còn khi thực dân Tây Ban Nha đến vùng đảo này, họ trở thành chủ nhân của hòn đảo. Khi Philippines giành được độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha vào năm 1898, không một ai nảy sinh nghi ngờ gì về chuyện Palawan là một hòn đảo của Philippines.Đây là nhận xét rất đúng: hiện diện của một du khách hay chỉ huy hải quân trên hòn đảo không thể là đủ để công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ này. Lãnh thổ đó phải có cư dân thường trú, tiến hành hoạt động kinh tế và thuộc tính quốc gia của nó phải được cộng đồng quốc tế công nhận. Trên bản đồ quốc tế, đảo Palawan luôn luôn được thể hiện là một phần của Philippines. Đây là những chuẩn mực của luật pháp quốc tế hiện đại.Bằng cách gọi đảo Palawan là đảo Trung Quốc, các thành viên mạng xã hội Trung Quốc đang mở rộng ranh giới vùng biển «chín đoạn» khét tiếng mà Bắc Kinh coi là của mình. Bởi đảo Palawan nằm ở phía nam tuyến đường này. Nghĩa là, trái với tư duy lành mạnh tỉnh táo, một số người ở Bắc Kinh đang gia tăng yêu sách lãnh thổ và đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc-Philippines.Cố vấn Ano kêu gọi người dân Philippines cảnh giác với các chiến dịch thông tin sai lệch và «dựa vào các nguồn lịch sử và pháp lý đã được kiểm chứng xác minh chứ không phải là những luận điệu tuyên truyền nhằm thúc đẩy lợi ích địa chính trị gây phương hại không tôn trọng sự thật».Có lẽ lời kêu gọi của ông cũng nên được lắng nghe cả ở những quốc gia khác. Bởi nếu tuân theo logic của mạng xã hội Trung Quốc, thì trong tương lai, không chỉ các đảo ở Biển Đông mà cả những nước nào đó ở Châu Phi và Châu Mỹ mà Trịnh Hòa dường như đã đến thăm từ hồi thế kỷ 15, cũng có thể được gọi là lãnh thổ của Trung Quốc?!
https://kevesko.vn/20250224/trung-quoc-phat-hien-cang-nuoc-sau-cua-viet-nam-tren-dao-truong-sa-34673321.html
https://kevesko.vn/20250217/philippines-buoc-phai-lua-chon-giua-trung-quoc-va-hoa-ky-34559649.html
biển đông
trung quốc
philippines
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/0a/34923354_122:0:2853:2048_1920x0_80_0_0_986777bd2bcef20ce0626d0096005355.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, hòn đảo, trung quốc, philippines, chính trị, tranh chấp lãnh thổ, thế giới
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, hòn đảo, trung quốc, philippines, chính trị, tranh chấp lãnh thổ, thế giới
Một chiêu thức của Trung Quốc mở rộng khu vực yêu sách ở Biển Đông
MATXCƠVA (Sputnik) - Chính quyền Philippines kịch liệt phản bác các bài viết trên mạng xã hội Trung Quốc mà trong đó gọi đảo Palawan là hòn đảo của Trung Quốc, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.
Tranh cãi trên mạng xã hội
Vài ngày trước, trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, Douyin và Xiaohongshu đã đăng tải bài viết khẳng định rằng đảo Palawan thực ra cần được gọi là đảo Trịnh Hòa, theo tên vị đô đốc nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Cũng khẳng định rằng trong quá khứ hòn đảo này nằm trong thành phần Trung Quốc. Một người dùng đã viết rằng Palawan «từ thời cổ đại đã có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Hoa đại lục» và là điểm dừng chân trên Con đường tơ lụa trên biển, tuyến đường biển cổ đại kết nối Đông Á và Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới.
Một blogger Trung Quốc viết: “Tất cả những vùng lãnh thổ đang tranh chấp phải được trả lại cho chúng ta!”
Những khẳng định đầy đòi hỏi này đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội của Cộng hòa Philippines, quốc gia mà trong thành phần có đảo Palawan.
Và không chỉ trên mạng xã hội. Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano đã đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.
"Những cáo buộc như trên này hoàn toàn là bịa đặt công nhiên nhằm bóp méo lịch sử, gây hiểu lầm cho cộng đồng xã hội và thách thức chủ quyền của Philippines đối với lãnh thổ hợp pháp và được quốc tế công nhận của nước mình", - ông Ano cho biết trong bản tuyên bố.
Đạo diện chính quyền Philippines coi thông tin đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc là âm mưu thâm độc của ban lãnh đạo Bắc Kinh.
"Những thông báo sai sự thật này, lan truyền với sự hỗ trợ của chiêu thức kỹ thuật số làm sai lệch thông tin trên mạng và chiến thuật của chiến tranh thông tin, như đang thấy, là một phần trong nỗ lực quy mô lớn hơn nhằm phá hoại chủ quyền của Philippines và thao túng dư luận ở cả Philippines cũng như ở Trung Quốc".
Đừng nấp sau danh tính Trịnh Hòa
Tên tuổi Đô đốc Trịnh Hòa, người đã thực hiện bảy chuyến hải hành đường dài vào thế kỷ 15, được các nhà sử học không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới biết đến rộng rãi. Sở dĩ như vậy phần nhiều là hệ quả của hoạt động tuyên truyền bên ngoài của chính quyền Bắc Kinh, song hành với cố gắng quảng bá thúc đẩy tiếng Trung trên toàn cầu. Nếu tin theo những lời tuyên truyền này thì Trịnh Hòa và hạm đội của ông không chỉ ghé thăm các nước láng giềng Đông Nam Á mà còn đến cả Australia, Châu Phi và thậm chí cả lục địa Châu Mỹ (thuộc khu vực Canada ngày nay).
Không loại trừ là vị Đô đốc Trung Hoa từng đặt chân lên đảo Palawan. Tuy nhiên, trước khi người Trung Quốc đến, thì từ khoảng thế kỷ 12 hòn đảo này đã có người Mã Lai sinh sống. Còn khi thực dân Tây Ban Nha đến vùng đảo này, họ trở thành chủ nhân của hòn đảo. Khi Philippines giành được độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha vào năm 1898, không một ai nảy sinh nghi ngờ gì về chuyện Palawan là một hòn đảo của Philippines.
Cố vấn Eduardo Ano đã nói về chuyến thăm Palawan của Đô đốc Trung Quốc: "Thậm chí nếu Trịnh Hòa từng đến thăm Palawan, điều đó không có nghĩa là ông ấy sở hữu nơi này, cũng giống như các chuyến đi của những nhà thám hiểm và lữ hành gia khác, không hề làm thay đổi chủ quyền của các quốc gia hiện đại".
Đây là nhận xét rất đúng: hiện diện của một du khách hay chỉ huy hải quân trên hòn đảo không thể là đủ để công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ này. Lãnh thổ đó phải có cư dân thường trú, tiến hành hoạt động kinh tế và thuộc tính quốc gia của nó phải được cộng đồng quốc tế công nhận. Trên bản đồ quốc tế, đảo Palawan luôn luôn được thể hiện là một phần của Philippines. Đây là những chuẩn mực của luật pháp quốc tế hiện đại.
Bằng cách gọi đảo Palawan là đảo Trung Quốc, các thành viên mạng xã hội Trung Quốc đang mở rộng ranh giới vùng biển «chín đoạn» khét tiếng mà Bắc Kinh coi là của mình. Bởi đảo Palawan nằm ở phía nam tuyến đường này. Nghĩa là, trái với tư duy lành mạnh tỉnh táo, một số người ở Bắc Kinh đang gia tăng yêu sách lãnh thổ và đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc-Philippines.
Cố vấn Ano kêu gọi người dân Philippines cảnh giác với các chiến dịch thông tin sai lệch và «dựa vào các nguồn lịch sử và pháp lý đã được kiểm chứng xác minh chứ không phải là những luận điệu tuyên truyền nhằm thúc đẩy lợi ích địa chính trị gây phương hại không tôn trọng sự thật».
Có lẽ lời kêu gọi của ông cũng nên được lắng nghe cả ở những quốc gia khác. Bởi nếu tuân theo logic của mạng xã hội Trung Quốc, thì trong tương lai, không chỉ các đảo
ở Biển Đông mà cả những nước nào đó ở Châu Phi và Châu Mỹ mà Trịnh Hòa dường như đã đến thăm từ hồi thế kỷ 15, cũng có thể được gọi là lãnh thổ của Trung Quốc?!