https://kevesko.vn/20250324/nam-1954-nha-tre-matxcova-danh-cho-cac-em-be-viet-nam-35186446.html
Năm 1954: Nhà trẻ Matxcơva dành cho các em bé Việt Nam
Năm 1954: Nhà trẻ Matxcơva dành cho các em bé Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm “Những trang lịch sử”. Tại Matxcơva có không ít địa điểm gắn liền với những sự kiện đáng nhớ trong quan hệ Nga-Việt. 24.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-24T18:57+0700
2025-03-24T18:57+0700
2025-03-24T18:57+0700
những trang sử vàng
quan điểm-ý kiến
tác giả
nga
liên xô
matxcơva
việt nam
hợp tác nga-việt
thế giới
trẻ em
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/18/35185884_0:8:2980:1684_1920x0_80_0_0_24f5e7e96185a3f81c6b8393dc56b20c.jpg
Một trong những địa điểm đó là ngôi nhà rộng rãi số 28 trên phố Malaya Nikitskaya, được xây dựng vào năm 1884; thời Liên Xô, nơi đây là phố Kachalov. Trong những thập kỷ vừa qua, tại đây bố trí Đại sứ quán Tunisia. Tuy nhiên, toà nhà này đã trải qua nhiều đời chủ trong suốt lịch sử gần một thế kỷ rưỡi của mình. Cuối thế kỷ 19, chủ nhân ở đây là Đô trưởng Matxcơva, chức vụ mà ngày nay gọi là Thị trưởng. Từ năm 1938 đến năm 1953, đây là tư dinh của một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô Lavrenty Beria. Còn từ cuối năm 1954 đến năm 1959, ngôi nhà này là nơi có trường nội trú dành cho các em nhỏ Việt Nam đến Matxcơva bằng tàu hỏa vào ngày 3 tháng 10 năm 1954.Trong số các học trò nhỏ này có cô bé Lê Tiến Hoan 14 tuổi, sau này tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, trở thành nhà ngoại giao và làm việc lâu dài tại Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva và hàng loạt nước khác. Trong tập hồi ký về trường nội trú ở Matxcơva, bà đã viết:Đã từng như thếNgay sau chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ Liên Xô tiếp nhận và đào tạo một nhóm lớn các trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, để sau này họ có thể tích cực làm việc vì lợi ích của quê hương. Thỏa thuận được thực hiện ngay lập tức và ba nhóm được gửi đến Matxcơva: 100 người để học tại các trường đại học, 100 người khác được đào tạo chuyên môn về tiếng Nga, và nhóm thứ ba gồm 100 trẻ em từ 9 đến 15 tuổi - con của các nhà cách mạng Việt Nam và anh hùng kháng chiến.Trong số này có Lê Thị Diệu Muội, con gái ông Lê Duẩn, Đặng Việt Nga, con gái ông Trường Chinh, Võ Hồng Anh, con gái ông Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Tình, con trai ông Văn Tiến Dũng, con của các tướng Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Lê Hiền Mai, Chu Huy Mân, Song Hào, Trần Nam Trung, các Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Nguyễn Tạo, Tổng Bí thư Đảng Xã hội Việt Nam Nguyễn Xiển, các nhà khoa học nổi tiếng Trần Huy Liệu, Trần Duy Hưng, con của các anh hùng liệt sĩ của cách mạng và kháng chiến lần thứ nhất Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hữu Nam, Phạm Như Đặng, Cao Văn Thung. Trong nhóm còn có hai bạn mang tên Việt Nam là Nguyễn Văn Quang và Lê Văn Lợi, thực ra là con trai cả của hoàng tử Lào Souphanouvong và con trai của chính trị gia Lào Phoumi Vongvichit. Vào mùa hè năm 1958, nhóm bổ sung thêm cô con gái 9 tuổi của một vị anh hùng cách mạng đã qua đời, cũng như cậu con trai 8 tuổi của ông Song Tùng, cố vấn Đại sứ quán VNDCCH tại Matxcơva. Như vậy, nhóm trẻ em này có 102 người.Xin nhắc rằng vào giữa những năm 1920 của thế kỷ trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu ra một yêu cầu tương tự tới Matxcơva về việc gửi trẻ em Việt Nam đến Liên Xô để đào tạo. Chỉ có số lượng người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị là khác nhau. Khi đó, chỉ có chưa đến mười thanh niên đến Matxcơva, đã học tập và làm việc ở đây. Và khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, họ đã tình nguyện gia nhập Hồng quân và hy sinh mạng sống vì chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít. Tuy nhiên, chúng ta hãy trở lại chủ đề chính của cuộc mạn đàm hôm nay.Gặp gỡ MatxcơvaVào ngày Chủ Nhật 3 tháng 10 năm 1954, bằng tàu hỏa từ Trung Quốc, các thanh thiếu niên Việt Nam đến Matxcơva và xuống ga xe lửa Yaroslavsky. Một trong số các hành khách nước ngoài này là Hồ Anh Dũng, 14 tuổi, sau này tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, trở thành đại biểu Quốc hội và Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước thường xuyên đến thăm Ban Việt Nam của Đài «Tiếng nói nước Nga», nay là Sputnik. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Hồ Anh Dũng nhớ lại:Hai nhóm đầu tiên đến vào tháng 10 năm 1954 được bố trí ở trong ký túc xá của các trường đại học nơi các thanh niên Việt Nam theo học. Còn một trường nội trú đã được chuẩn bị dành cho các bạn nhỏ - trong ngôi nhà số 28 trên phố Kachalov lúc bấy giờ.Ngôi nhà Matxcơva đã thành tổ ấm trong 5 năm và mãi mãiTrường nội trú Matxcơva đã trở thành ngôi nhà thân thiết của chúng tôi - ông Phạm Vĩnh Cư một trong những học sinh sau này tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, chuyên gia ngữ văn học và là một trong những dịch giả tiếng Nga cự phách tại Việt Nam đã chia sẻ với nhà báo Nga trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.Chi phí hàng tháng cho mỗi trẻ em ở trường nội trú được ấn định là 100 rúp. Vào thời đó, đây là số tiền rất lớn. Có con số để so sánh là mức lương hàng tháng của các lao công dọn dẹp trường nội trú ở Matxcơva, những người đều có con cháu đợi họ ở nhà, chỉ là 30 rúp.Sống xa nhà, xa quê hương ở Matxcơva, các học viên thiếu nhi luôn được đón tiếp các vị khách quý từ Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ông Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và các nhà văn hóa nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Thương Huyền đến thăm tặng quà. Ông Nguyễn Lương Bằng Đại sứ đầu tiên của Việt Nam DCCH tại Liên Xô đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến các em nhỏ trong ngôi trường đặc biệt này. Vào thời gian rảnh rỗi, các học trò trường nội trú được đưa đi tham quan quanh thủ đô và khu vực Matxcơva, còn vào mùa hè, họ có kỳ nghỉ thú vị và bổ ích tại trại hè thiếu niên tiền phong «Artek» trên bờ Biển Đen.Ông Trần Phú Thuyết được trao tặng ba huân chương cao quý của Việt Nam cũng từng là học sinh của trường nội trú này. Tuy sau này tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Điện lực Matxcơva nhưng ông dành phần lớn cuộc đời cho môn Ngôn ngữ học. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông cho biết:
https://kevesko.vn/20250317/viet-nam-vinh-danh-dao-dien-phim-lien-xo-xuat-sac-35054381.html
https://kevesko.vn/20241209/mot-nam-dang-nho-trong-su-hop-tac-xo-viet-33340151.html
https://kevesko.vn/20250317/ho-chi-minh-da-mo-ra-nhung-canh-cua-nao-vao-mua-he-nam-1923-34999721.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/18/35185884_125:0:2856:2048_1920x0_80_0_0_a9e101c74578241523faa860315e9025.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, liên xô, matxcơva, việt nam, hợp tác nga-việt, thế giới, trẻ em, em bé, hồ chí minh
quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, liên xô, matxcơva, việt nam, hợp tác nga-việt, thế giới, trẻ em, em bé, hồ chí minh
Một trong những địa điểm đó là ngôi nhà rộng rãi số 28 trên phố Malaya Nikitskaya, được xây dựng vào năm 1884; thời Liên Xô, nơi đây là phố Kachalov. Trong những thập kỷ vừa qua, tại đây bố trí Đại sứ quán Tunisia. Tuy nhiên, toà nhà này đã trải qua nhiều đời chủ trong suốt lịch sử gần một thế kỷ rưỡi của mình. Cuối thế kỷ 19, chủ nhân ở đây là Đô trưởng Matxcơva, chức vụ mà ngày nay gọi là Thị trưởng. Từ năm 1938 đến năm 1953, đây là tư dinh của một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô Lavrenty Beria. Còn từ cuối năm 1954 đến năm 1959, ngôi nhà này là nơi có trường nội trú dành cho các em nhỏ Việt Nam đến Matxcơva bằng tàu hỏa vào ngày 3 tháng 10 năm 1954.
Trong số các học trò nhỏ này có cô bé Lê Tiến Hoan 14 tuổi, sau này tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, trở thành nhà ngoại giao và làm việc lâu dài tại Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva và hàng loạt nước khác. Trong tập hồi ký về trường nội trú ở Matxcơva, bà đã viết:
Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ Liên Xô tiếp nhận và đào tạo một nhóm lớn các trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, để sau này họ có thể tích cực làm việc vì lợi ích của quê hương. Thỏa thuận được thực hiện ngay lập tức và ba nhóm được gửi đến Matxcơva: 100 người để học tại các trường đại học, 100 người khác được đào tạo chuyên môn về tiếng Nga, và nhóm thứ ba gồm 100 trẻ em từ 9 đến 15 tuổi - con của các nhà cách mạng Việt Nam và anh hùng kháng chiến. Trong số này có Lê Thị Diệu Muội, con gái ông Lê Duẩn, Đặng Việt Nga, con gái ông Trường Chinh, Võ Hồng Anh, con gái ông Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Tình, con trai ông Văn Tiến Dũng, con của các tướng Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Lê Hiền Mai, Chu Huy Mân, Song Hào, Trần Nam Trung, các Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Nguyễn Tạo, Tổng Bí thư Đảng Xã hội Việt Nam Nguyễn Xiển, các nhà khoa học nổi tiếng Trần Huy Liệu, Trần Duy Hưng, con của các anh hùng liệt sĩ của cách mạng và kháng chiến lần thứ nhất Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hữu Nam, Phạm Như Đặng, Cao Văn Thung. Trong nhóm còn có hai bạn mang tên Việt Nam là Nguyễn Văn Quang và Lê Văn Lợi, thực ra là con trai cả của hoàng tử Lào Souphanouvong và con trai của chính trị gia Lào Phoumi Vongvichit. Vào mùa hè năm 1958, nhóm bổ sung thêm cô con gái 9 tuổi của một vị anh hùng cách mạng đã qua đời, cũng như cậu con trai 8 tuổi của ông Song Tùng, cố vấn Đại sứ quán VNDCCH tại Matxcơva. Như vậy, nhóm trẻ em này có 102 người.
Xin nhắc rằng vào giữa những năm 1920 của thế kỷ trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu ra một yêu cầu tương tự tới Matxcơva về việc gửi trẻ em Việt Nam đến Liên Xô để đào tạo. Chỉ có số lượng người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị là khác nhau. Khi đó, chỉ có chưa đến mười thanh niên đến Matxcơva, đã học tập và làm việc ở đây. Và khi
Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, họ đã tình nguyện gia nhập Hồng quân và hy sinh mạng sống vì chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít. Tuy nhiên, chúng ta hãy trở lại chủ đề chính của cuộc mạn đàm hôm nay.
Vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 10 năm 1954, bằng tàu hỏa từ Trung Quốc, các thanh thiếu niên Việt Nam đến Matxcơva và xuống ga xe lửa Yaroslavsky. Một trong số các hành khách nước ngoài này là Hồ Anh Dũng, 14 tuổi, sau này tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, trở thành đại biểu Quốc hội và Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước thường xuyên đến thăm Ban Việt Nam của Đài «Tiếng nói nước Nga», nay là Sputnik. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Hồ Anh Dũng nhớ lại:
«Trên đường đến Matxcơva, tại thành phố Irkutsk vùng Siberia, khi đoàn tàu liên vận dừng lại một thời gian dài, hàng trăm cư dân thành phố và các đội viên thiếu niên tiền phong đã đến nhà ga. Mọi người chào đón Việt Nam, chúc mừng chiến thắng, cầu chúc sự thịnh vượng và mọi điều tốt lành nhất cho những đứa trẻ Việt Nam vừa đến. Và tại nhà ga xe lửa Yaroslavsky ở Matxcơva, chúng tôi không chỉ được đại diện Chính phủ và các đội viên tiền phong của thủ đô Xô-viết đón tiếp. Trong số những người chào đón đoàn thanh thiếu nhi Việt Nam có anh hùng phi công Alexei Maresyev nổi tiếng trong cuộc chiến tranh với Đức Quốc xã, và người mẹ của hai Anh hùng Liên Xô Zoya và Alexandr Kosmodemyansky».
Hai nhóm đầu tiên đến vào tháng 10 năm 1954 được bố trí ở trong ký túc xá của các trường đại học nơi các thanh niên Việt Nam theo học. Còn một trường nội trú đã được chuẩn bị dành cho các bạn nhỏ - trong ngôi nhà số 28 trên phố Kachalov lúc bấy giờ.

9 Tháng Mười Hai 2024, 06:12
Ngôi nhà Matxcơva đã thành tổ ấm trong 5 năm và mãi mãi
Trường nội trú Matxcơva đã trở thành ngôi nhà thân thiết của chúng tôi - ông Phạm Vĩnh Cư một trong những học sinh sau này tốt nghiệp
Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, chuyên gia ngữ văn học và là một trong những dịch giả tiếng Nga cự phách tại Việt Nam đã chia sẻ với nhà báo Nga trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
«Dành cho chúng tôi đã sẵn có những phòng ngủ thoáng đãng, phòng học, thư viện, phòng ăn và phòng tập thể thao đầy đủ thiết bị. Có gian hội trường rộng rãi để gặp gỡ những vị khách thân thiết từ Việt Nam, để xem phim và cũng là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc và kỷ niệm tôn vinh các mốc lễ hội của Việt Nam và Liên Xô. Chúng tôi có cả đàn piano và thậm chí cả tivi – thứ rất hiếm ở Matxcơva vào thời điểm bấy giờ. Sinh hoạt, sức khỏe và phúc lợi của học sinh do 50 nhân viên người Nga của trường nội trú và 3 giáo viên người Việt đảm trách chăm lo là các thầy Lý Trọng Hưng, Thái Hồng Hạo và Đặng Xuân Hoài. Các cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva đã giúp chúng tôi ổn định cuộc sống tại đây và học tiếng Nga. Vị khách thường xuyên của chúng tôi là ông Marian Tkachev, một trong những nhà Việt Nam học đầu tiên của Liên Xô, sau này trở thành dịch giả lớn nhất chuyển ngữ các tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Nga».
Chi phí hàng tháng cho mỗi trẻ em ở trường nội trú được ấn định là 100 rúp. Vào thời đó, đây là số tiền rất lớn. Có con số để so sánh là mức lương hàng tháng của các lao công dọn dẹp trường nội trú ở Matxcơva, những người đều có con cháu đợi họ ở nhà, chỉ là 30 rúp.
Sống xa nhà, xa quê hương ở Matxcơva, các học viên thiếu nhi luôn được đón tiếp các vị khách quý từ Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ông Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và các nhà văn hóa nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Thương Huyền đến thăm tặng quà. Ông Nguyễn Lương Bằng Đại sứ đầu tiên của Việt Nam DCCH tại Liên Xô đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến các em nhỏ trong ngôi trường đặc biệt này. Vào thời gian rảnh rỗi, các học trò trường nội trú được đưa đi tham quan quanh thủ đô và khu vực Matxcơva, còn vào mùa hè, họ có kỳ nghỉ thú vị và bổ ích tại trại hè thiếu niên tiền phong «Artek» trên bờ Biển Đen.
Ông Trần Phú Thuyết được trao tặng ba huân chương cao quý của Việt Nam cũng từng là học sinh của trường nội trú này. Tuy sau này tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Điện lực Matxcơva nhưng ông dành phần lớn cuộc đời cho môn Ngôn ngữ học. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông cho biết:
«Trong năm đầu tiên ở trường nội trú, tất cả chúng tôi đều học tiếng Nga. Đến mùa thu năm 1955, theo đúng độ tuổi và chương trình giáo dục tiểu học đã nhận được ở Việt Nam, các thiếu nhi Việt Nam được bố trí vào học các lớp từ lớp 1 đến lớp 6 cùng với các bạn trẻ Nga ở Matxcơva tại trường phổ thông số 660, rồi đến trường số 115, cả hai đều nằm không xa trường nội trú. Tôi nhớ rất rõ tên của các thầy cô đã dạy dỗ và chăm sóc chúng tôi: Daria Terekhova, Anna Drozdova, Yakov Berlin, Mira Smirnova, Nina Iratova, Lyudmila Pimenova. Còn Hiệu trưởng trường nội trú, thầy Boris Suvorov, là đại tá đã nghỉ hưu, từng tham gia cuộc chiến tranh chống phát-xít và chỉ huy một trung đoàn Cận vệ, đã viết thơ và yêu cầu bạn mình là nhạc sĩ Nikolai Nolinsky phổ nhạc cho những bài thơ này để trở thành bài «trường ca» riêng của trường nội trú. Nhà soạn nhạc đã thực hiện yêu cầu đó. Có điều thú vị là ông chính là anh trai của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô lúc bấy giờ là Vyacheslav Molotov. Và sau đó, khi đã thành thạo tiếng Nga, tôi đã dịch bài ca này của trường sang tiếng Việt. Đó là cách chúng tôi thể hiện bài ca, và chúng tôi vẫn hát mỗi khi gặp nhau, bằng hai thứ tiếng: “Bọn em nguyện suốt đời là cháu ngoan Bác Hồ, là những đứa con của đất nước tự do, hạnh phúc, thề chiến đấu mãi không ngừng vì chân lý và hòa bình lâu dài, vì hạnh phúc của nhân dân, vì quê hương Việt Nam yêu thương. Bọn em được sống cùng trẻ em Nga, những bạn bè chí tình, bọn em được tìm hiểu về thủ đô Matxcơva. Tình cảm thân thiết Việt-Nga mãi mãi vững bền. Việt Nam và nước Nga muôn ngàn đời bên nhau».