120 năm trước tàu tuần dương Rạng Đông từng thả neo ở vịnh Cam Ranh

© Sputnik / Yakov BerlinerTàu tuần dương Rạng Đông
Tàu tuần dương Rạng Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2025
Đăng ký
Nhà báo Piotr Tsvetov của Sputnik viết rằng 120 năm trước, tàu tuần dương Rạng Đông (tiếng Nga: Авро́ра, chuyển tự: Avrora) huyền thoại của hạm đội Nga từng đến Vịnh Cam Ranh.

Chính là tàu tuần dương Rạng Đông ấy

Trong số các tàu của Hải quân Nga, tàu tuần dương Rạng Đông là một trong những tàu nổi tiếng nhất. Tàu Rạng Đông thuộc biên chế của Hải quân Nga vào năm 1903. Và chẳng bao lâu sau, con tàu này đã phải tham gia Chiến tranh Nga-Nhật. Tháng 4 năm 1904, chiếc tàu tuần dương được đưa vào Hải đội Thái Bình Dương II, có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng phòng thủ Port Arthur. Hải đội phải đi từ Kronstadt đến Vladivostok. Trên tuyến đường này, khi đến bờ biển Việt Nam, hải đội đã dừng lại một tháng (tháng 3-tháng 4 năm 1905) tại vịnh Cam Ranh. Ngày 1/5, hải đội rời vùng biển Đông, tiến về phía Bắc tham gia trận đánh với tàu Nhật.
Tàu Rạng Đông tham gia trận Tsushima trong các ngày 14-15 tháng 5 năm 1905. Khi đó hạm đội Nga phải chịu thất bại nặng nề, bất chấp sự kiên cường của các thủy thủ Nga. Tàu tuần dương bị thủng nhiều lỗ, chỉ huy tàu, Thuyền trưởng Yegor Rudnev đã thiệt mạng. Chỉ huy mới của con tàu và thủy thủ đoàn quyết định đi về phía Nam và tị nạn ở Philippines. Ở đó, các thủy thủ Nga bị người Mỹ giam giữ.
Tuần dương hạm Nga mang tên Diana  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2023
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên nằm lại đất Việt
Sau khi ký kết hiệp ước hòa bình Nga-Nhật vào tháng 9 năm 1905, tàu tuần dương Rạng Đông tiến đến cảng Sài Gòn, từ đó cùng các tàu khác của Hải quân Nga quay trở lại Biển Baltic với tư cách là một hải đội.
Nhưng Rạng Đông trở nên nổi tiếng khi tham gia các sự kiện hoàn toàn khác. Cụ thể là trong cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Đêm 25 tháng 10 năm 1917, tàu tuần dương đã bắn pháo, phát tín hiệu cho cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông, nơi hội họp của chính phủ tư sản lâm thời Nga. Cú bắn duy nhất này đã trao danh tiếng cho tàu tuần dương Rạng Đông với tư cách là con tàu thông báo cho Nga và thế giới về sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Và ngày nay Rạng Đông vẫn neo đậu vĩnh viễn ở St. Petersburg như một bảo tàng về cách mạng và lịch sử của hải quân Nga. Nhiều du khách đến thành phố bên sông Neva, trong đó có cả những người đến từ Việt Nam xa xôi, đã tham quan di tích này.

Việt Nam qua cái nhìn của Thuyền trưởng Rudnev

10 năm sau khi thuyền trưởng Rudnev qua đời, năm 1915, nhật ký hành trình của thuyền trưởng tàu Rạng Đông được xuất bản ở Petrograd thành cuốn sách riêng có tựa đề “Vòng quanh cựu thế giới trong các năm 1904-1905”. Trong cuốn sách đó, tác giả đã đặc biệt ghi lại những ấn tượng của mình về vùng đất Việt Nam. Là một thủy thủ, ông Rudnev lần đầu tiên đánh giá cao Vịnh Cam Ranh, nơi các tàu Nga cập bến, gọi nó là “vịnh rất lớn”.
Lên bờ, thuyền trưởng Rudnev tỉ mỉ làm quen với cuộc sống của người dân địa phương. Cuộc sống của người dân Việt Nam bình thường dưới sự áp bức của thực dân Pháp đối với ông dường như “nghèo nàn” và “lạc hậu”. “Gần bờ biển có một ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà làm bằng đất sét lấm lem và mái tranh, nhìn chung trông rất nghèo nàn,” nhật ký của thuyền trưởng Rudnev mô tả.
“Cư dân trong các túp lều địa phương ăn mặc cực kỳ tồi tàn... mọi người trông ốm yếu... Điều khủng khiếp nhất là miệng của họ với hàm răng đen, vớiđôi môi viêm tấy, như thể dính máu, vì tất cả mọi người, không có ngoại lệ, đều nhai lá trầu với vôi”, - ông Yegor Rudnev viết tiếp.
Tuy nhiên, thuyền trưởng không ngại giao tiếp với họ, và người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, vây quanh các thủy thủ Nga lên bờ thành đám đông.
Thủy thủ trên tàu tuần tra của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị pháo binh chiến đấu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2025
Những trang sử vàng
Năm 1979: “Lá chắn thép” của Hải quân Liên Xô tại Việt Nam
Việc lưu trú lâu dài của các tàu từ Nga không thể xảy ra nếu không có sự tiếp xúc gần gũi hơn với người dân địa phương.
Ông Rudnev viết trong nhật ký: “Trên đường đi, những người Việt Nam bơi thuyền của họ cung cấp cho chúng tôi khá dồi dào, mang theo cam xanh và bưởi rất ngon (mà chúng tôi gọi là cam gia đình, vì một quả phải 5-6 người mới ăn hết). Họ cũng mang tới tỏi, chuối, đu đủ, gà, lợn, trứng và thuốc lá.”
Những cuộc gặp gỡ giữa thủy thủ Nga và người Việt Nam ở vịnh Cam Ranh rất ngắn ngủi nhưng vẫn còn đọng lại trong ký ức của chúng ta nhờ thuyền trưởng Yegor Rudnev. Trong nhật ký của thuyền trưởng tàu tuần dương huyền thoại Rạng Đông có ghi nhắc đến những địa danh bằng tiếng Việt như vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, eo biển Cửa Bé và cảng Sài Gòn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала