Ông Nguyễn Thanh Nghị: TP.HCM cung cấp nhiều kinh nghiệm đổi mới cho Trung ương

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Xuân KhuĐồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu nhận nhiệm vụ
Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu nhận nhiệm vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2025
Đăng ký
Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học nhìn lại hành trình xây dựng, phát triển và những đóng góp quan trọng của thành phố trong công cuộc đổi mới đất nước.
Với vai trò đầu tàu kinh tế, TP.HCM tiếp tục khẳng định tinh thần đột phá, sáng tạo qua các mô hình phát triển tiên phong, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cả nước và cũng là nơi cung cấp nhiều kinh nghiệm đổi mới cho Trung ương.

Hội thảo

Ngày 25/3, TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “TP.HCM thành tựu 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển”.
Chủ trì hội thảo có các ông: Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM…
Đáng chú ý, dự hội thảo có Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2025
Chủ tịch TPHCM: Ăn nhậu vỉa hè không phải kinh tế đêm
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cách đây 50 năm, ngày 30/4/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã cùng quân dân cả nước làm nên Đại thắng Mùa Xuân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên thống nhất và đổi mới đất nước. Trong niềm hân hoan đó, thành phố tự hào được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
"Đây là vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, cùng cả nước chung tay thực hiện công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đồng chí bày tỏ.
Theo ông Nghị, sau ngày 30/4/1975, TP.HCM phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách do hậu quả chiến tranh. Trong thời gian 10 năm sau ngày thống nhất đất nước, thành phố đã vượt qua khó khăn, thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
"Từ sau thời kỳ đổi mới kể từ năm 1986, thành phố đã nỗ lực, phấn đấu vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước", ông Nghị phát biểu.
Theo ông, thực tiễn của TP.HCM đã cung cấp nhiều kinh nghiệm về đổi mới cơ chế quản lý, góp phần hình thành các chính sách của Trung ương.
Quang cảnh buổi giám sát - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2025
Hàng nghìn cán bộ ở TPHCM nghỉ việc

Đột phá về chính sách

PGS.TS. Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tư tưởng, văn hóa Thành ủy TP.HCM, cho biết sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm của thành phố thể hiện ngay trong 10 năm đầu sau thống nhất.
Cụ thể, trong giai đoạn này, Thành ủy TP.HCM đã ban hành 2 nghị quyết vào năm 1979 và 1980, trong đó đề ra những hướng đột phá theo tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, làm cho sản xuất bung ra.
Thành phố chủ trương tìm mọi nguyên liệu cho sản xuất, lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu, huy động vốn mua hàng, lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu... Các công ty như Direximco, Cholimex, bột giặt miền Nam, dệt Phong Phú, bia Sài Gòn... là những tấm gương làm ăn theo "cơ chế thành phố" đã ra đời và phát triển.
"Sau đổi mới thành phố tiếp tục sáng tạo, nghĩ ra những cách làm mới, trở thành những chính sách chung cả nước", PGS.TS. Phan Xuân Biên chia sẻ tại hội thảo.
Trong khi đó, ông Phạm Bình An (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho biết sự đột phá về chính sách của thành phố còn thể hiện ở những mô hình mới về kinh tế. Từ mô hình khu chế xuất đầu tiên của cả nước là Tân Thuận, thành phố hiện đã có hơn 17 khu công nghiệp hoạt động. Các địa phương đều phát triển mô hình khu công nghiệp tương tự, thu hút nhà đầu tư hiệu quả.
Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, TP.HCM đã lập Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố (HIFU), sau này là HFIC (Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố) để huy động vốn cho các dự án hạ tầng, nước sạch, y tế, giáo dục. Từ cách làm này, nhiều tỉnh, thành khác đã lập quỹ đầu tư phát triển địa phương, huy động vốn cho dự án mà trước đó chỉ sử dụng vốn đầu tư công....
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2025
Quyết định bất ngờ của TP.HCM
Tuy nhiên, dù là nơi khởi phát nhiều cách làm, mô hình mới nhưng thành phố hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, cần phải nhanh chóng vượt qua để giữ vững vị thế đầu tàu.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho rằng, thành phố có vị trí đặc biệt, luôn nhận được sự quan tâm từ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị. Ông Được dẫn chứng, Bộ Chính trị đã có 4 nghị quyết riêng về phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM từ năm 1982 đến nay.
Theo ông, TP.HCM là nơi khởi nguồn nhiều cơ chế, chính sách mới của đất nước, nhất là các chính sách về kinh tế, thị trường. Sự chủ động, năng động, sáng tạo là "đặc sản của thành phố".
Trong giai đoạn mới, TP.HCM xây dựng không gian theo hướng đa trung tâm, đa chức năng, hình thành các khu đô thị tri thức, sáng tạo để năm 2045 phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала