Việt Nam dự kiến giảm từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành

© Ảnh : TTXVN - Chu Thị Thanh VânBộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi Lễ công bố Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và triển khai công tác cán bộ của Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi Lễ công bố Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và triển khai công tác cán bộ của Bộ Nội vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2025
Đăng ký
Theo dự thảo tờ trình xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước dự kiến sẽ giảm mạnh từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành sau quá trình sắp xếp, sáp nhập quy mô lớn.
Đây là một trong những nội dung trọng tâm của đề án tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, được đánh giá là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Thông tin này được Bộ Nội vụ công bố sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 vào ngày 28/2, trong đó giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, đồng thời tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 22 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2025
Bộ Nội vụ hướng đến chính quyền địa phương tinh gọn
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, số lượng đơn vị cấp tỉnh cần sắp xếp, sáp nhập đã được xác định rõ sau các cuộc họp của Bộ Chính trị. Hiện cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 696 quận, huyện và hơn 10.000 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đạt ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chỉ có 15 tỉnh, thành đáp ứng đủ các tiêu chí này, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Gia Lai, Quảng Nam, Sơn La, Kiên Giang, Huế và Hà Tĩnh.
Theo kế hoạch, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án giảm 50% số lượng tỉnh, thành và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở. Nếu lộ trình được triển khai đúng tiến độ, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ hoàn tất trước ngày 30/8/2025 và chính thức đi vào vận hành từ tháng 9. Đối với cấp xã, việc sáp nhập phải hoàn thành trước 30/6 để các xã, phường mới chính thức vận hành từ ngày 1/7.
Bộ Nội vụ cho biết, đề án này không đơn thuần là việc sắp xếp địa giới hành chính, mà còn là bước điều chỉnh không gian phát triển kinh tế - xã hội, phân cấp, phân quyền trong quản lý và khai thác nguồn lực. Quá trình này sẽ góp phần tái cơ cấu hệ thống tổ chức hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng thời tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại hệ thống đô thị, nông thôn gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Khu đất NU9 xã Liên Phương, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) tăng giá từng ngày. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2025
Việt Nam: Đất ‘sốt’ vì sáp nhập tỉnh
Trong phát biểu mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tái cấu trúc hệ thống hành chính không chỉ là kỹ thuật tổ chức bộ máy, mà là quá trình "điều chỉnh không gian phát triển", liên quan mật thiết đến việc phân bổ nguồn lực, quy hoạch liên kết vùng, hình thành các trung tâm tăng trưởng mới và phát triển bền vững hơn trong dài hạn.
Dự kiến hôm nay (25/3), Đảng ủy Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị đề án tổng thể sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, để kịp thời báo cáo Trung ương trước ngày 1/4.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала