52 tỉnh, thành phố sẽ sáp nhập, cả nước còn dưới 3.000 xã

© Sputnik / Taras IvanovHồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2025
Đăng ký
Theo dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng, cả nước sẽ giữ nguyên hiện trạng 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
52 tỉnh, thành phố còn lại thuộc diện sắp xếp, trong đó có TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Việc sắp xếp sẽ căn cứ theo các tiêu chí về diện tích tự nhiên, dân số, yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh. Tiêu chuẩn cụ thể được xác định theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được sửa đổi năm 2022. Theo đó, đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đồng thời đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện.
Cụ thể, tỉnh miền núi cần diện tích từ 8.000km², dân số từ 0,9 triệu. Các tỉnh còn lại cần diện tích từ 5.000km² và dân số từ 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương cần diện tích từ 1.500km² và dân số từ 1 triệu. Tất cả đơn vị đều phải có ít nhất 9 đơn vị hành chính cấp huyện.
Khu đất NU9 xã Liên Phương, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) tăng giá từng ngày. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2025
Việt Nam: Đất ‘sốt’ vì sáp nhập tỉnh
Các tỉnh không đạt đủ các tiêu chuẩn này sẽ phải sáp nhập. Việc sắp xếp sẽ thực hiện trên nguyên tắc tương đồng về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, có vị trí liền kề và khả năng kết nối hạ tầng, nhằm phát huy tiềm năng phát triển và bảo đảm an ninh quốc phòng. Việc tổ chức lại cũng tính đến năng lực quản lý, mức độ chuyển đổi số, và điều kiện tự nhiên tại các địa phương.
Tỉnh sau sáp nhập sẽ tiếp tục được gọi là tỉnh. Trường hợp tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc trung ương thì vẫn giữ nguyên là thành phố trực thuộc trung ương. Một số trường hợp không thực hiện sắp xếp, gồm các đơn vị có vị trí biệt lập hoặc vai trò đặc biệt về quốc phòng và an ninh.
Cùng với việc sắp xếp cấp tỉnh, dự kiến có tới 9.996 đơn vị hành chính cấp xã trong tổng số 10.035 hiện nay nằm trong diện sắp xếp lại. Mục tiêu là sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm còn khoảng dưới 3.000, tương đương mức giảm 70-75% so với hiện nay.
Xã nằm trong diện sáp nhập nếu có diện tích tự nhiên hoặc dân số dưới 300% mức tối thiểu theo tiêu chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc sáp nhập sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở các yếu tố đặc thù về văn hóa, dân tộc, phong tục, điều kiện tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp sáp nhập từ bốn xã trở lên, tiêu chuẩn diện tích và dân số không còn là điều kiện bắt buộc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2025
Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ
Việc sắp xếp xã được thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên trạng các đơn vị hiện có, có thể sáp nhập xã của huyện này với xã của huyện khác. Xã sáp nhập với xã tiếp tục gọi là xã, còn xã nhập vào phường sẽ gọi là phường. Các địa phương sẽ tự quyết định tên gọi mới, tuy nhiên được khuyến khích sử dụng tên đơn vị cấp huyện cũ kèm số thứ tự để thuận tiện cho quá trình số hóa.
Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ được thực hiện trước, theo đúng lộ trình mà Bộ Chính trị đã phê duyệt. Song song với đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai các quy trình để chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cho việc kết thúc hoạt động của cấp huyện.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала