Yếu tố có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ, cơ hội mới cho Việt Nam

© AP Photo / Hau DinhContainer vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2025
Đăng ký
Các chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu, dẫn đến sự dịch chuyển dòng chảy thương mại, tạo cơ hội cho chính những đối thủ của Hoa Kỳ như Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng… có thể làm suy yếu vị thế lãnh đạo nền thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ.
Đối với câu chuyện của Việt Nam, dù là quốc gia có thể phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại từ chính quyền Trump, nhưng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này.

Yếu tố khiến vị thế lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ có thể bị ảnh hưởng

Chia sẻ quan điểm tại sự kiện “Triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam 2025”, các chuyên gia của Ngân hàng UOB đã phân tích bối cảnh diễn biến của tình hình thế giới và những tác động đến Việt Nam.
Theo chuyên gia Abel Lim, Giám đốc Tư vấn và Chiến lược quản lý tài sản, Ngân hàng UOB, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại, triển vọng phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính quyền Trump. Thuế quan tăng cao được dự đoán sẽ làm gián đoạn hoạt động thương mại song phương, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Kim ngạch XNK qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) đạt trên 108 triệu USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2025
Mỹ quan ngại gì về Việt Nam?
Việc Hoa Kỳ áp đặt mức thuế cao hơn đối với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến các biện pháp thuế trả đũa từ các đối tác thương mại quan trọng, gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu, dẫn đến sự dịch chuyển dòng chảy thương mại toàn cầu. Điển hình, trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu từ Mỹ và chuyển sang các nhà cung cấp khác, đáng chú ý là Brazil – quốc gia đã thay thế Mỹ trở thành nguồn cung đậu nành hàng đầu cho Trung Quốc.
Chuyên gia cũng ám chỉ việc xuất khẩu của Mỹ có thể suy giảm tính cạnh tranh, tạo ra sự phân mảnh, tạo điều kiện cho các đối thủ như Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua các hiệp định như RCEP và làm suy yếu vị thế lãnh đạo thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các nền kinh tế ASEAN, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là có nguy cơ cao nhất phải đối mặt với thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế thương mại từ Mỹ vì cả hai đều có thặng dư thương mại lớn đối với Hoa Kỳ.
“Hai nền kinh tế (Việt Nam và Thái Lan) có thể chịu rủi ro gia tăng nếu Tổng thống Trump áp đặt thêm thuế quan hoặc thực hiện các chính sách thương mại nhằm tái định hình sản xuất và thương mại theo hướng có lợi cho Mỹ”, chuyên gia nêu quan điểm.
Tổng quan, năm 2025, kinh tế thế giới đối diện nhiều bất ổn, từ các chính sách khó đoán định của Trump.
“Cuộc chiến thuế quan dưới chính quyền Trump 2.0 có khả năng làm dấy lên căng thẳng và gián đoạn thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến các quốc gia có mức độ mở cao về thương mại như Việt Nam”, nhóm chuyên gia của UOB lưu ý.
Ủy ban châu Âu công bố các biện pháp đáp trả thuế quan của Mỹ. Ảnh được tạo ra bởi AI - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2025
Châu Âu muốn “thế chân” Mỹ tại Việt Nam?

Việt Nam nên làm gì?

Giám đốc Đầu tư Asset Management của UOB Việt Nam Lê Thành Hưng nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay nhờ vào các yếu tố kích thích kinh tế trong nước thông qua đầu tư công và tăng trưởng tín dụng cũng như kỳ vọng vào phục hồi tiêu dùng trong nước và khu vực bất động sản.
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2025 khoảng 875.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 36 tỷ USD), tăng mạnh so với số thực giải ngân năm 2024 là 568.000 tỷ đồng đã và đang tạo động lực thúc đẩy đầu tư khu vực công, làm gia tăng niềm tin đối với các lĩnh vực kinh tế khác cùng hướng đến sự phát triển.
Tuy nhiên, sẽ có hai mối quan tâm chính liên quan tác động đối với kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Thứ nhất, doanh thu xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Mỹ áp thuế lên các mặt hàng từ Việt Nam.
Thứ hai, áp lực lên tỷ giá USD/VND khi đồng USD liên tục tăng mạnh. Mối quan tâm này xuất phát từ việc Hoa Kỳ đang là đối tác thương mại có kim ngạch song phương đứng thứ hai (sau Trung Quốc) của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu), đồng thời, có thâm hụt thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump muốn dùng chính sách thuế như một công cụ kéo các bên vào đàm phán nhằm đạt thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ, ông Lê Thành Hưng nêu một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2025
Phàn nàn về Việt Nam chỉ là cách Mỹ dồn ép Hà Nội
Theo đó, đầu tiên, Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ như khí LNG, máy bay, hàng nông sản để kéo giảm thặng dư thương mại song phương. Việt Nam cũng cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng nội tại như tăng đầu tư công vào các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng, tăng tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần mở rộng quan hệ đa phương, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Về đầu tư công, năm nay, Việt Nam vẫn duy trì nhiều dự án trọng điểm như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn 67,3 tỷ đô la Mỹ; năm 2027 khởi công); Sân bay Quốc tế Long Thành (tổng vốn 16 tỷ đô la Mỹ, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 năm 2025 này), nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận…

Cơ hội

Ngành công nghệ cao được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 25 năm tới. Cụ thể, trước việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này trên đường dài giai đoạn từ 2025-2050.
Đặc biệt, triển vọng ngành bán dẫn Việt Nam được các chuyên gia của UOB đánh giá là khả quan do đã có một số doanh nghiệp bán dẫn lớn của thế giới mong muốn đầu tư vào Việt Nam như Amkor Technology với tổng vốn 1,6 tỷ USD, dự án Marvell and Synopsys, dự án Hana Micron vốn 1 tỷ USD và Samsung cam kết đầu tư thêm 2,6 tỷ USD vào lĩnh vực bán dẫn ở Việt Nam.
Ông Abel Lim cũng cho rằng, ngành công nghệ cao, trong thời gian tới sẽ là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn từ năm 2025-2030. Việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc cũng sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực này.
“Tôi nghĩ, Chính phủ Việt Nam không bỏ qua cơ hội này, khi liên tục thời gian gần đây, các ông lớn ngành chế tạo chất bán dẫn đều đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư”, chuyên gia UOB nêu quan điểm.
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2025
Mỹ có thể áp thuế lên hàng hóa Việt Nam để khôi phục cán cân thương mại
Đặc biệt, đại diện đơn vị này cũng tin tưởng, với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng với các động lực mạnh mẽ đến từ dòng vốn FDI liên tục tăng, đầu tư công mở rộng, cơ hội từ ngành bán dẫn, kinh tế Việt Nam chắc chắn vẫn được dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2025.
UOB dự báo tỷ giá USD/VND là 25.800 trong quý 2 năm 2025, 26.000 trong quý 3 năm 2025, 25.800 trong quý 4 năm 2025 và 25.600 trong quý 1 năm 2026.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала