https://kevesko.vn/20250331/brazil-van-kien-tri-duong-loi-doi-ngoai-nhu-viet-nam-them-ban-bot-thu-35303987.html
Brazil vẫn kiên trì đường lối đối ngoại như Việt Nam “thêm bạn, bớt thù”
Brazil vẫn kiên trì đường lối đối ngoại như Việt Nam “thêm bạn, bớt thù”
Sputnik Việt Nam
Đặc điểm truyền thống của ngoại giao Brazil là “mong muốn tự chủ”. Điều này phản ánh bản chất đa phương và mong muốn không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào... 31.03.2025, Sputnik Việt Nam
2025-03-31T15:57+0700
2025-03-31T15:57+0700
2025-03-31T15:57+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam
brazil
luiz inacio lula da silva
chuyên gia
quan hệ
quan hệ quốc tế
brics
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1f/35303465_0:96:1201:771_1920x0_80_0_0_e8af84549c6af0f799c7e1ace7ec6fd1.jpg.webp
Từ đầu năm tới nay, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva– nước làm chủ tịch BRICS năm 2025 đã có một số tuyên bố gây sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia. Một số cho rằng ông Luiz Inacio Lula da Silva đang “loay hoay” giữa ngã tư đường.Thực chất là như thế nào?Câu trả lời các bạn có thể tìm thấy trong bình luận và đánh giá của nhà nghiên cứu, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng – khách mời của Sputnik.Tạo đồng tiền chung của BRICS và MERCOSUR: rất nhiều việc phải làmSputnik: Kính chào ông Nguyễn Minh Hoàng! Trước hết xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik.Như đã biết, đầu năm 2025, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã xác nhận rằng Brazil và Argentina xem xét khả năng tạo ra một đồng tiền chung. Ông cũng đề xuất thảo luận về khả năng tạo ra một loại tiền chung giữa các nước MERCOSUR (Thị trường chung của các nước Nam Mỹ, một thỏa thuận kinh tế và chính trị giữa Argentina, Brazil, Uruguay, Paraguay và Venezuela) và BRICS để giao thương nội khối.Ông có có đánh giá như thế nào về sáng kiến này?Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:Đây không chỉ là mục tiêu chiến lược của các quốc gia khối BRICS, bao gồm cả 5 quốc gia mới gia nhập khối này mà còn là “niềm mơ ước” của hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào đồng Dollar Mỹ. Sự phụ thuộc đó đem đến cho thế giới một trạng thái “nô lệ tài chính-tiền tệ” có tính toàn cầu với “ông chủ quy nhất” là Mỹ. Kéo theo đó là những sự lệ thuộc khác như chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà có thời kỳ, người Mỹ tuyên bố rằng ở đâu sử dụng đồng Dollar Mỹ thì ở đó có văn hóa Mỹ.Tuy nhiên, để trở thành một đồng tiền có giá trị và chức năng chuyển đổi toàn cầu, là trung tâm hối đoái toàn cầu không hề là điều đơn giản. Nhiều người cho rằng chính Hiệp ước Bretton Woods được ký kết giữa 44 quốc gia ngày 22/7/1944 đã biến đồng Dollar Mỹ được đảm bảo bằng vàng trở thành “mỏ neo” cho hệ thống tiền tệ toàn cầu, được định giá ở mức 35 USD/ounce vàng và có thể đổi thành vàng bất cứ khi nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ một hiệp ước đó là không đủ và còn một số cơ chế khác, như “bộ công cụ mềm” của Mỹ là hệ thống thanh toán toàn cầu thông qua “một cửa” duy nhất là quy đổi tất cả giá trị tiền tệ thành Dollar Mỹ. Đó là hệ thống SWIFT. Đó là hệ thống “Quỹ tiền tệ quốc tế” IMF do Mỹ là “chủ soái”, nắm trong tay nguồn lực tín dụng lớn nhất thế giới. Đó là “công cụ cứng” hàng đầu của Mỹ để duy trì vị thế tiêu dùng toàn cầu của đồng Dollar Mỹ là “Hệ thống dự trữ Liên bang” (Federal Reserve System – FED). Đây là cơ quan quản lý lượng dự trữ vàng quốc gia lớn nhất toàn cầu nhưng đồng thời cũng là tổ chức duy nhất trên thế giới nắm độc quyền phát hành đồng Dollar; đồng thời cũng độc quyền xác định lại suất của đồng tiền này. Với ba chức năng trụ cột đó, FED là công cụ tài chính-tiền tệ có một không hai trên thế giới, không chỉ có sức mạnh chi phối toàn cầu thông qua đồng Dollar mà còn chi phối cả các xu hướng phát triển quyền lực chính trị trong nước và các hoạt động của toàn bộ xã hội Mỹ. Và các cơ chế khác nữa.Nhìn vào quá trình hình thành quyền lực của đồng Dollar cũng như hệ thống công cục “mềm” và “cứng” mà Mỹ hiện đang sử dụng để “chống lưng” cho dòng tiền này, chúng ta có thể thấy hết mức độ phức tạp của việc cạnh tranh với sức mạnh của đồng Dollar. Trong những mối liên hệ của đồng Dollar với trật tự kinh tế toàn cầu hiện nay, có rất nhiều những ràng buộc hữu hình và vô hình trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao mà trung tâm là hệ thống tài chính tiền tệ-thế giới đang vận hành với nhiều lợi thế nghiêng về Mỹ và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia do Mỹ cầm đầu.Vì vậy, để thiết lập một đồng tiền chung nội khối BRICS và có liên kết chặt chẽ với hệ thống các đồng tiền Peso và Real (phổ biến ở khối Mercosur) thì có rất nhiều việc phải làm. Các quốc gia BRICS còn phải xây dựng nhiều thỏa thuận nội khối, đặc biệt là việc thành lập một ngân hàng chung nội khối, một quỹ tiền tệ chung nội khối, một cơ chế thanh toán chung nội khối, một bộ máy quản lý chung đối với dự trữ vàng, một hệ thống giao dịch chứng khoán đủ mạnh.v.v… Nói tóm lại là tất cả các công cụ “cứng” và “mềm” để yểm trợ cho đồng tiền chung BRICS trong tương lai để có thể cạnh tranh và giảm bớt ảnh hưởng của đồng Dollar Mỹ chứ không thể đánh bại nó, ít nhất à trong tương lai gần. Còn xu hướng phi đô la hóa (de-dollarization) của nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chỉ là xu hướng trong phạm vi mở rộng và tăng cường năng lực thanh toán và trao đổi của các đồng nội tệ mà thôi. Thế giới hiện chưa có những công cụ và lộ trình hợp lý, mềm dẻo, không gây sốc để có thể có một đồng tiền chung toàn cầu thay thế đồng Dollar Mỹ.Tín hiệu tốt cho quan hệ kinh tế giữa hai khu vực quan trọng của thế giớiSputnik: Nhưng ngày 26/3 Tổng thống Brazil lại kêu gọi thủ tướng Nhật Bản xem xét khả năng ký thỏa thuận kinh tế với MERCOSUR. Ông Luiz Inacio Lula da Silva nói Brazil và Nhật Bản sẽ có lợi từ hội nhập này hơn từ thực tế bảo hộ. “Chúng tôi không muốn chiến tranh lạnh, chúng tôi muốn thương mại tự do” - ông nói. Anh có bình luận gì về động thái này của Brazil?Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:Hệ thống BRICS có một cơ chế mềm dẻo như một cộng đồng kiểu như ASEAN chứ không phải là một liên minh, một liên hiệp với những ràng buộc chặt chẽ, thậm chí là khắt khe như NATO, như EU… Trong cơ chế tôn trọng quyền tự quyết đó, các quốc gia BRICS đều có thể phát triển các mối quan hệ ngoại khối song song với các quan hệ nội khối, miễn là không gây hại cho các quốc gia có cùng quyền lợi trong BRICS.Trong quan hệ song phương Brazil – Nhật Bản là hai quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và công nghệ cao, việc tạo nên mối quan hệ giữa một quốc gia hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Á với một quốc gia hàng đầu của khu vực Nam Mỹ mang lại những lợi ích to lớn đối với họ cũng như vói các quốc gia đối tác của họ.Xét về chiến lược, Nhật Bản cần đến Brazil để “mở đường” thâm nhập vào MERCOSUR, để cạnh tranh về phát triển kinh tế công nghệ tại khu vực này với Trung Quốc; trong khi người Mỹ, kể từ sau thất bại của Joan Goaido (ở Venezzuela), của Jair Bolsonaro đã giảm bớt sự can thiệp vào “sân sau” của họ. Ngược lại, Brazil cũng cần đến Nhật Bản để mở cánh cửa thâm nhập vào Châu Á, trước hết là Đông Bắc Á. Sau khi, tổng thống Lula Da Silva đến thăm Việt Nam, cũng với mục tiêu mở đường thâm nhập và Đông Nam Á; đồng thời có thêm mục tiêu song phương bởi hai quốc gia đã có nhiều mối nhân duyên lịch sử từ thế kỷ trước liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như cuộc Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân việt Nam mà tổng thống Lula da Silva là người ủng hộ nhiệt thành.Tóm lại, đây là một tín hiệu tốt cho quan hệ kinh tế giữa hai khu vực quan trọng của thế giới, góp phần tăng cường hợp tác và giao thương, đẩy lùi nguy cơ xung đột, kể cả xung đột phi truyền thống như dựng hàng rào thuế quan và bảo hộ thương mại.Brazil đang tiếp tục xúc tiến củng cố vị thế của mình tại Châu Mỹ La tinhSputnik: Đầu tháng Ba, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva còn mời 3 nước Mỹ La tinh là México, Uruguay và Colombia tham dự Thượng đỉnh hè năm nay của BRICS. Ông có thể cho biết đánh giá của ông về động thái này của Tổng thống Brazil?Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:Trong số 5 quốc gia sáng lập khối BRICS thì có hai quốc gia ở vào vị trí và tình thế khó khăn hơn ba quốc gia còn lại. Nếu như Trung Quốc, Liên bang Nga và Ấn Độ có được cả vị thế địa chiến lược chắc chắn và có hệ thống chính trị tương đối ổn định, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế, công nghệ, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh thì Brazil và Nam Phi ở vào tình thế khó khăn hơn.Mặc dù có hệ thống chính trị ổn định tương đối về tư tưởng, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai bị loại trừ, nhưng Nam Phi vẫn còn nhiều mầm mống bất ổn mà điển hình là nạn tham nhũng và buôn lậu; trong đó có nhiều vụ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, khiến thế giới phải lên tiếng.Brazil còn khó khăn hơn. Mặc dù là quốc gia lớn nhất khu vực Châu Mỹ Latinh nhưng trước sau, họ vẫn bị người Mỹ coi là “bãi cỏ xanh sau nhà”. Chính vì sự can thiệp cả ngấm ngầm và công khai của người Mỹ mà “ông bạn láng giềng” Argentina, một trong 4 thành viên sáng lập MERCOSUR (cùng với Brazil, Uruguay và Paraguay) đã “quay xe”, không chỉ từ chối gia nhập BRICS mà còn gây ra một số căng thẳng trong quan hệ với Brazil. Dự án xây dựng đồng tiền chung giữa Brazil hiện đang dùng đồng Real và Argentina hiện đang dùng đồng Peso khởi động từ cuối năm 2023 nhằm gắn kết khu vực Mỹ La tinh về kinh tế cũng như củng cố thêm một bước Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã bị gác lại sau khi tổng thống Argentina Alberto Fernández, một người bạn của tổng thống Lula Da Silva bị thất cử.Láng giềng phía Bắc lớn nhất của Brazil là Venezuela hiện đang bị Mỹ bao vây và cấm vận. Ở phía Tây thì cả Peru lẫn Ecuador và Bolivia đều đang ở trong tình trạng thiếu ổn định về chính trị. Trong điều kiện ấy, Brazil cùng với Colombia và Uruguay nhận thấy cần thiết phải mở rộng quan hệ ngoài khối MERCOSUR với các đối tác “có chất lượng”, trong đó có Mexico, quốc gia có thế lực mạnh nhất ở khu vực Caribe. Việc mời một số quốc gia “có tiềm năng” đó dự Hội nghị BRICS 2025 cho thấy Brazil đang tiếp tục xúc tiến củng cố vị thế của mình tại Châu Mỹ La tinh, đồng thời, báo hiệu những sự thay đổi nhất định trong thành phần tổ chức Cộng đồng thị trường Nam Mỹ. Trong tương lai gần, BRICS có thể mở rộng ảnh hưởng tới khu vực Caribe có nhiều tiềm năng phát triển.Chính sách ngoại giao đa phương hóa, đang dạng hóa quan hệ quốc tế như Việt NamSputnik: Qua những tuyên bố của Tổng thống Brazil, trong đó có những phát biểu mà chúng ta đã đề cập ở trên, một số chuyên gia cho rằng, Brazil đang đứng giữa đường- giữa Phương Tây và Phương Nam và chính sách của Brazil hòa nhịp với chính sách của Trung Quốc. Ông có bình luận gì về nhận định này?Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:Vì cả Brazil và Trung Quốc đều là các thành viên sáng lập, thành viên chủ chốt của BRICS nên việc hai nước lớn này có chung quan điểm trên các phương diện an ninh, đối ngoại, kinh tế công nghệ, văn hóa, xã hội.v.v… là điều bình thường. Cũng như các tổ chức quốc tế khác, bên cạnh những vấn đề chung, mỗi quốc gia trong BRICS đều có các vấn đề riêng cần sự quan tâm và hiểu biết lẫn nhau. Và các quốc gia trong BRICS luôn giữ quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời có thể hỗ trợ cho nhau. Sự hỗ trợ đó cũng có giới hạn, không đi ra ngoài phạm vi thỏa thuận chung của khối; trừ các thỏa thuận song phương không ảnh hưởng tới các thỏa thuận đa phương cũng như chính sách chung của BRICS.Đặc điểm truyền thống của ngoại giao Brazil là “mong muốn tự chủ”. Điều này phản ánh bản chất đa phương và mong muốn không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, bất kể họ có mạnh đến đâu. Trong một thời gian dài, chính sách quốc tế của Brazil tập trung vào việc duy trì khoảng cách nhất định với Hoa Kỳ và kiềm chế ảnh hưởng của nước này, và khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ suy yếu và các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao bắt đầu trỗi dậy, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva (nhiệm kỳ 2003-2010 và từ 2023), đại diện cho cánh tả và Đảng Công nhân, đã phát động một hoạt động ngoại giao tích cực với tư cách là người phát ngôn chính cho lợi ích của cái gọi là "Nam bán cầu".Cũng như các quốc gia đang phát triển ở mức độ cao, Brazil dưới thời Đảng Công nhân (Partido dos Trabalhadores - PT) của tổng thống Lula Da Silva cầm quyền cũng có quan điểm gần giống với Việt Nam. Đó là đa phương hóa, đang dạng hóa quan hệ quốc tế. Với quan điểm này thì chắc chắn không có chuyện phương Đông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Vì vậy, không có chuyện người Brazil hiện nay phải đứng giữa phương này hay phương kia để rồi lựa chọn phương này hay phương kia. Trong tình hình hiện tại, chính phủ Brazil vẫn kiên trì đường lối làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”.Sputnik: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
https://kevesko.vn/20240904/cong-ty-quan-su-o-malaysia-coi-brics-la-co-cau-thay-the-swift-31675251.html
https://kevesko.vn/20250328/lula-da-silva-bay-to-su-nguong-mo-brazil-cong-nhan-viet-nam-la-nen-kinh-te-thi-truong-35267843.html
https://kevesko.vn/20250320/tong-thong-brazil-lula-da-silva-sap-tham-viet-nam-brics-may-bay-quan-su-va-gi-nua-35121872.html
brazil
nhật bản
mỹ latinh
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_82dd787d2d07a7606eccbbf4d63c23bd.jpg.webp
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_82dd787d2d07a7606eccbbf4d63c23bd.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1f/35303465_22:0:1177:866_1920x0_80_0_0_9aa37b07c2a3045ef517129fb539a9f5.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_82dd787d2d07a7606eccbbf4d63c23bd.jpg.webp
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, brazil, luiz inacio lula da silva, chuyên gia, quan hệ, quan hệ quốc tế, brics, chính trị, thế giới, đồng dollar, swift, thương mại, kinh tế, nhật bản, châu á, mỹ latinh, đông nam á, asean, nato
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, brazil, luiz inacio lula da silva, chuyên gia, quan hệ, quan hệ quốc tế, brics, chính trị, thế giới, đồng dollar, swift, thương mại, kinh tế, nhật bản, châu á, mỹ latinh, đông nam á, asean, nato
Từ đầu năm tới nay, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva– nước làm chủ tịch BRICS năm 2025 đã có một số tuyên bố gây sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia. Một số cho rằng ông Luiz Inacio Lula da Silva đang “loay hoay” giữa ngã tư đường.
Thực chất là như thế nào?
Câu trả lời các bạn có thể tìm thấy trong bình luận và đánh giá của nhà nghiên cứu, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng – khách mời của Sputnik.
Tạo đồng tiền chung của BRICS và MERCOSUR: rất nhiều việc phải làm
Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Minh Hoàng! Trước hết xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik.
Như đã biết, đầu năm 2025, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã xác nhận rằng Brazil và Argentina xem xét khả năng tạo ra một đồng tiền chung. Ông cũng đề xuất thảo luận về khả năng tạo ra một loại tiền chung giữa các nước MERCOSUR (Thị trường chung của các nước Nam Mỹ, một thỏa thuận kinh tế và chính trị giữa Argentina, Brazil, Uruguay, Paraguay và Venezuela) và BRICS để giao thương nội khối.
Ông có có đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Đây không chỉ là mục tiêu chiến lược của các quốc gia khối BRICS, bao gồm cả 5 quốc gia mới gia nhập khối này mà còn là “niềm mơ ước” của hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào đồng Dollar Mỹ. Sự phụ thuộc đó đem đến cho thế giới một trạng thái “nô lệ tài chính-tiền tệ” có tính toàn cầu với “ông chủ quy nhất” là Mỹ. Kéo theo đó là những sự lệ thuộc khác như chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà có thời kỳ, người Mỹ tuyên bố rằng ở đâu sử dụng đồng Dollar Mỹ thì ở đó có văn hóa Mỹ.
Tuy nhiên, để trở thành một đồng tiền có giá trị và chức năng chuyển đổi toàn cầu, là trung tâm hối đoái toàn cầu không hề là điều đơn giản. Nhiều người cho rằng chính Hiệp ước Bretton Woods được ký kết giữa 44 quốc gia ngày 22/7/1944 đã biến
đồng Dollar Mỹ được đảm bảo bằng vàng trở thành “mỏ neo” cho hệ thống tiền tệ toàn cầu, được định giá ở mức 35 USD/ounce vàng và có thể đổi thành vàng bất cứ khi nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ một hiệp ước đó là không đủ và còn một số cơ chế khác, như “bộ công cụ mềm” của Mỹ là hệ thống thanh toán toàn cầu thông qua “một cửa” duy nhất là quy đổi tất cả giá trị tiền tệ thành Dollar Mỹ. Đó là hệ thống SWIFT. Đó là hệ thống “Quỹ tiền tệ quốc tế” IMF do Mỹ là “chủ soái”, nắm trong tay nguồn lực tín dụng lớn nhất thế giới. Đó là “công cụ cứng” hàng đầu của Mỹ để duy trì vị thế tiêu dùng toàn cầu của đồng Dollar Mỹ là “Hệ thống dự trữ Liên bang” (Federal Reserve System – FED). Đây là cơ quan quản lý lượng dự trữ vàng quốc gia lớn nhất toàn cầu nhưng đồng thời cũng là tổ chức duy nhất trên thế giới nắm độc quyền phát hành đồng Dollar; đồng thời cũng độc quyền xác định lại suất của đồng tiền này. Với ba chức năng trụ cột đó, FED là công cụ tài chính-tiền tệ có một không hai trên thế giới, không chỉ có sức mạnh chi phối toàn cầu thông qua đồng Dollar mà còn chi phối cả các xu hướng phát triển quyền lực chính trị trong nước và các hoạt động của toàn bộ xã hội Mỹ. Và các cơ chế khác nữa.
Nhìn vào quá trình hình thành quyền lực của đồng Dollar cũng như hệ thống công cục “mềm” và “cứng” mà Mỹ hiện đang sử dụng để “chống lưng” cho dòng tiền này, chúng ta có thể thấy hết mức độ phức tạp của việc cạnh tranh với sức mạnh của đồng Dollar. Trong những mối liên hệ của đồng Dollar với trật tự kinh tế toàn cầu hiện nay, có rất nhiều những ràng buộc hữu hình và vô hình trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao mà trung tâm là hệ thống tài chính tiền tệ-thế giới đang vận hành với nhiều lợi thế nghiêng về Mỹ và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia do Mỹ cầm đầu.
Vì vậy, để thiết lập một đồng tiền chung nội khối BRICS và có liên kết chặt chẽ với hệ thống các đồng tiền Peso và Real (phổ biến ở khối Mercosur) thì có rất nhiều việc phải làm. Các quốc gia BRICS còn phải xây dựng nhiều thỏa thuận nội khối, đặc biệt là việc thành lập một ngân hàng chung nội khối, một quỹ tiền tệ chung nội khối, một cơ chế thanh toán chung nội khối, một bộ máy quản lý chung đối với dự trữ vàng, một hệ thống giao dịch chứng khoán đủ mạnh.v.v… Nói tóm lại là tất cả các công cụ “cứng” và “mềm” để yểm trợ cho đồng tiền chung BRICS trong tương lai để có thể cạnh tranh và giảm bớt ảnh hưởng của đồng Dollar Mỹ chứ không thể đánh bại nó, ít nhất à trong tương lai gần. Còn xu hướng phi đô la hóa (de-dollarization) của nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chỉ là xu hướng trong phạm vi mở rộng và tăng cường năng lực thanh toán và trao đổi của các đồng nội tệ mà thôi. Thế giới hiện chưa có những công cụ và lộ trình hợp lý, mềm dẻo, không gây sốc để có thể có một đồng tiền chung toàn cầu thay thế đồng Dollar Mỹ.
Tín hiệu tốt cho quan hệ kinh tế giữa hai khu vực quan trọng của thế giới
Sputnik: Nhưng ngày 26/3 Tổng thống Brazil lại kêu gọi thủ tướng Nhật Bản xem xét khả năng ký thỏa thuận kinh tế với MERCOSUR. Ông Luiz Inacio Lula da Silva nói Brazil và Nhật Bản sẽ có lợi từ hội nhập này hơn từ thực tế bảo hộ. “Chúng tôi không muốn chiến tranh lạnh, chúng tôi muốn thương mại tự do” - ông nói. Anh có bình luận gì về động thái này của Brazil?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Hệ thống BRICS có một cơ chế mềm dẻo như một cộng đồng kiểu như ASEAN chứ không phải là một liên minh, một liên hiệp với những ràng buộc chặt chẽ, thậm chí là khắt khe như NATO, như EU… Trong cơ chế tôn trọng quyền tự quyết đó, các quốc gia BRICS đều có thể phát triển các mối quan hệ ngoại khối song song với các quan hệ nội khối, miễn là không gây hại cho các quốc gia có cùng quyền lợi trong BRICS.
Trong quan hệ song phương Brazil – Nhật Bản là hai quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và công nghệ cao, việc tạo nên mối quan hệ giữa một quốc gia hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Á với một quốc gia hàng đầu của khu vực Nam Mỹ mang lại những lợi ích to lớn đối với họ cũng như vói các quốc gia đối tác của họ.
Xét về chiến lược, Nhật Bản cần đến Brazil để “mở đường” thâm nhập vào MERCOSUR, để cạnh tranh về phát triển kinh tế công nghệ tại khu vực này với Trung Quốc; trong khi người Mỹ, kể từ sau thất bại của Joan Goaido (ở Venezzuela), của Jair Bolsonaro đã giảm bớt sự can thiệp vào “sân sau” của họ. Ngược lại, Brazil cũng cần đến Nhật Bản để mở cánh cửa thâm nhập vào Châu Á, trước hết là Đông Bắc Á. Sau khi, tổng thống Lula Da Silva đến thăm Việt Nam, cũng với mục tiêu mở đường thâm nhập và
Đông Nam Á; đồng thời có thêm mục tiêu song phương bởi hai quốc gia đã có nhiều mối nhân duyên lịch sử từ thế kỷ trước liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như cuộc Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân việt Nam mà tổng thống Lula da Silva là người ủng hộ nhiệt thành.
Tóm lại, đây là một tín hiệu tốt cho quan hệ kinh tế giữa hai khu vực quan trọng của thế giới, góp phần tăng cường hợp tác và giao thương, đẩy lùi nguy cơ xung đột, kể cả xung đột phi truyền thống như dựng hàng rào thuế quan và bảo hộ thương mại.
Brazil đang tiếp tục xúc tiến củng cố vị thế của mình tại Châu Mỹ La tinh
Sputnik: Đầu tháng Ba, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva còn mời 3 nước Mỹ La tinh là México, Uruguay và Colombia tham dự Thượng đỉnh hè năm nay của BRICS. Ông có thể cho biết đánh giá của ông về động thái này của Tổng thống Brazil?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Trong số 5 quốc gia sáng lập khối BRICS thì có hai quốc gia ở vào vị trí và tình thế khó khăn hơn ba quốc gia còn lại. Nếu như Trung Quốc, Liên bang Nga và Ấn Độ có được cả vị thế địa chiến lược chắc chắn và có hệ thống chính trị tương đối ổn định, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế, công nghệ, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh thì Brazil và Nam Phi ở vào tình thế khó khăn hơn.
Mặc dù có hệ thống chính trị ổn định tương đối về tư tưởng, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai bị loại trừ, nhưng Nam Phi vẫn còn nhiều mầm mống bất ổn mà điển hình là nạn tham nhũng và buôn lậu; trong đó có nhiều vụ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, khiến thế giới phải lên tiếng.
Brazil còn khó khăn hơn. Mặc dù là quốc gia lớn nhất khu vực Châu Mỹ Latinh nhưng trước sau, họ vẫn bị người Mỹ coi là “bãi cỏ xanh sau nhà”. Chính vì sự can thiệp cả ngấm ngầm và công khai của người Mỹ mà “ông bạn láng giềng” Argentina, một trong 4 thành viên sáng lập MERCOSUR (cùng với Brazil, Uruguay và Paraguay) đã “quay xe”, không chỉ từ chối gia nhập BRICS mà còn gây ra một số căng thẳng trong quan hệ với Brazil. Dự án xây dựng đồng tiền chung giữa Brazil hiện đang dùng đồng Real và Argentina hiện đang dùng đồng Peso khởi động từ cuối năm 2023 nhằm gắn kết khu vực Mỹ La tinh về kinh tế cũng như củng cố thêm một bước Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã bị gác lại sau khi tổng thống Argentina Alberto Fernández, một người bạn của tổng thống Lula Da Silva bị thất cử.
Láng giềng phía Bắc lớn nhất của Brazil là Venezuela hiện đang bị Mỹ bao vây và cấm vận. Ở phía Tây thì cả Peru lẫn Ecuador và Bolivia đều đang ở trong tình trạng thiếu ổn định về chính trị. Trong điều kiện ấy, Brazil cùng với Colombia và Uruguay nhận thấy cần thiết phải mở rộng quan hệ ngoài khối MERCOSUR với các đối tác “có chất lượng”, trong đó có Mexico, quốc gia có thế lực mạnh nhất ở
khu vực Caribe. Việc mời một số quốc gia “có tiềm năng” đó dự Hội nghị BRICS 2025 cho thấy Brazil đang tiếp tục xúc tiến củng cố vị thế của mình tại Châu Mỹ La tinh, đồng thời, báo hiệu những sự thay đổi nhất định trong thành phần tổ chức Cộng đồng thị trường Nam Mỹ. Trong tương lai gần, BRICS có thể mở rộng ảnh hưởng tới khu vực Caribe có nhiều tiềm năng phát triển.
Chính sách ngoại giao đa phương hóa, đang dạng hóa quan hệ quốc tế như Việt Nam
Sputnik: Qua những tuyên bố của Tổng thống Brazil, trong đó có những phát biểu mà chúng ta đã đề cập ở trên, một số chuyên gia cho rằng, Brazil đang đứng giữa đường- giữa Phương Tây và Phương Nam và chính sách của Brazil hòa nhịp với chính sách của Trung Quốc. Ông có bình luận gì về nhận định này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Vì cả Brazil và Trung Quốc đều là các thành viên sáng lập, thành viên chủ chốt của BRICS nên việc hai nước lớn này có chung quan điểm trên các phương diện an ninh, đối ngoại, kinh tế công nghệ, văn hóa, xã hội.v.v… là điều bình thường. Cũng như các tổ chức quốc tế khác, bên cạnh những vấn đề chung, mỗi quốc gia trong BRICS đều có các vấn đề riêng cần sự quan tâm và hiểu biết lẫn nhau. Và các quốc gia trong BRICS luôn giữ quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời có thể hỗ trợ cho nhau. Sự hỗ trợ đó cũng có giới hạn, không đi ra ngoài phạm vi thỏa thuận chung của khối; trừ các thỏa thuận song phương không ảnh hưởng tới các thỏa thuận đa phương cũng như chính sách chung của BRICS.
Đặc điểm truyền thống của ngoại giao Brazil là “mong muốn tự chủ”. Điều này phản ánh bản chất đa phương và mong muốn không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, bất kể họ có mạnh đến đâu. Trong một thời gian dài, chính sách quốc tế của Brazil tập trung vào việc duy trì khoảng cách nhất định với Hoa Kỳ và kiềm chế ảnh hưởng của nước này, và khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ suy yếu và các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao bắt đầu trỗi dậy, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva (nhiệm kỳ 2003-2010 và từ 2023), đại diện cho cánh tả và Đảng Công nhân, đã phát động một hoạt động ngoại giao tích cực với tư cách là người phát ngôn chính cho lợi ích của cái gọi là "Nam bán cầu".
Cũng như các quốc gia đang phát triển ở mức độ cao, Brazil dưới thời Đảng Công nhân (Partido dos Trabalhadores - PT) của tổng thống Lula Da Silva cầm quyền cũng có quan điểm gần giống với Việt Nam. Đó là đa phương hóa, đang dạng hóa quan hệ quốc tế. Với quan điểm này thì chắc chắn không có chuyện phương Đông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Vì vậy, không có chuyện người Brazil hiện nay phải đứng giữa phương này hay phương kia để rồi lựa chọn phương này hay phương kia. Trong tình hình hiện tại, chính phủ Brazil vẫn kiên trì đường lối làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”.
Sputnik: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.