Phải chăng Nhật Bản sẽ thành con mắt do thám các nước châu Á?

© Sputnik / Natalia Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhThành phố Tokyo, Nhật Bản
Thành phố Tokyo, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2024
Đăng ký
Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã đến thăm Tokyo. Cùng với những nội dung khác, ông đề cập đến vấn đề Nhật Bản gia nhập mạng lưới gián điệp "Five Eyes" - "Ngũ nhãn", quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo trong bài viết mới.

"Ngũ nhãn" đang thám thính theo dõi cả thế giới

Tổ chức liên minh tương tác giữa các cơ quan tình báo của năm quốc gia - Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia và New Zealand - được thành lập vào thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh vào năm 1956 và được gọi là "Five Eyes" - "Ngũ nhãn". Thoạt đầu, hợp tác bao trùm lĩnh vực tình báo điện tử. Mỗi thành viên của liên minh chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin tình báo ở một số khu vực nhất định trên thế giới. Vương quốc Anh giám sát châu Âu, phần phía tây của Liên Xô và Trung Đông. Hoa Kỳ cũng để mắt theo dõi Trung Đông, Trung Quốc, Liên Xô, Châu Phi và vùng biển Caribe. Australia chịu trách nhiệm về Nam và Đông Nam Á, New Zealand “coi sóc” phần Nam Thái Bình Dương. Canada thám thính một số khu vực nhất định của Liên Xô, Trung Quốc và một số vùng ở Mỹ Latinh. Các bên trao đổi dữ liệu nhận được, như vậy trên thực tế là họ làm việc cùng nhau. Theo thời gian, sự hợp tác giữa các cơ quan tình báo của năm quốc gia đã mở rộng sang lĩnh vực tình báo trí tuệ-công nghệ và phản gián. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể chắc chắn rằng mình không nằm dưới sự giám sát của “Ngũ nhãn”.
Lính thủy đánh bộ Mỹ lên máy bay KC-130J Super Hercules tại Căn cứ không quân Thủy quân lục chiến Futenma, Okinawa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2024
Nhật Bản hoan nghênh việc tái triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa đến Guam

Nhật Bản sẽ trở thành “con mắt thứ sáu”?

Thời gian gần đây, Nhật Bản tỏ ra đặc biệt quan tâm đến liên minh "Ngũ nhãn". Năm ngoái, một phái đoàn Nhật Bản tham dự cuộc gặp của tình báo 5 nước ở Canada và mới đây, cuộc họp của các quan chức quân sự cấp cao của liên minh "Ngũ nhãn" đã diễn ra chính ở Nhật Bản. Như vậy, theo cách không chính thức, Tokyo đang bắt đầu hợp tác với liên minh này và không thể loại trừ khả năng Nhật Bản sẽ trở thành “con mắt thứ sáu” của cộng đồng gián điệp.
Các thành viên "Ngũ nhãn" đánh giá cao thành tựu của Nhật Bản trong hoạt động tình báo liên quan đến Trung Quốc, Triều Tiên, các khu vực phía đông của nước Nga và các nước Đông Nam Á. Điều không kém quan trọng nữa là Nhật Bản ngày nay sở hữu 7 vệ tinh trinh sát tiên tiến dành để thu thập thông tin, chẳng hạn như có khả năng xác định đầu người từ không gian vũ trụ.
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2024
Bộ Ngoại giao Nga nêu giải pháp khả thi duy nhất cho vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản
Tuy nhiên, có những vấn đề có thể cản trở khiến Nhật Bản không vào được liên minh "Ngũ nhãn". Đó là những thiếu sót trên cơ sở pháp lý và hệ thống an ninh của Nhật Bản trong việc phân loại thông tin tình báo và hệ thống phê duyệt quyền truy cập vào thông tin đó. Các thành viên của "Ngũ nhãn" lo sợ khả năng rò rỉ thông tin mật từ các bức tường của cơ quan tình báo Nhật Bản. Tokyo cần nâng cấp để hệ thống an ninh quốc gia của Nhật Bản đạt tiêu chuẩn của "Ngũ nhãn". Thủ tướng Shinzo Abe và những người đứng đầu Chính phủ kế tiếp đã cố gắng thực hiện việc này nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy kết quả.
Thêm nữa, còn một điểm nữa mà các chính trị gia Nhật Bản có đầu óc tỉnh táo không thể không tính đến: việc trở thành thành viên của một tổ chức gián điệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của Tokyo với các nước mà những “con mắt” này đang theo dõi.

Một trong những chuyên gia Nhật Bản là Edo Naito đã nêu câu hỏi như sau trên trang Japan Times: “Liệu việc Nhật Bản tham gia liên minh "Lục nhãn" có gây phương hại cho mối quan hệ mật thiết của nước này với một số đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay không?”.

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2024
Nhật Bản hiện có thể độc lập sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Có vẻ như giới cầm quyền Nhật Bản không mấy lo lắng về phản ứng ở các nước châu Á. Đối với họ, điều quan trọng hơn là phải kết nối vào bất kỳ định dạng hợp tác quân sự nào với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ. Ngay bây giờ Nhật Bản và Hoa Kỳ đang cùng nhau phát triển các tổ hợp tên lửa đánh chặn siêu thanh và hệ thống chống tên lửa Patriot thế hệ mới. Nhật Bản cũng đang hợp tác với Anh và Ý để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu.
Hợp tác trong lĩnh vực tình báo sẽ không chỉ tăng cường liên hệ của Tokyo với các đồng minh mà còn thúc đẩy xu thế hồi sinh tinh thần quân phiệt chủ nghĩa trong cộng đồng xã hội Nhật Bản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала