https://kevesko.vn/20250412/phat-bieu-dang-chu-y-cua-tong-bi-thu-to-lam-viet-nam-se-giai-the-quan-huyen-xa-tu-17-35542954.html
Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ giải thể quận, huyện, xã từ 1/7
Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ giải thể quận, huyện, xã từ 1/7
Sputnik Việt Nam
Theo bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 được chương trình thời sự VTV công bố, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị gợi ý giảm khoảng 50% cấp... 12.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-12T17:04+0700
2025-04-12T17:04+0700
2025-04-12T17:04+0700
tô lâm
bộ chính trị vn
đảng cộng sản việt nam
đảng cộng sản
bộ nội vụ việt nam
chính trị
thông tin
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/0a/35512210_0:269:2566:1712_1920x0_80_0_0_a20f3bea9f73d15e9b3add3c85d1d92d.jpg.webp
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Trong đó đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.Chính quyền địa phương 2 cấpDự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện.Về đơn vị hành chính cấp tỉnh, Việt Nam giữ như quy định hiện hành (gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Đáng chú ý, Việt Nam tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới gồm: xã, phường và đặc khu (ở hải đảo).Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh và xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và phường.Trong khi đó, chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó, đảm bảo phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Dự thảo Luật quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ Nội vụ cũng đề xuất những quy định để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.Theo đó, Việt Nam dự kiến sẽ giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7. Đây là nội dung mới so với các dự luật trước đó.Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7, trừ một số trường hợp.Đến nay, sau 2 đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện gần đây (2019-2021 và 2023-2025), hiện nay cả nước có 696 đơn vị hành chính cấp huyện. Có 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gồm Thủ Đức - TP.HCM, Thủy Nguyên - TP Hải Phòng), 84 thành phố thuộc tỉnh, 53 thị xã, 49 quận và 508 huyện.Lộ trình chấm dứt mô hình chính quyền đô thịDự thảo luật cũng quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và việc chuyển tiếp trong việc tổ chức chính quyền địa phương ở phường tại 3 thành phố này trong nhiệm kỳ 2021-2026.Theo đó, từ ngày 1/7/2025, đề xuất bãi bỏ Nghị quyết số 72/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; bãi bỏ Nghị quyết số 169/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.Từ ngày 1/5/2026, đề xuất bãi bỏ bãi bỏ các điều 8, 11, 12, 13, điểm d khoản 4 Điều 9, các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 14 của Luật Thủ đô.Dự thảo Luật cũng đề xuất từ ngày 1/5/2026, bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM; bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.Bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.Dự luật quy định 11 nội dung chuyển tiếp nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp thành 2 cấp theo quy định tại luật này.Có thể giảm 60%-70% số xã nếu địa phương quản lý đượcTrước đó, chương trình Thời sự VTV tối 10/4 đăng phần phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó, người đứng đầu Đảng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là những vấn đề “rất hệ trọng” và “có tính lịch sử”, không chỉ nhằm sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ mà còn phân cấp về thẩm quyền, bố trí lại đơn vị hành chính, phân bổ về nguồn lực, tạo không gian phát triển.Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.Theo Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gợi ý khoảng 50% chứ không phải ấn định 50%. Bố trí cấp xã như thế nào là hoàn toàn do cấp tỉnh xem xét đề xuất. Bộ Chính trị gợi ý giảm 50%, còn Trung ương thảo luận và quyết định như thế nào là hợp lý nhất, tùy các địa phương dựa vào hoàn cảnh, điều kiện thực tế có thể đưa ra con số dao động trong khoảng này.
https://kevesko.vn/20250408/tong-bi-thu-to-lam-noi-ve-thue-quan-cua-my-va-hoi-nghi-trung-uong-11-35469977.html
https://kevesko.vn/20250405/ong-to-lam-tang-trump-mon-qua-va-nuoc-co-chien-luoc-cua-viet-nam-35418977.html
https://kevesko.vn/20250329/tong-bi-thu-to-lam-viet-nam-du-kien-sap-nhap-con-34-tinh-thanh-35279077.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/0a/35512210_0:28:2566:1953_1920x0_80_0_0_d6f6fd8d3b0986d94ba30e1489e2fcd9.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tô lâm, bộ chính trị vn, đảng cộng sản việt nam, đảng cộng sản, bộ nội vụ việt nam, chính trị, thông tin, việt nam
tô lâm, bộ chính trị vn, đảng cộng sản việt nam, đảng cộng sản, bộ nội vụ việt nam, chính trị, thông tin, việt nam
Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ giải thể quận, huyện, xã từ 1/7
Theo bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 được chương trình thời sự VTV công bố, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị gợi ý giảm khoảng 50% cấp xã, nhưng địa phương có thể đề xuất giảm 60-70% nếu quản lý được, đáp ứng được yêu cầu gần dân, sát dân nhất.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Trong đó đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.
Chính quyền địa phương 2 cấp
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện.
Về đơn vị hành chính cấp tỉnh,
Việt Nam giữ như quy định hiện hành (gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Đáng chú ý, Việt Nam tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới gồm: xã, phường và đặc khu (ở hải đảo).
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh và xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và phường.
Trong khi đó, chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó, đảm bảo phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Dự thảo Luật quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.
Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ Nội vụ cũng đề xuất những quy định để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
Theo đó, Việt Nam dự kiến sẽ giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7. Đây là nội dung mới so với các dự luật trước đó.
Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7, trừ một số trường hợp.
Đến nay, sau 2 đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện gần đây (2019-2021 và 2023-2025), hiện nay cả nước có 696 đơn vị hành chính cấp huyện. Có 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gồm Thủ Đức - TP.HCM, Thủy Nguyên - TP Hải Phòng), 84 thành phố thuộc tỉnh, 53 thị xã, 49 quận và 508 huyện.
Lộ trình chấm dứt mô hình chính quyền đô thị
Dự thảo luật cũng quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và việc chuyển tiếp trong việc tổ chức chính quyền địa phương ở phường tại 3 thành phố này trong nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, từ ngày 1/7/2025, đề xuất bãi bỏ Nghị quyết số 72/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024 của
Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; bãi bỏ Nghị quyết số 169/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.
Từ ngày 1/5/2026, đề xuất bãi bỏ bãi bỏ các điều 8, 11, 12, 13, điểm d khoản 4 Điều 9, các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 14 của Luật Thủ đô.
Dự thảo Luật cũng đề xuất từ ngày 1/5/2026, bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM; bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.
Dự luật quy định 11 nội dung chuyển tiếp nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp thành 2 cấp theo quy định tại luật này.
Có thể giảm 60%-70% số xã nếu địa phương quản lý được
Trước đó, chương trình Thời sự VTV tối 10/4 đăng phần phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó, người đứng đầu Đảng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là những vấn đề “rất hệ trọng” và “có tính lịch sử”, không chỉ nhằm sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ mà còn phân cấp về thẩm quyền, bố trí lại đơn vị hành chính, phân bổ về nguồn lực, tạo không gian phát triển.
Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.
Theo Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gợi ý khoảng 50% chứ không phải ấn định 50%. Bố trí cấp xã như thế nào là hoàn toàn do cấp tỉnh xem xét đề xuất. Bộ Chính trị gợi ý giảm 50%, còn Trung ương thảo luận và quyết định như thế nào là hợp lý nhất, tùy các địa phương dựa vào hoàn cảnh, điều kiện thực tế có thể đưa ra con số dao động trong khoảng này.
“Chứ không phải Bộ Chính trị ấn định 50% thì các địa phương làm đúng theo con số này. Địa phương có thể giảm 60-70% nếu các đồng chí thấy quản lý được, đáp ứng được yêu cầu gần dân, sát dân. Điều này hoàn toàn do Trung ương thảo luận, quyết định và sẽ tổ chức thực hiện”, người đứng đầu Đảng lưu ý.