Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Củng cố đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

© AP Photo / Pool/Andres Martinez CasaresChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Tô Lâm tại Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Tô Lâm tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2025
Đăng ký
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Chuyến thăm lần này diễn ra vào thời điểm khá đặc biệt, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải giải quyết các vấn đề ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, sự kiện này không phải là phản ứng với chính sách thuế của Washington, mà là một chuyến thăm đã được hai bên lên kế hoạch từ trước. Chuyến thăm lần này nằm trong nỗ lực duy trì ổn định, mở rộng hợp tác và tăng cường kết nối toàn diện trong khu vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Kazakhstan tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Nóng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam

Kinh tế vẫn là “trục xoay” của quan hệ Việt – Trung

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định với Sputnik, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua tiếp tục phát triển nhanh chóng.

“Năm 2024, thương mại song phương hai nước đạt khoảng 250 tỷ USD. Đây là con số rất lớn. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN”, PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà cho biết.

Việt Nam tiếp tục xuất khẩu nhiều hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang Trung Quốc. Trung Quốc cũng dần nâng tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm nâng chất lượng hàng hóa xuất sang Trung Quốc. Đó là yếu tố tích cực trong thương mại giữa hai nước.
Khu tài chính Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2025
Trung Quốc mất cơ hội xuất khẩu sang Mỹ thông qua Việt Nam, Campuchia và Lào

Đường sắt liên vận: Từ chiến lược đến lợi ích cụ thể

Một trong những nội dung được kỳ vọng sẽ đề cập cụ thể hơn trong chuyến thăm lần này là hợp tác hạ tầng – cụ thể là dự án tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vốn đã được người Pháp xây dựng từ cách đây hơn 100 năm. Đây được xem là "mắt xích" kết nối nội địa tỉnh Vân Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc với hành lang cảng biển phía Bắc Việt Nam.

“Sự hợp tác phát triển của tuyến đường sắt này có lợi cho cả hai nền kinh tế. Trung Quốc rút ngắn khá nhiều độ dài phải vận chuyển, tiết kiệm được thời gian và chi phí, còn Việt Nam vừa giúp Trung Quốc xuất nhập khẩu, phát triển logistics, thu phí quá cảnh, vừa phát triển hệ thống đường sắt chất lượng cao với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Đây có thể là “cú hích” thực sự cho kinh tế vùng và kết nối khu vực", ông Hà nhận định.

Đường sắt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2025
Việt Nam sẽ ký hiệp định vay vốn Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Giao lưu nhân dân: Nền tảng "mềm” của quan hệ song phương

Không chỉ có kinh tế, giao lưu nhân dân giữa hai nước thời gian qua cũng diễn ra sôi động. Hàng loạt chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, thanh niên được tổ chức, đặc biệt ở khu vực biên giới. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà chỉ rõ:

"Năm 2024, hai nước cũng tổ chức giao lưu thanh niên ở các tỉnh biên giới. Đây là một hoạt động đã trở thành truyền thống, góp phần tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Tôi nghĩ rằng, những hoạt động này cần được tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới”.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà vừa tham gia chuyến đi thăm, nghiên cứu, khảo sát các bảo tàng tại Bắc Kinh và Thượng Hải để phục vụ cho kế hoạch xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030.

"Phía Ban liên lạc đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đón tiếp và tạo điều kiện cho đoàn chúng tôi tham quan, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm. Chuyến đi rất bổ ích”, ông cho biết.

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2025
Việt Nam mời Trung Quốc, Lào, Campuchia cử quân nhân tham gia diễu binh

Giữa thế giới đang phân mảnh: Việt Nam giữ thế chủ động

Thời điểm này, không thể không nhắc đến động thái của Mỹ khi tuyên bố áp mức thuế cao đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, Việt Nam. Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà, chuyến thăm của Chủ tịch Tập không phải là nhăm liên kết với Việt Nam để phản ứng với Mỹ.

“Chuyến thăm của ông Tập được dự kiến từ trước, không phải sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donal Trump ngày 2/4 vừa qua. Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Việt Nam quan hệ với hai nước này cũng như các quốc gia khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, không phương hại bên thứ ba”, ông nhấn mạnh.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Jeffrey Sachs - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Trung Quốc đang chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ
Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra sự chuyển dịch mạnh mẽ chuỗi cung ứng, việc Việt Nam giữ được ổn định trong quan hệ đối ngoại, chủ động kết nối, mở rộng giao thương với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ… là phù hợp với chủ trương đối ngoại của Việt Nam.

“Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt khoảng 250 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức hơn 130 tỷ USD trong thương mại với Mỹ. Việt Nam cũng đang nhập siêu khá lớn từ Trung Quốc. Vì vậy, tôi vẫn cho rằng cần tiếp tục duy trì, mở rộng quan hệ thương mại tự do và đa phương. Riêng với chính sách thuế của Mỹ, tôi không thấy có gì quá lo ngại ở thời điểm hiện tại vì Mỹ đã tuyên bố tạm hoãn thuế đối ứng với các nước trong vòng 90 ngày, hạ mức thuế suất xuống 10%. Hai nước Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận thiết lập cơ chế đối thoại về vấn đề này", PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà phân tích.

Các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ tại công trình - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2025
Việt Nam – Trung Quốc xây cầu vượt sông Hồng ở biên giới Bát Xát - Bá Sái

Việt – Trung: Không chỉ là láng giềng

Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang được xây dựng trên nền tảng hiểu biết, tôn trọng, hợp tác và thực chất. Những khác biệt là có, nhưng không làm lu mờ những lợi ích chung.

"Chuyến thăm gần nhất của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam là vào tháng 12/2023. Trong khoảng thời gian một năm rưỡi, việc người đứng đầu cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam lần này cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước khi hai bên là đối tác chiến lược toàn diện của nhau", PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà chỉ ra.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - ông Nguyễn Chí Dũng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2025
Việt Nam muốn học kinh nghiệm của Trung Quốc về khu thương mại tự do
Chuyến thăm sắp tới của ông Tập Cận Bình chính là cơ hội để hai bên củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và làm sâu sắc hơn ý tưởng, tầm nhìn về Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai nước trong một thế giới đang có những biến chuyển nhanh và tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ.

“Tôi rất mừng vì quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển nhanh, mong muốn tỷ trọng hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ nhiều hơn, giảm thâm hụt thương mại trên cơ sở hai bên thỏa thuận và cùng có lợi.” PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала