Việt Nam phải đối mặt với một sự lựa chọn

© AP PhotoTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2025
Đăng ký
Tuần này, chủ đề chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài vẫn là mức thuế quan của ông Trump và phản ứng của giới lãnh đạo Việt Nam đối với mức thuế này. Vì vậy, trong bài tổng quan “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, chúng tôi sẽ nói về nội dung này.
Các ấn phẩm hàng đầu của phương Tây viết gì về vấn đề này?

Giảm thuế 0% sẽ không giúp được gì

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Donald Trump sau tuyên bố áp thuế, theo tờ New York Times. Trong cuộc điện đàm, ông đề xuất cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa Hoa Kỳ xuống mức 0 và kêu gọi ông Trump cũng làm như vậy. Việt Nam khẳng định thuế suất bình quân thực tế chỉ khoảng 9,4% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ. Nhưng đề xuất của Hà Nội không làm hài lòng chính quyền Mỹ.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết: "Lời đề nghị của Việt Nam về việc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đổi lấy thuế quan thấp hơn của Hoa Kỳ là không đủ, vì thâm hụt thương mại vẫn sẽ "ở mức khoảng 120 tỷ đô la Mỹ".
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế đối với các sản phẩm từ các quốc gia khác trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng Nhà Trắng ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí đàm phán, chính thức mở “cánh cửa thép” về thuế quan
Washington cho rằng, gian lận phi thuế quan bao gồm các sản phẩm của Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam, trộm cắp tài sản trí tuệ và thuế giá trị gia tăng. Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ. Ông nhắc lại rằng, chính phủ sẽ tìm cách tăng cường mua hàng hóa của Hoa Kỳ, bao gồm các mặt hàng an ninh quốc gia và quốc phòng, đồng thời đẩy nhanh quá trình nhận máy bay thương mại theo hợp đồng, Reuters đưa tin. Gói này sẽ bao gồm 250 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max, máy bay vận tải quân sự tầm trung và tầm xa Lockheed Martin C-130 Hercules, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các mặt hàng khác của Mỹ. Các quan chức của Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiều lần nói rằng việc mua máy bay là rất quan trọng để giảm thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Hoa Kỳ, mà theo chính quyền Trump đây là lý do chính dẫn đến mức thuế đối ứng cao ban đầu áp dụng cho Việt Nam. Hà Nội cũng hứa sẽ chấm dứt thao túng tiền tệ, sửa đổi các loại phí phi thuế quan không phù hợp với người Mỹ, tăng cường chống gian lận, hàng giả và bảo vệ bản quyền. Việt Nam cũng đã trình dự thảo nghị định nhằm tăng cường kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng có mục đích sử dụng kép sang Trung Quốc, đặc biệt là chất bán dẫn và thiết bị vệ tinh.

Rào cản phi thuế quan

Ngày 9/4, ông Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp dụng mức thuế quan lớn, cung cấp cho Việt Nam thời gian 90 ngày để đạt được thỏa thuận. Tại Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hồ Đức Phớc đã nhất trí với các quan chức cấp cao của chính quyền Trump về việc khởi động đàm phán thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó bao gồm các thoả thuận về thuế quan, tập trung vào việc giảm thiểu các rào cản phi thuế quan và tăng cường phối hợp để ngăn ngừa gian lận thương mại, Bloomberg đưa tin. Tạp chí The Diplomat dành một bài viết về vấn đề “rào cản phi thuế quan”. Tác giả lưu ý rằng, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã dẫn đến làn sóng di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam và làm gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng từ 38,3 tỷ USD năm 2017 lên 123,5 tỷ USD vào năm 2024. Đồng thời, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể. Peter Navarro ước tính rằng có tới một phần ba hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là hàng Trung Quốc “trá hình”. Ấn phẩm này trích dẫn kết quả nghiên cứu về quá trình này của nhiều tổ chức khác nhau, đưa ra con số từ 16% đến 7%. Tác giả lưu ý rằng, cần phải tính đến tỷ lệ lớn các thành phần của Trung Quốc trong các sản phẩm của Việt Nam, cũng như trong các sản phẩm của nhiều nước Đông Nam Á khác. Việt Nam phải cân nhắc liệu có đủ khả năng "tách rời" nền kinh tế khỏi Trung Quốc để duy trì khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, mà thị trường Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, hay không. Song, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thì Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, tờ Washington Post lưu ý. Và tờ The Guardian viết rằng, cách tiếp cận của chính quyền Trump đã làm tổn hại đến danh tiếng của Hoa Kỳ như một đối tác đáng tin cậy trong khu vực.
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Trump 2.0: Việt Nam đối mặt phép thử kinh tế lớn nhất thập kỷ

Châu Âu và Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các quốc gia khác. Hãng thông tấn Anadolu đưa tin về chuyến thăm của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tới Hà Nội và cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Hai nước có ý định nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện và cam kết hỗ trợ thương mại tự do. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và ký kết Nghị định thư về Hợp tác Tài chính mới giữa hai nước. Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam từ ngày 14 đến 15-4. Ngoài Việt Nam, ông sẽ tới thăm Malaysia và Campuchia. Một số thỏa thuận kinh tế dự kiến ​​sẽ được ký kết giữa Trung Quốc và các nước này. Các nhà phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ tìm cách đa dạng hóa, hướng tới châu Âu hoặc Nhật Bản trong khi cố gắng đàm phán với ông Trump.
Phân tích tình hình hiện tại, Tech in Asia lưu ý rằng, giá trị xuất khẩu chiếm tới 99,2% GDP Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị tổn thương trước tình trạng gián đoạn thương mại và thuế quan. Sự phụ thuộc này giải thích tại sao Việt Nam sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ đáng kể cho Hoa Kỳ, bao gồm các hạn chế về chuyển tải hàng hóa và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm. Đồng thời, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu thô của Trung Quốc, do đó họ dễ bị tổn thương khi căng thẳng địa chính trị làm gián đoạn nguồn cung cấp đó. Sự khác biệt giữa sản xuất giá trị gia tăng hợp pháp và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp thường không rõ rệt. Tình hình hiện tại của Việt Nam phản ánh kinh nghiệm lịch sử của nước này trong việc điều phối mối quan hệ với các cường quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Kazakhstan tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Nóng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала