Vì sao Việt Nam có thể không tử hình tội tham nhũng?
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang
Đăng ký
Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó có đề xuất sửa đổi sâu rộng Bộ luật Hình sự.
Các nội dung này được trình bày và phân tích tại phiên họp bởi lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công an cùng đại diện các cơ quan chuyên trách, cho thấy định hướng chính sách hình sự của Việt Nam đang tiến dần tới một hệ thống pháp luật nhân văn, hiện đại và phù hợp hơn với thực tiễn.
Nói về đề xuất bỏ án tử hình với hai tội danh tham ô tài sản và nhận hối lộ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình lưu ý, tội phạm mà lấy đồng tiền làm phương tiện và mục đích thì hình phạt tiền chứ không phải hình phạt tù và thu hồi tài sản mới là mục tiêu chính, tức làm sao thu được cho hết tiền chứ không phải là xử tử hình.
Đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh
Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) là đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình đối với 8/18 tội danh hiện hành, thay thế bằng hình phạt tù chung thân không được xét giảm án.
Mục tiêu là vẫn đảm bảo yêu cầu cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội nhưng thể hiện tính nhân văn và phù hợp xu thế lập pháp tiến bộ. 8 tội danh được đề xuất bỏ án tử hình bao gồm:
1.
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;2.
Phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam;3.
Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;4.
Vận chuyển trái phép chất ma túy;5.
Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược;6.
Gián điệp;7.
Tham ô tài sản;8.
Nhận hối lộ.© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang
Làm sao để thu được hết tiền
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình (người từng rất lâu nắm cương vị Chánh án Toà án nhân dân tối cao của Việt Nam - với rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này) cho biết, lịch sử sửa đổi Bộ luật Hình sự cho thấy xu hướng giảm dần các tội danh áp dụng án tử hình – từ 44 tội xuống 30, rồi 28 và hiện còn 18 tội.
Theo ông, lần sửa đổi này, tiếp tục thay án tử hình bằng tù chung thân không xét giảm án là “đủ nghiêm khắc, vẫn đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Đặc biệt, với tội tham ô và nhận hối lộ, Phó Thủ tướng phân tích:
“Tội phạm mà lấy đồng tiền làm phương tiện và mục đích phạm tội thì hình phạt tiền chứ không phải hình phạt tù. Cho nên tội tham ô và hối lộ thì mục đích là tiền. Cho nên làm sao mà thu được cho hết, chứ không phải là hình phạt tử hình. Nguyên lý là như vậy, làm sao thu được hết tiền đã tham ô, nhận hối lộ”, VOV dẫn phát biểu của Phó Thủ tướng cho biết.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang
Một điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là quy định tòa án có thể tuyên hoãn thi hành án tử hình trong 2 năm đối với người bị kết án, nhằm tạo cơ hội cho người phạm tội tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và hợp tác với cơ quan chức năng.
Nếu sau 2 năm, người này có chuyển biến tích cực, án tử hình có thể được chuyển sang hình phạt khác. Quy định này được đánh giá là thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, đồng thời khuyến khích người phạm tội sửa chữa lỗi lầm.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất bổ sung các trường hợp không thi hành án tử hình đối với người mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối như ung thư hoặc AIDS.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất nâng mức định lượng tiền làm căn cứ định tội, định khung hoặc phạt tiền – gấp đôi mức hiện hành – để phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay.
Đồng thời, phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn “chuẩn bị phạm tội” được mở rộng đối với 6 loại tội danh, bao gồm: mua bán người, bắt giữ người trái pháp luật, sản xuất hàng giả (bao gồm lương thực – thực phẩm, phụ gia) và sản xuất trái phép chất ma túy.
Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, dự thảo bổ sung thêm 10 tội danh, trong đó có: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả giấy tờ tài chính – chứng khoán, gian lận bảo hiểm, vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại... nhằm phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, môi trường và tài chính ở Việt Nam.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang
Dự thảo cũng bổ sung khung hình phạt mới: tù đến 30 năm và tù chung thân không xét giảm án, áp dụng cho một số tội đặc biệt nghiêm trọng.
Một nội dung đáng chú ý khác là việc bổ sung quy định loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới – nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo theo tinh thần của Nghị quyết 57.
Thủ tướng: Giảm án tử hình thể hiện tính nhân văn, nhân đạo
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sửa đổi Bộ luật Hình sự cần bám sát các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, đảm bảo vừa có tính răn đe, vừa nhân văn, thể hiện sự trưởng thành của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo ông, việc giảm hình phạt tử hình, tăng hình phạt tù – đó là chuyển biến về tư duy lập pháp. Đây là bước tiến phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế, đồng thời thể hiện niềm tin vào khả năng cải tạo con người và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý không nên phức tạp hóa các vấn đề đã “chín, đã rõ” để tránh cản trở tiến độ lập pháp.
Bộ Công an đề xuất trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.