https://kevesko.vn/20250422/vi-sao-cac-ong-tran-tuan-anh-trinh-dinh-dung-khong-bi-xu-ly-hinh-su-35726264.html
Vì sao các ông Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng không bị xử lý hình sự?
Vì sao các ông Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng không bị xử lý hình sự?
Sputnik Việt Nam
Trong phiên tòa xét xử vụ án EVN thiệt hại 1.043 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Anh - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương - được xác định không có động cơ vụ lợi khi ký các... 22.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-22T17:34+0700
2025-04-22T17:34+0700
2025-04-22T17:34+0700
việt nam
thời sự
chính phủ
bộ công thương
cơ quan
trộm cắp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/16/35726078_0:0:3639:2047_1920x0_80_0_0_660532109e3094a51a44e4df16a06faa.jpg.webp
Cùng trong vụ án, các ông Trịnh Đình Dũng và ông Mai Tiến Dũng cũng không bị xử lý hình sự do không có chứng cứ cho thấy họ nhận tiền hay lợi ích vật chất khác hoặc cố ý làm trái quy định.Ông Trần Tuấn Anh không có động cơ vụ lợiNgày 21/4, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng; cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim cùng 8 bị cáo khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong vụ án này, còn 3 bị cáo khác cùng hầu tòa với cáo buộc “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Theo cáo trạng, các ông Hoàng Quốc Vượng cùng Phương Hoàng Kim đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tham mưu xây dựng Quyết định 13/2020 của Thủ tướng.Quyết định 13/2020 cho phép một số mở rộng đối tượng được bán điện giá ưu đãi cho EVN. Đây là tiền đề để các nhà máy điện mặt trời như Thuận Nam và Solar Farm Nhơn Hải bán điện giá cao cho EVN, qua đó gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng.Theo cơ quan tố tụng, trong việc ban hành Quyết định 13/2020, có trách nhiệm của ông Trần Tuấn Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2016 – 2021. Cụ thể, quá trình điều tra cho thấy ông Trần Tuấn Anh đã ký 6 Tờ trình, Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng để đề xuất ban hành Quyết định số 13/2020.Quyết định này trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ được ban hành trước đó. Tuy nhiên, khi ký các tờ trình, báo cáo nói trên, ông Trần Tuấn Anh không biết việc ông Hoàng Quốc Vượng đã chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng trái Nghị quyết số 115.Ngoài ra, kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trần Tuấn Anh có động cơ vụ lợi. Do đó, cơ quan an ninh điều tra quyết định “không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trần Tuấn Anh”.Không xem xét xử lý hình sự ông Trịnh Đình Dũng, Mãi Tiến DũngKết luận điều tra xác định, thời điểm đó, khi Bộ Công Thương trình hồ sơ lên Chính phủ liên quan đến cơ chế phát triển điện mặt trời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bút phê chỉ đạo giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét và quyết định việc này đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, chống tiêu cực tham nhũng, công khai minh bạch, không được lợi dụng chủ trương mà Thủ tướng đã kết luận.Ngày 6/4/2020, ông Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.Điều 5 của Quyết định có nội dung: Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước 1/1/2021, với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW, là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh theo tỷ giá ngày 10/4/2017), được áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.Nội dung tại Điều 5 là tiền đề dẫn đến hậu quả trong vụ án. Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định ông Trịnh Đình Dũng không biết điều khoản này trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ.Ngoài ra, cơ quan điều tra không thu thập được tài liệu, chứng cứ cho thấy ông Trịnh Đình Dũng nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan điều tra cũng không xem xét xử lý hình sự với ông Trịnh Đình Dũng.Liên quan đến vụ án, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng được xác định có ký 2 tờ trình đề xuất tổ chức họp và tham dự 1 cuộc họp do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, bàn về việc xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020, liên quan cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.Tuy nhiên, ông Mai Tiến Dũng được xác định không trực tiếp chỉ đạo việc thẩm tra Dự thảo Quyết định, cũng như không biết nội dung văn bản được xây dựng trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Cơ quan điều tra cũng không thu thập được tài liệu, chứng cứ cho thấy ông Mai Tiến Dũng nhận tiền hay lợi ích vật chất khác để làm trái quy định, tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan điều tra xác định không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Tiến Dũng.
https://kevesko.vn/20250413/vi-sao-viet-nam-co-the-khong-tu-hinh-toi-tham-nhung-35557446.html
https://kevesko.vn/20250414/dien-bien-bat-ngo-voi-hau-phao-va-cuu-chu-tich-vinh-phuc-le-duy-thanh-35584258.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/16/35726078_488:0:3219:2048_1920x0_80_0_0_04002604de3fbd0cc3e3b6df88caa981.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thời sự, chính phủ, bộ công thương, cơ quan, trộm cắp
việt nam, thời sự, chính phủ, bộ công thương, cơ quan, trộm cắp
Vì sao các ông Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng không bị xử lý hình sự?
Trong phiên tòa xét xử vụ án EVN thiệt hại 1.043 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Anh - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương - được xác định không có động cơ vụ lợi khi ký các văn bản trình Thủ tướng.
Cùng trong vụ án, các ông Trịnh Đình Dũng và ông Mai Tiến Dũng cũng không bị xử lý hình sự do không có chứng cứ cho thấy họ nhận tiền hay lợi ích vật chất khác hoặc cố ý làm trái quy định.
Ông Trần Tuấn Anh không có động cơ vụ lợi
Ngày 21/4, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng; cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim cùng 8 bị cáo khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong vụ án này, còn 3 bị cáo khác cùng hầu tòa với cáo buộc “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, các ông Hoàng Quốc Vượng cùng Phương Hoàng Kim đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tham mưu xây dựng Quyết định 13/2020 của Thủ tướng.
Quyết định 13/2020 cho phép một số mở rộng đối tượng được bán điện giá ưu đãi cho EVN. Đây là tiền đề để các nhà máy điện mặt trời như Thuận Nam và Solar Farm Nhơn Hải bán điện giá cao cho EVN, qua đó gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng.
Theo cơ quan tố tụng, trong việc ban hành Quyết định 13/2020, có trách nhiệm của ông Trần Tuấn Anh, cựu Bộ trưởng
Bộ Công Thương giai đoạn 2016 – 2021. Cụ thể, quá trình điều tra cho thấy ông Trần Tuấn Anh đã ký 6 Tờ trình, Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng để đề xuất ban hành Quyết định số 13/2020.
Quyết định này trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ được ban hành trước đó. Tuy nhiên, khi ký các tờ trình, báo cáo nói trên, ông Trần Tuấn Anh không biết việc ông Hoàng Quốc Vượng đã chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng trái Nghị quyết số 115.
Ngoài ra, kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trần Tuấn Anh có động cơ vụ lợi. Do đó, cơ quan an ninh điều tra quyết định “không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trần Tuấn Anh”.
Không xem xét xử lý hình sự ông Trịnh Đình Dũng, Mãi Tiến Dũng
Kết luận điều tra xác định, thời điểm đó, khi Bộ Công Thương trình hồ sơ lên Chính phủ liên quan đến cơ chế phát triển điện mặt trời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bút phê chỉ đạo giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét và quyết định việc này đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, chống tiêu cực tham nhũng, công khai minh bạch, không được lợi dụng chủ trương mà Thủ tướng đã kết luận.
Ngày 6/4/2020, ông Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Điều 5 của Quyết định có nội dung: Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước 1/1/2021, với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW, là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh theo tỷ giá ngày 10/4/2017), được áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Nội dung tại Điều 5 là tiền đề dẫn đến hậu quả trong vụ án. Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định ông Trịnh Đình Dũng không biết điều khoản này trái với Nghị quyết 115 của
Chính phủ.
Ngoài ra, cơ quan điều tra không thu thập được tài liệu, chứng cứ cho thấy ông Trịnh Đình Dũng nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan điều tra cũng không xem xét xử lý hình sự với ông Trịnh Đình Dũng.
Liên quan đến vụ án, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng được xác định có ký 2 tờ trình đề xuất tổ chức họp và tham dự 1 cuộc họp do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, bàn về việc xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020, liên quan cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.
Tuy nhiên, ông Mai Tiến Dũng được xác định không trực tiếp chỉ đạo việc thẩm tra Dự thảo Quyết định, cũng như không biết nội dung văn bản được xây dựng trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan điều tra cũng không thu thập được tài liệu, chứng cứ cho thấy ông Mai Tiến Dũng nhận tiền hay lợi ích vật chất khác để làm trái quy định, tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan điều tra xác định không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Tiến Dũng.