https://kevesko.vn/20250512/viet-nam-de-xuat-bau-cu-quoc-hoi-khoa-16-ngay-chu-nhat-1532026-de-kien-toan-nhan-su-36102611.html
Việt Nam: Đề xuất bầu cử Quốc hội khoá 16 ngày Chủ nhật 15/3/2026 để kiện toàn nhân sự
Việt Nam: Đề xuất bầu cử Quốc hội khoá 16 ngày Chủ nhật 15/3/2026 để kiện toàn nhân sự
Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam sẽ rút ngắn nhiệm kỳ khóa 15 trước 3 tháng, chuẩn bị bầu Quốc hội khoá mới ngày Chủ nhật 15/3/2026. 12.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-12T14:35+0700
2025-05-12T14:35+0700
2025-05-12T14:35+0700
việt nam
quốc hội
chính trị
bầu cử
cuộc bầu cử quốc hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/0c/36102826_0:261:2712:1787_1920x0_80_0_0_d11f11c75a97c590a8a891132eb46aa8.jpg
Việc này là cần thiết nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, phân công ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15Sáng 12/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (khoá 15), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 và quyết định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI (khoá 16), HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031.Tại tờ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, để thực hiện Nghị quyết 60 của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 thêm 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026 thay vì tháng 7/2026 như quy định hiện hành.Theo bà Thanh, Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 được bầu vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội được khai mạc vào ngày 20/7/2021 và HĐND các cấp cũng khai mạc trong khoảng thời gian này.Căn cứ các quy định pháp luật, nhiệm kỳ hiện tại của Quốc hội và HĐND các cấp sẽ kết thúc vào ngày 20/7/2026. Trong khi đó, theo luật định, chậm nhất vào ngày 24/5/2026, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031 phải được hoàn tất.Tuy nhiên, trên cơ sở chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn, việc rút ngắn khoảng thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới là cần thiết nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, phân công ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.Theo bà Thanh, đề xuất này sẽ bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể, liên tục, ổn định và liên thông đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.Đồng thời, cấp ủy nhiệm kỳ mới sẽ có điều kiện sớm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Đại hội Đảng các cấp.Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 là cần thiết và phù hợp.Theo quy định tại Điều 71 Hiến pháp, nhiệm kỳ mỗi khóa Quốc hội là 5 năm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội có thể quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026Cũng trong phiên họp sáng 12/5, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình Quốc hội tờ trình về việc quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031.“Căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và trên cơ sở tổng kết các cuộc bầu cử gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026”, bà Thanh nêu rõ.Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng trình Quốc hội dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.Dự thảo luật đề xuất tăng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử từ 9–11 người hiện nay lên từ 9–15 người, nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức bầu cử ở cấp xã sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính.Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục trong quá trình bầu cử. Cụ thể, thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ ứng cử đến ngày bầu cử sẽ rút xuống còn 42 ngày, giảm 28 ngày so với quy định hiện hành.Với việc rút ngắn nhiều thủ tục, thời gian khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI có thể sớm nhất là 22 ngày sau ngày bầu cử.Như vậy, khoảng cách từ thời điểm chốt danh sách ứng cử viên đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội hoặc HĐND khóa mới có thể rút ngắn khoảng gần 40 ngày so với hiện tại.
https://kevesko.vn/20250504/vi-sao-viet-nam-dot-ngot-rut-ngan-nhiem-ky-quoc-hoi-15-35941496.html
https://kevesko.vn/20250425/quoc-hoi-xem-xet-sua-hien-phap-tap-trung-vao-hai-nhom-noi-dung-hoan-thanh-truoc-306-35783571.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/0c/36102826_0:7:2712:2041_1920x0_80_0_0_0a1b298c8418f2566be086ba03ce955d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, quốc hội, chính trị, bầu cử, cuộc bầu cử quốc hội
việt nam, quốc hội, chính trị, bầu cử, cuộc bầu cử quốc hội
Việt Nam: Đề xuất bầu cử Quốc hội khoá 16 ngày Chủ nhật 15/3/2026 để kiện toàn nhân sự
Quốc hội Việt Nam sẽ rút ngắn nhiệm kỳ khóa 15 trước 3 tháng, chuẩn bị bầu Quốc hội khoá mới ngày Chủ nhật 15/3/2026.
Việc này là cần thiết nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, phân công ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15
Sáng 12/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (khoá 15), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 và quyết định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI (khoá 16), HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031.
Tại tờ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, để thực hiện Nghị quyết 60 của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 thêm 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026 thay vì tháng 7/2026 như quy định hiện hành.
Theo bà Thanh, Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 được bầu vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội được khai mạc vào ngày 20/7/2021 và HĐND các cấp cũng khai mạc trong khoảng thời gian này.
Căn cứ các quy định pháp luật, nhiệm kỳ hiện tại của
Quốc hội và HĐND các cấp sẽ kết thúc vào ngày 20/7/2026. Trong khi đó, theo luật định, chậm nhất vào ngày 24/5/2026, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031 phải được hoàn tất.
Tuy nhiên, trên cơ sở chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn, việc rút ngắn khoảng thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới là cần thiết nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, phân công ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Theo bà Thanh, đề xuất này sẽ bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể, liên tục, ổn định và liên thông đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Đồng thời, cấp ủy nhiệm kỳ mới sẽ có điều kiện sớm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Đại hội Đảng các cấp.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 là cần thiết và phù hợp.
Theo quy định tại Điều 71 Hiến pháp, nhiệm kỳ mỗi khóa Quốc hội là 5 năm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội có thể quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026
Cũng trong phiên họp sáng 12/5, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình Quốc hội tờ trình về việc quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031.
“Căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và trên cơ sở tổng kết các cuộc bầu cử gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026–2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026”, bà Thanh nêu rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng trình Quốc hội dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Dự thảo luật đề xuất tăng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử từ 9–11 người hiện nay lên từ 9–15 người, nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức bầu cử ở cấp xã sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục trong quá trình bầu cử. Cụ thể, thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ ứng cử đến ngày bầu cử sẽ rút xuống còn 42 ngày, giảm 28 ngày so với quy định hiện hành.
Với việc rút ngắn nhiều thủ tục, thời gian khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI có thể sớm nhất là 22 ngày sau ngày bầu cử.
Như vậy, khoảng cách từ thời điểm chốt danh sách ứng cử viên đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội hoặc HĐND khóa mới có thể rút ngắn khoảng gần 40 ngày so với hiện tại.