https://kevesko.vn/20250516/dai-bieu-quoc-hoi-kien-nghi-cat-giam-thu-tuc-dau-tu-bo-giay-phep-khong-can-thiet-36185407.html
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cắt giảm thủ tục đầu tư, bỏ giấy phép không cần thiết
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cắt giảm thủ tục đầu tư, bỏ giấy phép không cần thiết
Sputnik Việt Nam
Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nhiều đại biểu cho rằng việc cắt giảm thủ... 16.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-16T11:22+0700
2025-05-16T11:22+0700
2025-05-16T11:34+0700
việt nam
thông tin
quốc hội
pháp luật
chính sách
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/10/36185250_0:91:1732:1065_1920x0_80_0_0_0d8ad31952ce4e3de0ba24ec998dfdde.jpg
Đại biểu Khương Thị Mai (Nam Định) đề xuất nghị quyết cần thể hiện rõ cam kết cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường. Bà đề nghị đến năm 2025 phải hoàn thiện hệ thống pháp lý và loại bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, đồng thời giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí tuân thủ và điều kiện kinh doanh so với hiện nay.Một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất nghiên cứu bãi bỏ thủ tục đầu tư, chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, chỉ giữ lại các chính sách ưu đãi đầu tư và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo bà Mai, hiện các nhà đầu tư vẫn bị ràng buộc theo từng dự án, trong khi hoạt động kinh doanh phải linh hoạt. Việc thay đổi quy mô hoặc nội dung sản xuất thường kéo theo thủ tục xin điều chỉnh chủ trương đầu tư, gây tốn kém thời gian và nguồn lực.Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhấn mạnh cần chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ hình thức cấp phép sang công bố điều kiện kèm theo cơ chế hậu kiểm. Ông cho rằng nghị quyết cần ghi rõ tinh thần doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều mã ngành chưa đầy đủ trong hệ thống đăng ký, gây khó khăn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, ông Huân đề xuất làm rõ quy định xử lý hành vi thao túng thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh. Ông đề nghị bổ sung nội dung cấm thúc đẩy kinh doanh độc quyền, ngăn cản doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc ép buộc các công ty khởi nghiệp dừng hoạt động.Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội Tạ Văn Hạ đánh giá nghị quyết sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Ông đề nghị loại bỏ những quy định chồng chéo trong hệ thống pháp luật, đồng thời bổ sung cơ chế hỗ trợ thương mại quốc tế và tư pháp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.Đáng chú ý, ông Hạ kiến nghị bổ sung cơ chế cho phép doanh nghiệp đang có dự án bị “đóng băng” do liên quan đến tố tụng kinh tế được đặt tiền bảo đảm để gỡ phong tỏa tài sản, tiếp tục khai thác tạm thời trong khi chờ kết luận điều tra, tương tự như quy định tại Nghị quyết 164/2024.Trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng một số nội dung trong dự thảo không cần thiết vì đã được quy định rõ trong các đạo luật. Bà đề xuất bỏ nguyên tắc không áp dụng hồi tố bất lợi với doanh nghiệp vì đây là nguyên tắc đã nêu tại Bộ luật Hình sự và Luật Xử phạt vi phạm hành chính, không cần nhắc lại trong nghị quyết. Tương tự, bà cũng cho rằng không cần đưa nguyên tắc "suy đoán vô tội" vào nghị quyết vì đã được quy định tại Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự.Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục làm việc với các nội dung quan trọng khác như thảo luận về dự thảo nghị quyết tạo đột phá trong xây dựng và thực thi pháp luật, nghe báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, và góp ý dự án luật sửa đổi một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
https://kevesko.vn/20250512/viet-nam-de-xuat-bau-cu-quoc-hoi-khoa-16-ngay-chu-nhat-1532026-de-kien-toan-nhan-su-36102611.html
https://kevesko.vn/20250516/quoc-hoi-ban-co-che-cho-kinh-te-tu-nhan-khong-hinh-su-hoa-vi-pham-uu-tien-dat-dai-cho-vay-von-re-36183695.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/10/36185250_96:0:1636:1155_1920x0_80_0_0_1ecd6587f1e2c37628cd550d96f5bad8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, quốc hội, pháp luật, chính sách, doanh nghiệp
việt nam, thông tin, quốc hội, pháp luật, chính sách, doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cắt giảm thủ tục đầu tư, bỏ giấy phép không cần thiết
11:22 16.05.2025 (Đã cập nhật: 11:34 16.05.2025) Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nhiều đại biểu cho rằng việc cắt giảm thủ tục đầu tư, loại bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết là yếu tố then chốt để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đại biểu Khương Thị Mai (Nam Định) đề xuất nghị quyết cần thể hiện rõ cam kết cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường. Bà đề nghị đến năm 2025 phải hoàn thiện hệ thống pháp lý và loại bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, đồng thời
giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí tuân thủ và điều kiện kinh doanh so với hiện nay.
Một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất nghiên cứu bãi bỏ thủ tục đầu tư, chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, chỉ giữ lại các chính sách ưu đãi đầu tư và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo bà Mai, hiện các nhà đầu tư vẫn bị ràng buộc theo từng dự án, trong khi hoạt động kinh doanh phải linh hoạt. Việc thay đổi quy mô hoặc nội dung sản xuất thường kéo theo thủ tục xin điều chỉnh chủ trương đầu tư, gây tốn kém thời gian và nguồn lực.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhấn mạnh cần chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ hình thức cấp phép sang công bố điều kiện kèm theo cơ chế hậu kiểm. Ông cho rằng nghị quyết cần ghi rõ tinh thần doanh nghiệp được phép
kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều mã ngành chưa đầy đủ trong hệ thống đăng ký, gây khó khăn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, ông Huân đề xuất làm rõ quy định xử lý hành vi thao túng thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh. Ông đề nghị bổ sung nội dung cấm thúc đẩy kinh doanh độc quyền, ngăn cản doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc ép buộc các công ty khởi nghiệp dừng hoạt động.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội Tạ Văn Hạ đánh giá nghị quyết sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Ông đề nghị loại bỏ những quy định chồng chéo trong hệ thống pháp luật, đồng thời bổ sung cơ chế hỗ trợ thương mại quốc tế và tư pháp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Đáng chú ý, ông Hạ kiến nghị
bổ sung cơ chế cho phép doanh nghiệp đang có dự án bị “đóng băng” do liên quan đến tố tụng kinh tế được đặt tiền bảo đảm để gỡ phong tỏa tài sản, tiếp tục khai thác tạm thời trong khi chờ kết luận điều tra, tương tự như quy định tại Nghị quyết 164/2024.
Trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng một số nội dung trong dự thảo không cần thiết vì đã được quy định rõ trong các đạo luật. Bà đề xuất bỏ nguyên tắc không áp dụng hồi tố bất lợi với doanh nghiệp vì đây là nguyên tắc đã nêu tại
Bộ luật Hình sự và Luật Xử phạt vi phạm hành chính, không cần nhắc lại trong nghị quyết. Tương tự, bà cũng cho rằng không cần đưa nguyên tắc "suy đoán vô tội" vào nghị quyết vì đã được quy định tại Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục làm việc với các nội dung quan trọng khác như thảo luận về dự thảo nghị quyết tạo đột phá trong xây dựng và thực thi pháp luật, nghe báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, và góp ý dự án luật sửa đổi một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.