Nơi dễ kiếm tiền và đắt đỏ nhất Việt Nam

© Depositphotos.com / AoshivnThành Phố Hà Nội
Thành Phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2025
Đăng ký
Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2024, Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất cả nước. Tuy nhiên, thủ đô cũng là nơi có mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai với 7,5 triệu đồng, chỉ sau Bình Dương (8,9 triệu đồng).
Năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện thống kê mức sống dân cư theo 63 tỉnh thành, trước khi Việt Nam triển khai sáp nhập còn 34 đơn vị hành chính.

Hà Nội kiếm tiền dễ nhưng mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Mới đây, Cục Thống kê - Bộ Tài chính đã công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2024. Số liệu cho thấy thu nhập bình quân đầu người cả nước đạt 5,4 triệu đồng/tháng, tăng 9,1% so với năm 2023.
Trong đó, thu nhập bình quân tại khu vực thành thị đạt 6,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với khu vực nông thôn (4,5 triệu đồng).
Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước với mức thu nhập gần 7,1 triệu đồng/người/tháng. Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức thu nhập thấp nhất, chỉ khoảng 3,8 triệu đồng.
Bình Dương là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,9 triệu đồng. Xếp thứ hai là Hà Nội với 7,5 triệu đồng. Lần lượt xếp tiếp theo sau là Đồng Nai (7,15 triệu), TP.HCM (7,1 triệu) và Hải Phòng (trên 7 triệu đồng).
Trong top 10 tỉnh, thành có thu nhập cao còn có: Đà Nẵng, Cần Thơ, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh. Đáng chú ý, Ninh Bình và Quảng Ninh là hai địa phương mới lọt vào danh sách so với năm 2023, thay thế cho Vĩnh Phúc và Hải Dương.
Закат на Красной реке во Вьетнаме - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2025
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên, công trình biểu tượng mới vượt sông Hồng
Ở chiều ngược lại, có tới 40 tỉnh, thành có mức thu nhập thấp hơn mức bình quân chung. Điện Biên là tỉnh có thu nhập thấp nhất chỉ 2,38 triệu đồng/người/tháng. Nhiều tỉnh khác như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng và Bắc Kạn cũng có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng.
Theo đánh giá của Cục Thống kê, thu nhập bình quân của người dân tiếp tục được cải thiện năm 2024, tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, chỉ số kinh tế xã hội Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực, cho thấy đời sống người dân được cải thiện.
Năm 2024, chi tiêu của người dân cũng tăng trở lại, chủ yếu tại khu vực thành thị. Bình quân mỗi người chi gần 3 triệu đồng/tháng. Người dân thành thị chi tiêu khoảng 3,8 triệu đồng, cònkhu vực nông thôn chi khoảng 2,5 triệu đồng.
Trong đó, chi tiêu cho đời sống chiếm 94,5% tổng chi tiêu hộ gia đình, tương đương 2,8 triệu đồng/người/tháng. Nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất chi tiêu hơn 4,5 triệu đồng, cao gấp 3,1 lần so với nhóm thấp nhất chỉ chi gần 1,5 triệu đồng/tháng.
Theo kết quả khảo sát chỉ số SCOLI (so sánh mức sống) năm 2024, Hà Nội tiếp tục có mức giá tiêu dùng cao nhất cả nước.
Xếp thứ hai là Quảng Ninh với mức giá tiệm cận Hà Nội (chỉ số SCOLI bằng 99,94% Hà Nội). Một số nhóm hàng tại Quảng Ninh như dịch vụ y tế, nhà ở và hàng hóa tiêu dùng được ghi nhận có giá còn cao hơn Hà Nội, tuy nhiên các nhóm như văn hóa, giao thông và may mặc lại thấp hơn. Quảng Ninh là trung tâm kinh tế, du lịch và cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
TP.HCM đứng thứ ba về chỉ số SCOLI, với chỉ số SCOLI bằng 99,8%. Một số nhóm hàng tại TP.HCM có giá thấp hơn Hà Nội như may mặc, ăn uống, giải trí, tuy nhiên giáo dục, viễn thông, đồ uống và nhà ở lại có giá cao hơn. Mức chi tiêu cao cũng tương ứng với thu nhập bình quân cao tại địa phương này.
Đứng thứ 4 là Hải Phòng với chỉ số SCOLI bằng 98,43% và Đà Nẵng xếp thứ năm (98,21%). Dù có thu nhập bình quân cao và là trung tâm du lịch lớn, nhưng giá cả hàng hóa và dịch vụ tại Đà Nẵng vẫn thấp hơn nhiều so với Hà Nội và TPHCM, do có lợi thế gần biển, nguồn cung thực phẩm dồi dào, giá cả hợp lý.
Hà Nội đón Giáng sinh và Năm mới 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2024
Hà Nội thí điểm cho thuê vỉa hè: Tiềm năng kinh tế hay rủi ro trật tự đô thị?
So với năm 2023, danh sách các địa phương có mức giá cao không thay đổi nhiều. Các thành phố lớn vẫn có chi phí sống cao hơn rõ rệt so với các tỉnh miền núi và nông thôn, nhất là ở nhóm dịch vụ giáo dục, nhà ở và giải trí.
Theo khảo sát, Quảng Trị được ghi nhận là tỉnh có chi phí sinh hoạt thấp nhất năm 2024. Kinh tế địa phương này chủ yếu dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp, nên giá lương thực và dịch vụ cơ bản khá thấp.
Xếp thứ hai là Bến Tre, tiếp theo là các tỉnh Quảng Ngãi, Cà Mau, Nam Định, Nghệ An, Trà Vinh, Gia Lai, Long An, Sóc Trăng và Phú Thọ. Các tỉnh này được xem là có mức chi phí thấp trong nhóm hàng ăn uống, may mặc, nhà ở thuê, giáo dục và giải trí.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала