https://kevesko.vn/20250526/da-xong-vu-dinh-la-thang-dai-an-van-thinh-phat-nhieu-cai-kho-36351346.html
Đã xong vụ Đinh La Thăng, đại án Vạn Thịnh Phát ‘nhiều cái khó’
Đã xong vụ Đinh La Thăng, đại án Vạn Thịnh Phát ‘nhiều cái khó’
Sputnik Việt Nam
Ngày 26/5, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025. 26.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-26T21:25+0700
2025-05-26T21:25+0700
2025-05-26T21:25+0700
việt nam
ngân hàng
vi phạm
pháp luật
bộ tài chính vn
thành phố hồ chí minh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9375097_0:326:3059:2047_1920x0_80_0_0_d9c3ab652a78c4f99de76037a9f37c27.jpg
Đến nay, Cục thi hành án dân sự TP HCM cho biết đã hoàn tất thu hồi tài sản vụ án ông Đinh La Thăng (phần được ủy thác). Dù vậy, số tiền thu hồi được trong các vụ án kinh tế tham nhũng 6 tháng qua vẫn còn rất thấp so với kế hoạch và phần lớn số tiền thi hành được là thuộc vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát.Xử lý xong tài sản vụ Đinh La ThăngBáo cáo tại hội nghị cho thấy, trong nửa đầu năm nay, cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM đã xử lý nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng được dư luận quan tâm.Trong số các vụ án kinh tế tham nhũng phải thi hành, cơ quan này đã thụ lý thi hành vụ án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, Công ty AIC và Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.Cục thi hành án dân sự TP HCM cũng nêu, trong 6 tháng năm nay đã tiếp nhận giải quyết 93.663 việc, bao gồm 55.177 việc cũ và thụ lý mới là 38.486; tổng số tiền phải thi hành là hơn 173.260 tỷ đồng bao gồm số tiền phải thu từ các vụ cũ chuyển là 121.101 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thi hành xong là hơn 20.217 tỷ đồng - tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2024.Tuy nhiên, đáng chú ý, theo báo cáo, cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM đã thi hành xong bản án đối với ông Đinh La Thăng trong vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, liên quan đến việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Vụ việc này do Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội ủy thác thi hành.Như đã thông tin, trong thời gian giữ chức Chủ tịch PVN, ông Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OceanBank, mà không thông qua Hội đồng quản trị (sau đó là Hội đồng thành viên) của PVN.Ông Thăng đã quyết định việc góp vốn vào OceanBank dù biết rõ ngân hàng này có năng lực yếu kém; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Tổng số tiền PVN góp vào OceanBank là 800 tỷ đồng và đã bị mất hoàn toàn khi ngân hàng kinh doanh thua lỗ.Ông Đinh La Thăng đang phải thi hành tổng cộng mức án 30 năm tù – mức án cao nhất đối với hình phạt tù có thời hạn – trong các vụ án gồm: sai phạm xảy ra tại PVN và Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); vụ án liên quan cao tốc Trung Lương – TP.HCM và vụ “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan dự án Ethanol Phú Thọ.Đang nỗ lực xử lý vụ Vạn Thịnh PhátCũng theo Cục Thi hành án, số tiền thu hồi được trong các vụ án kinh tế tham nhũng 6 tháng qua vẫn còn rất thấp so với kế hoạch. Trong đó, phần lớn số tiền thi hành được là thuộc vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.Hiện tại, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đang tổ chức thi hành án đối với vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1), với 86 bị cáo và hàng ngàn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Số tiền phải thi hành án lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, liên quan đến hơn 1.000 tài sản cần xử lý.Đồng thời, cơ quan này cũng đang chuẩn bị các bước cần thiết để tổ chức thi hành án giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, liên quan đến 34 bị cáo và hơn 43.000 bị hại (trái chủ), với số tiền phải thu hồi tiếp tục ở mức hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhiều tài sản trong số này đã được cơ quan điều tra kê biên nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.Thực tế thi hành cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc phát mãi tài sản gặp khó khăn do những vướng mắc về pháp lý, hiện trạng thực tế, hoặc sự không trùng khớp giữa diện tích thực tế và hồ sơ kê biên trong quá trình điều tra. Điều này khiến cơ quan thi hành án cần thêm thời gian để xác minh tình trạng pháp lý, đo vẽ lại tài sản trước khi tiến hành kê biên và xử lý.Chẳng hạn, trong các vụ án như Huỳnh Công Thiện, Trần Phương Bình, Hứa Thị Phấn hay dự án Bệnh viện Phú Mỹ, việc xác định tính pháp lý của tài sản gặp không ít trở ngại. Một số tài sản chưa hoàn tất thủ tục pháp lý đầu tư, chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.Trong vụ Trần Phương Bình (giai đoạn 1), dù cơ quan thi hành án đã xác minh và truy tìm được 7 tài sản liên quan, song có tới 5 tài sản bị đương sự làm đơn khởi kiện với lý do là tài sản chung, dẫn tới việc thi hành bị đình trệ, ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi tài sản.Với các quyền sử dụng đất liền kề trong những vụ án kinh tế, tham nhũng – điển hình như vụ Hứa Thị Phấn (giai đoạn 2) – cơ quan thi hành án cũng gặp khó trong việc lựa chọn phương thức xử lý: bán đấu giá gộp hay tách riêng từng thửa, do đặc điểm pháp lý và ranh giới đất có sự chồng lấn, liên kết.Về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, tính đến nay, tổng số việc phải giải quyết là 503 việc, trong đó có 7 việc do cơ quan khác ủy thác.Trong số 496 việc do TP.HCM trực tiếp xử lý, có 336 việc đủ điều kiện thi hành, còn lại 148 việc chưa đủ điều kiện hoặc thuộc các trường hợp khác; 11 việc đang hoãn thi hành, 1 việc tạm đình chỉ và đã thi hành xong 73 việc – đạt tỷ lệ hơn 22% so với số có điều kiện thi hành. Số việc chưa thi hành chuyển sang kỳ sau là 422.Về giá trị thi hành, tổng số tiền phải giải quyết lên tới hơn 84.280 tỷ đồng; trong đó có hơn 10.200 tỷ đồng do cơ quan khác ủy thác, hơn 71 tỷ đồng được thu hồi quyết định thi hành án.Tổng số tiền phải thi hành hơn 73.990 tỷ đồng, đã thi hành xong hơn 6.910 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 27% trên số có điều kiện thi hành. Số tiền chuyển sang kỳ sau là hơn 67.000 tỷ đồng.Đáng chú ý, có 42 vụ án đang được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; trong đó, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM phụ trách 30 vụ án, các Chi cục trực thuộc xử lý 12 vụ án. Tổng số tiền phải thi hành trong các vụ này là hơn 66.323 tỷ đồng. Tính đến nay, đã thi hành được hơn 6.000 tỷ đồng, còn lại hơn 60.200 tỷ đồng chưa thi hành.Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đánh giá, trong thời gian tới, nhiệm vụ thi hành án vẫn rất nặng nề, đặc biệt là các vụ án lớn, nhiều tài sản kê biên nhưng vướng pháp lý, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi hành án, đảm bảo hiệu quả thu hồi tài sản cho Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của các bị hại.Trước khối lượng tài sản khổng lồ và đa dạng trong vụ án Trương Mỹ Lan, Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã chủ động xây dựng phần mềm quản lý riêng để phục vụ công tác phân loại, theo dõi và xử lý tài sản hiệu quả.Phần mềm cho phép chấp hành viên cập nhật đầy đủ và chi tiết thông tin từng tài sản, bao gồm: số thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ, chủng loại, số lượng... cũng như tình trạng xử lý như: đã xác minh, đang thẩm định giá, chuẩn bị bán đấu giá hoặc tạm hoãn... Nhờ đó, việc quản lý tài sản đảm bảo tính chính xác và cập nhật kịp thời.Với số lượng đương sự lên tới hơn 43.000 người – con số kỷ lục trong ngành thi hành án – việc ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp bắt buộc nếu không muốn phát sinh ách tắc, nhất là ở các bước quan trọng như: nhập dữ liệu, bóc tách hồ sơ, phân loại đối tượng được chi trả và xác định nghĩa vụ nộp phí, lệ phí.Phần mềm cũng tích hợp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng do đương sự cung cấp, đồng thời kết nối trực tiếp với các biểu mẫu thanh toán của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, thay thế hoàn toàn phương thức nhập liệu thủ công. Hệ thống tự động chia tỷ lệ số tiền tương ứng theo từng nhóm đối tượng thụ hưởng, giúp đảm bảo tính chính xác, minh bạch, đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực cho các đơn vị liên quan.Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi số của Cục Thi hành án dân sự TP HCM trong quá trình xử lý vụ án Trương Mỹ Lan. Ông nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin là “nhiệm vụ sống còn” đối với ngành thi hành án, nhất là trong công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước.
https://kevesko.vn/20250425/bo-tai-chinh-cung-xot-lam-35786351.html
https://kevesko.vn/20250520/nhan-van-voi-toi-pham-la-doc-ac-voi-dong-bao-36253028.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9375097_172:0:2901:2047_1920x0_80_0_0_c463f7b61b0cba6a889a9c92a65adb2a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng, vi phạm, pháp luật, bộ tài chính vn, thành phố hồ chí minh
việt nam, ngân hàng, vi phạm, pháp luật, bộ tài chính vn, thành phố hồ chí minh
Đến nay, Cục thi hành án dân sự TP HCM cho biết đã hoàn tất thu hồi tài sản vụ án ông Đinh La Thăng (phần được ủy thác). Dù vậy, số tiền thu hồi được trong các vụ án kinh tế tham nhũng 6 tháng qua vẫn còn rất thấp so với kế hoạch và phần lớn số tiền thi hành được là thuộc vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát.
Xử lý xong tài sản vụ Đinh La Thăng
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong nửa đầu năm nay, cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM đã xử lý nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng được dư luận quan tâm.
Trong số các vụ án kinh tế tham nhũng phải thi hành, cơ quan này đã thụ lý thi hành vụ án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, Công ty AIC và Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.
Cục thi hành án dân sự TP HCM cũng nêu, trong 6 tháng năm nay đã tiếp nhận giải quyết 93.663 việc, bao gồm 55.177 việc cũ và thụ lý mới là 38.486; tổng số tiền phải thi hành là hơn 173.260 tỷ đồng bao gồm số tiền phải thu từ các vụ cũ chuyển là 121.101 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thi hành xong là hơn 20.217 tỷ đồng - tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2024.
Tuy nhiên, đáng chú ý, theo báo cáo, cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM đã thi hành xong bản án đối với ông Đinh La Thăng trong vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, liên quan đến việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Vụ việc này do Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội ủy thác thi hành.
Như đã thông tin, trong thời gian giữ chức Chủ tịch PVN, ông Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OceanBank, mà không thông qua Hội đồng quản trị (sau đó là Hội đồng thành viên) của PVN.
Ông Thăng đã quyết định việc góp vốn vào OceanBank dù biết rõ ngân hàng này có năng lực yếu kém; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Tổng số tiền PVN góp vào OceanBank là 800 tỷ đồng và đã bị mất hoàn toàn khi ngân hàng kinh doanh thua lỗ.
Ông
Đinh La Thăng đang phải thi hành tổng cộng mức án 30 năm tù – mức án cao nhất đối với hình phạt tù có thời hạn – trong các vụ án gồm: sai phạm xảy ra tại PVN và Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); vụ án liên quan cao tốc Trung Lương – TP.HCM và vụ “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan dự án Ethanol Phú Thọ.
Đang nỗ lực xử lý vụ Vạn Thịnh Phát
Cũng theo Cục Thi hành án, số tiền thu hồi được trong các vụ án kinh tế tham nhũng 6 tháng qua vẫn còn rất thấp so với kế hoạch. Trong đó, phần lớn số tiền thi hành được là thuộc vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Hiện tại, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đang tổ chức thi hành án đối với vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1), với 86 bị cáo và hàng ngàn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Số tiền phải thi hành án lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, liên quan đến hơn 1.000 tài sản cần xử lý.
Đồng thời, cơ quan này cũng đang chuẩn bị các bước cần thiết để tổ chức thi hành án giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, liên quan đến 34 bị cáo và hơn 43.000 bị hại (trái chủ), với số tiền phải thu hồi tiếp tục ở mức hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhiều tài sản trong số này đã được cơ quan điều tra kê biên nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.
Thực tế thi hành cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc phát mãi tài sản gặp khó khăn do những vướng mắc về pháp lý, hiện trạng thực tế, hoặc sự không trùng khớp giữa diện tích thực tế và hồ sơ kê biên trong quá trình điều tra. Điều này khiến cơ quan thi hành án cần thêm thời gian để xác minh tình trạng pháp lý, đo vẽ lại tài sản trước khi tiến hành kê biên và xử lý.
Chẳng hạn, trong các vụ án như Huỳnh Công Thiện, Trần Phương Bình, Hứa Thị Phấn hay dự án Bệnh viện Phú Mỹ, việc xác định tính pháp lý của tài sản gặp không ít trở ngại. Một số tài sản chưa hoàn tất thủ tục pháp lý đầu tư, chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Trong vụ Trần Phương Bình (giai đoạn 1), dù cơ quan thi hành án đã xác minh và truy tìm được 7 tài sản liên quan, song có tới 5 tài sản bị đương sự làm đơn khởi kiện với lý do là tài sản chung, dẫn tới việc thi hành bị đình trệ, ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi tài sản.
Với các quyền sử dụng đất liền kề trong những vụ án kinh tế, tham nhũng – điển hình như vụ Hứa Thị Phấn (giai đoạn 2) – cơ quan thi hành án cũng gặp khó trong việc lựa chọn phương thức xử lý: bán đấu giá gộp hay tách riêng từng thửa, do đặc điểm pháp lý và ranh giới đất có sự chồng lấn, liên kết.
Về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, tính đến nay, tổng số việc phải giải quyết là 503 việc, trong đó có 7 việc do cơ quan khác ủy thác.
Trong số 496 việc do TP.HCM trực tiếp xử lý, có 336 việc đủ điều kiện thi hành, còn lại 148 việc chưa đủ điều kiện hoặc thuộc các trường hợp khác; 11 việc đang hoãn thi hành, 1 việc tạm đình chỉ và đã thi hành xong 73 việc – đạt tỷ lệ hơn 22% so với số có điều kiện thi hành. Số việc chưa thi hành chuyển sang kỳ sau là 422.
Về giá trị thi hành, tổng số tiền phải giải quyết lên tới hơn 84.280 tỷ đồng; trong đó có hơn 10.200 tỷ đồng do cơ quan khác ủy thác, hơn 71 tỷ đồng được thu hồi quyết định thi hành án.
Tổng số tiền phải thi hành hơn 73.990 tỷ đồng, đã thi hành xong hơn 6.910 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 27% trên số có điều kiện thi hành. Số tiền chuyển sang kỳ sau là hơn 67.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, có 42 vụ án đang được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; trong đó, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM phụ trách 30 vụ án, các Chi cục trực thuộc xử lý 12 vụ án. Tổng số tiền phải thi hành trong các vụ này là hơn 66.323 tỷ đồng. Tính đến nay, đã thi hành được hơn 6.000 tỷ đồng, còn lại hơn 60.200 tỷ đồng chưa thi hành.
Cục Thi hành án dân sự
TP.HCM đánh giá, trong thời gian tới, nhiệm vụ thi hành án vẫn rất nặng nề, đặc biệt là các vụ án lớn, nhiều tài sản kê biên nhưng vướng pháp lý, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi hành án, đảm bảo hiệu quả thu hồi tài sản cho Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của các bị hại.
Trước khối lượng tài sản khổng lồ và đa dạng trong vụ án Trương Mỹ Lan, Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã chủ động xây dựng phần mềm quản lý riêng để phục vụ công tác phân loại, theo dõi và xử lý tài sản hiệu quả.
Phần mềm cho phép chấp hành viên cập nhật đầy đủ và chi tiết thông tin từng tài sản, bao gồm: số thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ, chủng loại, số lượng... cũng như tình trạng xử lý như: đã xác minh, đang thẩm định giá, chuẩn bị bán đấu giá hoặc tạm hoãn... Nhờ đó, việc quản lý tài sản đảm bảo tính chính xác và cập nhật kịp thời.
Với số lượng đương sự lên tới hơn 43.000 người – con số kỷ lục trong ngành thi hành án – việc ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp bắt buộc nếu không muốn phát sinh ách tắc, nhất là ở các bước quan trọng như: nhập dữ liệu, bóc tách hồ sơ, phân loại đối tượng được chi trả và xác định nghĩa vụ nộp phí, lệ phí.
Phần mềm cũng tích hợp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng do đương sự cung cấp, đồng thời kết nối trực tiếp với các biểu mẫu thanh toán của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, thay thế hoàn toàn phương thức nhập liệu thủ công. Hệ thống tự động chia tỷ lệ số tiền tương ứng theo từng nhóm đối tượng thụ hưởng, giúp đảm bảo tính chính xác, minh bạch, đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực cho các đơn vị liên quan.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi số của Cục Thi hành án dân sự TP HCM trong quá trình xử lý vụ án Trương Mỹ Lan. Ông nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin là “nhiệm vụ sống còn” đối với ngành thi hành án, nhất là trong công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước.
“Cục Thi hành án dân sự TP HCM được giao xây dựng phần mềm ứng dụng trong thi hành án dân sự. Sau khi hoàn thiện và đánh giá hiệu quả, Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ triển khai nhân rộng mô hình này trên toàn quốc”, Thứ trưởng cho biết.