https://kevesko.vn/20250609/nhung-ai-duoc-cho-don-tai-cac-truong-dai-hoc-nga-vao-nam-1953-36562258.html
Những ai được chờ đón tại các trường đại học Nga vào năm 1953?
Những ai được chờ đón tại các trường đại học Nga vào năm 1953?
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm "Những trang lịch sử" dành riêng tái hiện những ngày tháng đáng nhớ, những sự kiện nổi bật và các giai đoạn hiệp lực tương tác quan... 09.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-09T16:11+0700
2025-06-09T16:11+0700
2025-06-09T16:11+0700
sinh viên
sinh viên nước ngoài
việt nam
matxcơva
nga
hợp tác nga-việt
những trang sử vàng
quân đội nhân dân việt nam
đại học
liên xô
https://cdn.img.kevesko.vn/img/291/32/2913219_0:406:2616:1878_1920x0_80_0_0_5c1400d43cb621748e24cf78e3e22a52.jpg
Chúng tôi xin nhắc rằng sau Cách mạng tháng Tám, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên đã đến Matxcơva để theo học tại các trường đại học Nga vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tức là mùa hè năm 1951.Nhóm sinh viên tương lai thứ hai cũng đến Nga khi trong nước vẫn còn chiến tranh, vào năm 1953, nhóm này gồm 49 người. Các chàng trai cô gái Việt được chia vào theo học các trường đại học với năm chuyên ngành: năng lượng, giao thông vận tải, y học, luyện kim và nông nghiệp.Trong cuộc phỏng vấn của Ban tiếng Việt thuộc Đài «Tiếng nói nước Nga» tiền thân của Sputnik ngày nay, Giáo sư Sergei Nadezhdin cựu Hiệu phó Đại học Kỹ thuật điện Matxcơva đã nhớ lại những sự kiện thuở ấy mà ông từng tham gia:«Tháng 11 năm 1953, mùa đông đã bắt đầu ở Matxcơva - trời băng giá, tuyết rơi. Chúng tôi tập hợp trong văn phòng Hiệu trưởng để chờ đón nhóm sinh viên tương lai đến từ Việt Nam. Tám thanh niên bước vào với vẻ nghiêm túc và tự tin của những người mới đây còn là chỉ huy và chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trưởng nhóm hướng tới chúng tôi, nói bằng tiếng Pháp: Nhưng tất nhiên, việc đầu tiên cần làm là họ được cho ăn, được cấp quần áo ấm và giày đông, được điều trị tại Trạm xá của Trường và bố trí chỗ ở trong ký túc xá, sống bên cạnh các sinh viên Nga. Các giảng viên giỏi nhất đã dành nhiều giờ mỗi ngày trong suốt nhiều tháng liền để dạy họ học tiếng Nga, là ngoại ngữ mà tất cả những người Việt mới đến đều không biết. Vào buổi tối, bạn bè «hàng xóm» trong ký túc xá là sinh viên Nga đã giúp họ làm quen với tiếng Nga và những thuật ngữ kỹ thuật. Ngay khi bắt đầu học tập, những bạn trẻ Việt Nam này đã thể hiện ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ mà quê hương giao phó, có tính tổ chức cao, có năng lực tuyệt vời và rất ham học hỏi, giành được cảm tình và sự tôn trọng của các giảng viên.Khi trở về quê hương, họ được đảm nhận những cương vị trọng trách. Phạm Lương Tuệ trở thành Giáo sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Hiền – chuyên viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Nguyễn Bình – chuyên viên Bộ Công nghiệp, Tăng Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. Còn Nguyễn Duy Quay, Nguyễn Văn Nghiên và tất cả những cựu sinh viên của chúng tôi từ nhóm sang học ở Nga vào năm 1953 đều làm việc xuất sắc ở những vị trí lãnh đạo trong ngành năng lượng Việt Nam và các lĩnh vực khác. Hơn nữa, ba trong số tám người của nhóm này vào những thời điểm khác nhau đã trở lại Trường chúng tôi để học sau đại học và bảo vệ thành công luận án».Theo dòng hồi ức của Giáo sư Nadezhdin còn phải nói thêm rằng tổng cộng kể từ năm 1953 có hơn 1.000 kỹ sư Việt Nam, hơn 100 Tiến sĩ và Tiến sĩ Khoa học đã được đào tạo tại Trường Kỹ thuật Điện Matxcơva. Nhà trường đã hai lần được trao tặng các giải thưởng nhà nước của Việt Nam về thành tựu này: Huân chương Hữu nghị năm 1978 và Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015.Còn trong số toàn bộ 49 thanh niên Việt Nam đến Matxcơva vào mùa thu năm 1953 để học tập các trường đại học Nga, có 4 người sau đó trở thành Bộ trưởng tại quê nhà và 8 người trở thành Thứ trưởng. Rõ ràng là việc đào tạo các chuyên gia Việt Nam tại Nga đã mang lại kết quả tốt đẹp ngay từ ban đầu, hình thành một nền móng truyền thống vững chắc để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta.
https://kevesko.vn/20250602/viec-dao-tao-du-hoc-sinh-viet-nam-tren-dat-nga-da-bat-dau-nhu-the-nao-36462763.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/291/32/2913219_0:86:2616:2048_1920x0_80_0_0_f153e189a3eb2c6f92a273126d02d228.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
sinh viên, sinh viên nước ngoài, việt nam, matxcơva, nga, hợp tác nga-việt, quân đội nhân dân việt nam, đại học, liên xô, quan điểm-ý kiến, tác giả
sinh viên, sinh viên nước ngoài, việt nam, matxcơva, nga, hợp tác nga-việt, quân đội nhân dân việt nam, đại học, liên xô, quan điểm-ý kiến, tác giả
Những ai được chờ đón tại các trường đại học Nga vào năm 1953?
Trong loạt bài mạn đàm "Những trang lịch sử" dành riêng tái hiện những ngày tháng đáng nhớ, những sự kiện nổi bật và các giai đoạn hiệp lực tương tác quan trọng nhất giữa các quốc gia của chúng ta, "Sputnik" tiếp tục chủ đề về công tác đào tạo cho công dân Việt Nam tại Nga.
Chúng tôi xin nhắc rằng sau Cách mạng tháng Tám,
nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên đã đến Matxcơva để theo học tại các trường đại học Nga vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tức là mùa hè năm 1951.
Nhóm sinh viên tương lai thứ hai cũng đến Nga khi trong nước vẫn còn chiến tranh, vào năm 1953, nhóm này gồm 49 người. Các chàng trai cô gái Việt được chia vào theo học các trường đại học với năm chuyên ngành: năng lượng, giao thông vận tải, y học, luyện kim và nông nghiệp.
Trong cuộc phỏng vấn của Ban tiếng Việt thuộc Đài «Tiếng nói nước Nga» tiền thân của Sputnik ngày nay, Giáo sư Sergei Nadezhdin cựu Hiệu phó Đại học Kỹ thuật điện Matxcơva đã nhớ lại những sự kiện thuở ấy mà ông từng tham gia:
«Tháng 11 năm 1953, mùa đông đã bắt đầu ở Matxcơva - trời băng giá, tuyết rơi. Chúng tôi tập hợp trong văn phòng Hiệu trưởng để chờ đón nhóm sinh viên tương lai đến từ Việt Nam. Tám thanh niên bước vào với vẻ nghiêm túc và tự tin của những người mới đây còn là chỉ huy và chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trưởng nhóm hướng tới chúng tôi, nói bằng tiếng Pháp:
"Chúng tôi được gửi đến Liên Xô để học tập nhằm tạo lập cơ sở năng lượng của Việt Nam sau khi đất nước được giải phóng. Chúng tôi đã sẵn sàng lên lớp theo học".
Nhưng tất nhiên, việc đầu tiên cần làm là họ được cho ăn, được cấp quần áo ấm và giày đông, được điều trị tại Trạm xá của Trường và bố trí chỗ ở trong ký túc xá, sống bên cạnh các sinh viên Nga. Các giảng viên giỏi nhất đã dành nhiều giờ mỗi ngày trong suốt nhiều tháng liền để dạy họ học tiếng Nga, là ngoại ngữ mà tất cả những người Việt mới đến đều không biết. Vào buổi tối, bạn bè «hàng xóm» trong ký túc xá là sinh viên Nga đã giúp họ làm quen với tiếng Nga và những thuật ngữ kỹ thuật. Ngay khi bắt đầu học tập, những bạn trẻ Việt Nam này đã thể hiện ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ mà quê hương giao phó, có tính tổ chức cao, có năng lực tuyệt vời và rất ham học hỏi, giành được cảm tình và sự tôn trọng của các giảng viên.
Khi trở về quê hương, họ được đảm nhận những cương vị trọng trách. Phạm Lương Tuệ trở thành Giáo sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Hiền – chuyên viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Nguyễn Bình – chuyên viên Bộ Công nghiệp, Tăng Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. Còn Nguyễn Duy Quay, Nguyễn Văn Nghiên và tất cả những cựu sinh viên của chúng tôi từ nhóm sang học ở Nga vào năm 1953 đều làm việc xuất sắc ở những vị trí lãnh đạo trong ngành năng lượng Việt Nam và các lĩnh vực khác. Hơn nữa, ba trong số tám người của nhóm này vào những thời điểm khác nhau đã trở lại Trường chúng tôi để học sau đại học và bảo vệ thành công luận án». Theo dòng hồi ức của Giáo sư Nadezhdin còn phải nói thêm rằng tổng cộng kể từ năm 1953 có hơn 1.000 kỹ sư Việt Nam, hơn 100 Tiến sĩ và Tiến sĩ Khoa học đã được đào tạo tại Trường Kỹ thuật Điện Matxcơva. Nhà trường đã hai lần được trao tặng các giải thưởng nhà nước của Việt Nam về thành tựu này: Huân chương Hữu nghị năm 1978 và Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015.
Còn trong số toàn bộ 49 thanh niên Việt Nam đến Matxcơva vào mùa thu năm 1953 để học tập các trường đại học Nga, có 4 người sau đó trở thành Bộ trưởng tại quê nhà và 8 người trở thành Thứ trưởng. Rõ ràng là việc đào tạo các chuyên gia Việt Nam tại Nga đã mang lại kết quả tốt đẹp ngay từ ban đầu, hình thành một nền móng truyền thống vững chắc để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta.