https://kevesko.vn/20250602/viec-dao-tao-du-hoc-sinh-viet-nam-tren-dat-nga-da-bat-dau-nhu-the-nao-36462763.html
Việc đào tạo du học sinh Việt Nam trên đất Nga đã bắt đầu như thế nào
Việc đào tạo du học sinh Việt Nam trên đất Nga đã bắt đầu như thế nào
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về những mốc ngày tháng, sự kiện và giai đoạn đáng ghi nhớ trong lịch sử cảm... 02.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-02T19:55+0700
2025-06-02T19:55+0700
2025-06-03T15:13+0700
tác giả
thế giới
việt nam
nga
du học
đào tạo
đại học
giáo dục
bộ giáo dục và đào tạo
liên xô
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1f/35316115_0:1568:2048:2720_1920x0_80_0_0_3cff92e9046b00888131c9f2212e0e99.jpg
Đây là giai đoạn tương tác dài nhất, và quá trình này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Việc đào tạo người Việt Nam ở Liên Xô đã bắt đầu vào năm 1923 sau chuyến thăm đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến nước Nga Xô viết. Ông ngay lập tức nêu vấn đề cử người Việt Nam sang Matxcơva học tập, ông chú ý đặc biệt đến các tổ chức giáo dục thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trên hết là Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (KUTV). Như Hồ Chí Minh đã lưu ý, “trường đại học này đang làm một công việc vĩ đại, đoàn kết tất cả các lực lượng trẻ, năng động, tài năng của các nước thuộc địa”.Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông đã được thành lập vào năm 1921. Trường này bắt đầu bằng việc đào tạo cán bộ cho Đảng và cho các Xô viết tại các nước công hoà tự trị, các công xã và các dân tộc ít người trong nước Nga. Vào cuối năm 1922, Đại học Phương Đông KUTV trở thành trường đầu tiên ở Liên Xô tiếp nhận người nước ngoài tại phân hiệu đặc biệt. Chẳng bao lâu sau, trường KUTV bắt đầu giảng dạy bằng bảy thứ tiếng nước ngoài phục vụ cho đông đảo quần chúng lao động phương Đông: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga. Kể từ năm 1925 cho đến giữa những năm 1930, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, những nhà cách mạng Việt Nam bắt đầu đến học tại KUTV và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản. Ngày nay, chúng ta biết họ tên chính xác của 54 nhà cách mạng Việt Nam đã từng học tập và làm việc tại Matxcơva vào những năm 1920 và 1930 của thế kỷ trước. Bao gồm Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Khánh Toàn, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai – hai người này thậm chí đã kết hôn ở Matxcơva. Một chi tiết thú vị – trước khi ghi danh vào KUTV, Lê Hồng Phong đã được đào tạo tại một trường không quân của Liên Xô cũng thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trở thành phi công quân sự đầu tiên của Việt Nam.Còn có một nhóm khác, lần này là nhóm thiếu niên Việt Nam, đã đến Matxcơva từ Quảng Châu vào cuối những năm 1920 - đầu những năm 1930. Theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, các em này đã theo học tại một trường học thuộc Tổ chức Tiên phong Lenin. Khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, những người này đã tình nguyện gia nhập Hồng quân, đã tham gia chiến đấu chống phát xít và hy sinh để bảo vệ Matxcơva. Họ đã được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô hạng nhất. Vào tháng 8/2024, chiến công của họ được khắc ghi vĩnh cửu qua tượng đài tại Công viên tưởng niệm “Patriot” ở Matxcơva.Và vào năm 1951, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên gồm hai mươi mốt người đã đến Matxcơva để học nghề. Trước khi rời Việt Nam, tại khu du kích Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và nói chuyện với những sinh viên tương lai. Ông nói về những hy vọng mà quê hương đặt vào họ, rằng ở Nga họ sẽ có thể có được kiến thức cần thiết để bảo vệ tự do và độc lập của Việt Nam, cho công cuộc xây dựng hòa bình. Những sinh viên đầu tiên từ Việt Nam đã được gửi đến các trường đại học khác nhau để nghiên cứu nông nghiệp, luyện kim, cơ khí, hóa học, kiến trúc và luật. Họ trở về quê hương sau khi Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, và họ trở về với tư cách là những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Sau đó, bốn người trong số họ giữ chức bộ trưởng, và năm người giữ chức thứ trưởng. Phạm Đồng Điện và Nguyễn Đức Thừa đã giữ chức trưởng khoa hóa học và khoa khai khoáng của Đại học Bách khoa Hồ Nội, rồi là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường này, mà đây là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội được Liên Xô hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và thiết kế quy hoạch từ những năm 1950 đã trở thành cơ sở cho việc thành lập các trường đại học khác tại Việt Nam: đại học xây dựng, kiến trúc, công nghiệp, địa chất, quản lý tài nguyên nước, truyền thông, công nghệ quân sự và sau khi miền Nam được giải phóng – các đại học bách khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Một trong những người trong nhóm sinh viên đầu tiên, Hoàng Bình, khi trở về nước đã được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng của Nhà máy cơ khí Hà Nội – đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam do Liên Xô xây dựng. Lê Văn Tiểu đã giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Sỹ Quốc, Huỳnh Quý Đại, Ngô Huy Quỳnh, Lê Thước trở thành giáo sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa, kiến trúc và nông nghiệp.Vào tháng 9/1953, một nhóm sinh viên khác từ Việt Nam được cử sang Liên Xô để học các chuyên ngành nông nghiệp, khai hoang, luyện kim, kỹ thuật điện và y học. Đây là chủ đề của cuộc trò chuyện tiếp theo trong loạt bài “Những trang sử vàng”.
https://kevesko.vn/20250529/canh-cao-thu-truong-bo-giao-duc-nhieu-can-bo-bi-de-nghi-ky-luat-36407609.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/1f/35316115_0:1376:2048:2912_1920x0_80_0_0_ad04109722d227bb078a479889d9058d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, thế giới, việt nam, nga, du học, đào tạo, đại học, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, liên xô, chiến tranh vệ quốc, quan điểm-ý kiến
tác giả, thế giới, việt nam, nga, du học, đào tạo, đại học, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, liên xô, chiến tranh vệ quốc, quan điểm-ý kiến
Việc đào tạo du học sinh Việt Nam trên đất Nga đã bắt đầu như thế nào
19:55 02.06.2025 (Đã cập nhật: 15:13 03.06.2025) Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về những mốc ngày tháng, sự kiện và giai đoạn đáng ghi nhớ trong lịch sử cảm thông và hợp tác giữa Nga và Việt Nam. Lần này chúng tôi sẽ nói về việc đào tạo người Việt Nam trên đất Nga.
Đây là giai đoạn tương tác dài nhất, và quá trình này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Việc đào tạo người Việt Nam ở Liên Xô đã bắt đầu vào năm 1923 sau chuyến thăm đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến nước Nga Xô viết. Ông ngay lập tức nêu vấn đề cử người Việt Nam sang Matxcơva học tập, ông chú ý đặc biệt đến các tổ chức giáo dục thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trên hết là Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (KUTV). Như Hồ Chí Minh đã lưu ý, “trường đại học này đang làm một công việc vĩ đại, đoàn kết tất cả các lực lượng trẻ, năng động, tài năng của các nước thuộc địa”.
Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông đã được thành lập vào năm 1921. Trường này bắt đầu bằng việc đào tạo cán bộ cho Đảng và cho các Xô viết tại các nước công hoà tự trị, các công xã và các dân tộc ít người trong nước Nga. Vào cuối năm 1922, Đại học Phương Đông KUTV trở thành trường đầu tiên ở Liên Xô tiếp nhận người nước ngoài tại phân hiệu đặc biệt. Chẳng bao lâu sau, trường KUTV bắt đầu giảng dạy bằng bảy thứ tiếng nước ngoài phục vụ cho đông đảo quần chúng lao động phương Đông: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga. Kể từ năm 1925 cho đến giữa những năm 1930, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, những nhà cách mạng Việt Nam bắt đầu đến học tại KUTV và các cơ sở
giáo dục khác thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản. Ngày nay, chúng ta biết họ tên chính xác của 54 nhà cách mạng Việt Nam đã từng học tập và làm việc tại Matxcơva vào những năm 1920 và 1930 của thế kỷ trước. Bao gồm Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Khánh Toàn, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai – hai người này thậm chí đã kết hôn ở Matxcơva. Một chi tiết thú vị – trước khi ghi danh vào KUTV, Lê Hồng Phong đã được đào tạo tại một trường không quân của Liên Xô cũng thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trở thành phi công quân sự đầu tiên của Việt Nam.
Còn có một nhóm khác, lần này là nhóm thiếu niên Việt Nam, đã đến Matxcơva từ Quảng Châu vào cuối những năm 1920 - đầu những năm 1930. Theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, các em này đã theo học tại một trường học thuộc Tổ chức Tiên phong Lenin. Khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, những người này đã tình nguyện gia nhập Hồng quân, đã tham gia chiến đấu chống phát xít và hy sinh để bảo vệ Matxcơva. Họ đã được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô hạng nhất. Vào tháng 8/2024, chiến công của họ được khắc ghi vĩnh cửu qua tượng đài tại Công viên tưởng niệm “Patriot” ở Matxcơva.
Và vào năm 1951, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên gồm hai mươi mốt người đã đến Matxcơva để học nghề. Trước khi rời Việt Nam, tại khu du kích Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và nói chuyện với những sinh viên tương lai. Ông nói về những hy vọng mà quê hương đặt vào họ, rằng ở Nga họ sẽ có thể có được kiến thức cần thiết để bảo vệ tự do và độc lập của Việt Nam, cho công cuộc xây dựng hòa bình.
Hồ Chí Minh nói với những sinh viên tương lai: "Các chú sắp được sang học ở Liên Xô - đất nước của những người bạn tuyệt vời nhất của chúng ta và các chú phải là những đại diện xứng đáng của Việt Nam”.
Những sinh viên đầu tiên từ Việt Nam đã được gửi đến các
trường đại học khác nhau để nghiên cứu nông nghiệp, luyện kim, cơ khí, hóa học, kiến trúc và luật. Họ trở về quê hương sau khi Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, và họ trở về với tư cách là những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Sau đó, bốn người trong số họ giữ chức bộ trưởng, và năm người giữ chức thứ trưởng. Phạm Đồng Điện và Nguyễn Đức Thừa đã giữ chức trưởng khoa hóa học và khoa khai khoáng của Đại học Bách khoa Hồ Nội, rồi là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường này, mà đây là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội được Liên Xô hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và thiết kế quy hoạch từ những năm 1950 đã trở thành cơ sở cho việc thành lập các trường đại học khác tại Việt Nam: đại học xây dựng, kiến trúc, công nghiệp, địa chất, quản lý tài nguyên nước, truyền thông, công nghệ quân sự và sau khi miền Nam được giải phóng – các đại học bách khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Một trong những người trong nhóm sinh viên đầu tiên, Hoàng Bình, khi trở về nước đã được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng của Nhà máy cơ khí Hà Nội – đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam do Liên Xô xây dựng. Lê Văn Tiểu đã giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Sỹ Quốc, Huỳnh Quý Đại, Ngô Huy Quỳnh, Lê Thước trở thành giáo sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa, kiến trúc và nông nghiệp.
Vào tháng 9/1953, một nhóm sinh viên khác từ Việt Nam được cử sang Liên Xô để học các chuyên ngành nông nghiệp, khai hoang, luyện kim, kỹ thuật điện và y học. Đây là chủ đề của cuộc trò chuyện tiếp theo trong loạt bài “Những trang sử vàng”.