https://kevesko.vn/20250610/gia-bat-dong-san-tang-40-chinh-phu-viet-nam-yeu-cau-lam-ro-36577865.html
Giá bất động sản tăng 40%: Chính phủ Việt Nam yêu cầu làm rõ
Giá bất động sản tăng 40%: Chính phủ Việt Nam yêu cầu làm rõ
Sputnik Việt Nam
Thường trực Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành và địa phương rà soát toàn diện thị trường bất động sản, làm rõ các nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng cao và... 10.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-10T11:26+0700
2025-06-10T11:26+0700
2025-06-10T12:47+0700
việt nam
bất động sản
kinh tế thị trường
quản lý thị trường
chính phủ
thủ tướng
chính sách
pháp luật
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/11/17896881_0:140:3145:1909_1920x0_80_0_0_8353efd24e60ae871911d4bf9a2669bd.jpg
Nội dung này được nêu trong kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản. Theo đánh giá, thị trường hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, do còn nhiều vướng mắc và tồn tại kéo dài. Trong đó, nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu, cơ cấu sản phẩm thiếu cân đối khi thiếu nhà ở cho người lao động và người trẻ, nhưng lại dư thừa biệt thự, nhà thấp tầng. Giá nhà đất tại nhiều nơi cũng vượt xa khả năng chi trả của người có nhu cầu thực.Thường trực Chính phủ nhấn mạnh tình trạng đầu cơ, thổi giá và lũng đoạn thị trường vẫn xảy ra tại nhiều khu vực, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường nhà đất.Làm rõ các yếu tố đẩy giá nhà đất tăng caoChính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan xác định các yếu tố làm tăng giá bất động sản như chi phí đất đai, giá nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn… Các địa phương cần đưa ra phương án cụ thể nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng nguồn cung, hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở phù hợp với điều kiện tài chính.Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đấu giá để đẩy giá đất, gây ách tắc trong phát triển dự án. Công tác quy hoạch cũng được yêu cầu gắn với nhu cầu thực tế, bố trí đất sản xuất và kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc thiếu khả thi về hạ tầng.Theo Bộ Xây dựng, trong quý I, giá nhà ở riêng lẻ và đất nền tăng 20 đến 40% tại một số địa phương. Nguyên nhân đến từ chi phí xây dựng tăng cao, bao gồm vật liệu, nhân công và lãi suất vay vốn. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế do vướng mắc pháp lý và tâm lý đầu tư theo quy hoạch hạ tầng cũng góp phần đẩy giá nhà tăng.Tại một số khu vực, giá đất tăng chỉ trong vài tháng, đặc biệt là nơi có thông tin sáp nhập đơn vị hành chính hoặc nâng cấp đô thị.Xây dựng mô hình trung tâm giao dịch bất động sảnChính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị xây dựng đề án Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý. Mô hình này dự kiến tích hợp toàn bộ quy trình từ công chứng, kê khai thuế, đăng ký giao dịch đất đai lên môi trường điện tử, tương tự sàn chứng khoán. Mục tiêu là tăng minh bạch, hạn chế thất thu thuế và nâng cao hiệu quả quản lý.Đề án sẽ được trình Thủ tướng xem xét trong tháng 6.Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết, loại bỏ các hồ sơ giấy tờ phức tạp. Mục tiêu đặt ra là rút ngắn ít nhất 30% thời gian và chi phí thực hiện thủ tục đầu tư bất động sản. Các quy trình như phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng, nghiệm thu công trình cũng được rà soát lại theo hướng tinh gọn.Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có nguy cơ làm tăng chi phí đầu tư, như quy định về chỗ đỗ xe, phòng cháy chữa cháy, sẽ được đánh giá và sửa đổi nếu không còn phù hợp.Thường trực Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu các chính sách hỗ trợ đối tượng mua nhà ở thực, nhất là người trẻ và người thu nhập trung bình, nhằm đảm bảo quyền có chỗ ở theo quy định của Hiến pháp.Chính quyền các địa phương cũng được giao nhiệm vụ phát triển mô hình nhà ở đa dạng phân khúc, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội đi kèm, tạo thêm lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của người dân.
https://kevesko.vn/20250525/viet-nam-bat-dong-san-ngay-cang-tang-gia-mua-nha-dat-bo-khong-co-the-bi-danh-thue-36330928.html
https://kevesko.vn/20250116/thu-tuong-yeu-cau-thanh-tra-cac-ngan-hang-cho-vay-co-tai-san-bao-dam-la-bat-dong-san-34068027.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/11/17896881_207:0:2938:2048_1920x0_80_0_0_89c17e8b809ddbabf83dfe176f22e3e2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bất động sản, kinh tế thị trường, quản lý thị trường, chính phủ, thủ tướng, chính sách, pháp luật
việt nam, bất động sản, kinh tế thị trường, quản lý thị trường, chính phủ, thủ tướng, chính sách, pháp luật
Giá bất động sản tăng 40%: Chính phủ Việt Nam yêu cầu làm rõ
11:26 10.06.2025 (Đã cập nhật: 12:47 10.06.2025) Thường trực Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành và địa phương rà soát toàn diện thị trường bất động sản, làm rõ các nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng cao và đề xuất phương án giảm giá, mở rộng nguồn cung.
Nội dung này được nêu trong kết luận cuộc họp của
Thường trực Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản. Theo đánh giá, thị trường hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, do còn nhiều vướng mắc và tồn tại kéo dài. Trong đó, nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu, cơ cấu sản phẩm thiếu cân đối khi thiếu nhà ở cho người lao động và người trẻ, nhưng lại dư thừa biệt thự, nhà thấp tầng. Giá nhà đất tại nhiều nơi cũng vượt xa khả năng chi trả của người có nhu cầu thực.
Thường trực Chính phủ nhấn mạnh tình trạng đầu cơ, thổi giá và lũng đoạn thị trường vẫn xảy ra tại nhiều khu vực, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường nhà đất.
Làm rõ các yếu tố đẩy giá nhà đất tăng cao
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan xác định các yếu tố làm tăng giá bất động sản như chi phí đất đai, giá nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn… Các địa phương cần đưa ra phương án cụ thể nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng nguồn cung, hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở phù hợp với điều kiện tài chính.
Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đấu giá để đẩy giá đất,
gây ách tắc trong phát triển dự án. Công tác quy hoạch cũng được yêu cầu gắn với nhu cầu thực tế, bố trí đất sản xuất và kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc thiếu khả thi về hạ tầng.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý I, giá nhà ở riêng lẻ và đất nền tăng 20 đến 40% tại một số địa phương. Nguyên nhân đến từ chi phí xây dựng tăng cao, bao gồm vật liệu, nhân công và lãi suất vay vốn. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế do vướng mắc pháp lý và tâm lý đầu tư theo quy hoạch hạ tầng cũng góp phần đẩy giá nhà tăng.
Tại một số khu vực, giá đất tăng chỉ trong vài tháng, đặc biệt là nơi có thông tin sáp nhập đơn vị hành chính hoặc nâng cấp đô thị.
Xây dựng mô hình trung tâm giao dịch bất động sản
Chính phủ chỉ đạo
Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị xây dựng đề án Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý. Mô hình này dự kiến tích hợp toàn bộ quy trình từ công chứng, kê khai thuế, đăng ký giao dịch đất đai lên môi trường điện tử, tương tự sàn chứng khoán. Mục tiêu là tăng minh bạch, hạn chế thất thu thuế và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án sẽ được trình Thủ tướng xem xét trong tháng 6.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết, loại bỏ các hồ sơ giấy tờ phức tạp. Mục tiêu đặt ra là rút ngắn ít nhất 30% thời gian và chi phí thực hiện thủ tục đầu tư bất động sản. Các quy trình như phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng, nghiệm thu công trình cũng được rà soát lại theo hướng tinh gọn.
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có nguy cơ làm tăng chi phí đầu tư, như quy định về chỗ đỗ xe, phòng cháy chữa cháy, sẽ được đánh giá và sửa đổi nếu không còn phù hợp.
Thường trực Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu các chính sách hỗ trợ đối tượng mua nhà ở thực, nhất là người trẻ và người thu nhập trung bình, nhằm đảm bảo quyền có chỗ ở theo quy định của Hiến pháp.
Chính quyền các địa phương cũng được giao nhiệm vụ
phát triển mô hình nhà ở đa dạng phân khúc, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội đi kèm, tạo thêm lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của người dân.