https://kevesko.vn/20250610/tuyen-bo-moi-cua-thong-doc-nguyen-thi-hong-ve-truong-hop-cho-vay-dac-biet-36580240.html
Tuyên bố mới của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng về trường hợp cho vay đặc biệt
Tuyên bố mới của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng về trường hợp cho vay đặc biệt
Sputnik Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% hoàn toàn sẽ không dùng ngân sách nhà nước, do đó, không... 10.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-10T14:19+0700
2025-06-10T14:19+0700
2025-06-10T14:19+0700
ngân hàng nhà nước vn
ngân hàng nhà nước
thống đốc ngân hàng nhà nước
nguyễn thị hồng
quốc hội
kinh tế
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/06/0a/36580047_0:0:1732:975_1920x0_80_0_0_2c3d34fbf0eec616bb8c82ddfb34100f.jpg
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nêu 2 trường hợp được cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước gồm trường hợp các tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt (để chi trả cho người gửi tiền) hoặc để thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc của các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như tái cấp vốn, thị trường mở.Phân quyền cho vay đặc biệt: Từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nướcThông tin trên được Thống đốc Hồng nêu trong phần giải trình về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.Như đã biết, theo quy định hiện hành, thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không cần tài sản đảm bảo thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này, cơ quan soạn thảo đề xuất phân quyền này cho Ngân hàng Nhà nước để linh hoạt hơn trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ đồng tình với đề xuất trên. Theo ông, việc chuyển quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.Ông cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Chính phủ hướng dẫn cụ thể cho chính quyền địa phương trong xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu, nhất là sau khi cơ cấu chính quyền được rút gọn từ ba cấp xuống hai cấp.Làm rõ thêm về nguồn lực cho vay đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước không sử dụng ngân sách nhà nước, mà dùng nguồn tiền từ chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương.Theo bà, việc cho vay đặc biệt chỉ áp dụng trong hai trường hợp: (1) khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, nhằm chi trả cho người gửi tiền và ổn định hệ thống; (2) để thực hiện phương án phục hồi hoặc chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, sau khi đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như tái cấp vốn, thị trường mở...Ngăn ngừa rủi roTại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Văn Mãi bày tỏ lo ngại về mức lãi suất 0% của khoản vay đặc biệt.Theo ông, đây là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến ổn định hệ thống tổ chức tín dụng, an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia và việc sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế.Ông Mãi cho biết, dù Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền về quy định này, song đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng liệu mức lãi suất có nên là 0% như dự thảo hay không.Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát và hoàn thiện quy định về lãi suất cho vay đặc biệt dựa trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.Một số ý kiến chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thị trường tài chính đang chịu áp lực cả trong và ngoài nước, cần có sự linh hoạt về chính sách tiền tệ nhưng đồng thời cũng phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng.Trước lo ngại về nguy cơ rủi ro và lạm dụng cơ chế cho vay đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đang rà soát để sửa đổi Thông tư 37/2024 nhằm bổ sung các tiêu chí, điều kiện cụ thể trong cho vay đặc biệt. Mục tiêu là kiểm soát dòng tiền, ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất có thể xảy ra.Đồng thời, NHNN cũng sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong việc xử lý tài sản đảm bảo của các khoản vay nợ xấu, đảm bảo không bị gián đoạn khi tổ chức hành chính được sắp xếp lại.Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vào ngày 17-6 tới đây.
https://kevesko.vn/20250529/cho-vay-0-va-khong-tai-san-bao-dam-chi-ap-dung-khi-he-thong-can-giai-cuu-khan-cap-36396340.html
https://kevesko.vn/20250507/gia-vang-sjc-tang-manh-thong-doc-nguyen-thi-hong-chi-ro-nguyen-nhan-35994256.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/06/0a/36580047_0:0:1540:1155_1920x0_80_0_0_5229372e91c3f60d6f820389430b5d31.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ngân hàng nhà nước vn, ngân hàng nhà nước, thống đốc ngân hàng nhà nước, nguyễn thị hồng, quốc hội, kinh tế, việt nam
ngân hàng nhà nước vn, ngân hàng nhà nước, thống đốc ngân hàng nhà nước, nguyễn thị hồng, quốc hội, kinh tế, việt nam
Tuyên bố mới của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng về trường hợp cho vay đặc biệt
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% hoàn toàn sẽ không dùng ngân sách nhà nước, do đó, không phát sinh rủi ro phải bù lãi suất.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nêu 2 trường hợp được cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước gồm trường hợp các tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt (để chi trả cho người gửi tiền) hoặc để thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc của các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như tái cấp vốn, thị trường mở.
Phân quyền cho vay đặc biệt: Từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước
Thông tin trên được
Thống đốc Hồng nêu trong phần giải trình về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Như đã biết, theo quy định hiện hành, thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không cần tài sản đảm bảo thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này, cơ quan soạn thảo đề xuất phân quyền này cho Ngân hàng Nhà nước để linh hoạt hơn trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ đồng tình với đề xuất trên. Theo ông, việc chuyển quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Ông cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Chính phủ hướng dẫn cụ thể cho chính quyền địa phương trong xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu, nhất là sau khi cơ cấu chính quyền được rút gọn từ ba cấp xuống hai cấp.
Làm rõ thêm về nguồn lực cho vay đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước không sử dụng ngân sách nhà nước, mà dùng nguồn tiền từ chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương.
“Do vậy, việc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất 0% không dẫn tới rủi ro ngân sách nhà nước phải bù lãi suất”, Thống đốc Hồng khẳng định.
Theo bà, việc cho vay đặc biệt chỉ áp dụng trong hai trường hợp: (1) khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, nhằm chi trả cho người gửi tiền và ổn định hệ thống; (2) để thực hiện phương án phục hồi hoặc chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, sau khi đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như tái cấp vốn, thị trường mở...
“Đây là công cụ cần thiết để ngăn chặn làn sóng rút tiền hàng loạt, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng”, Thống đốc lưu ý.
Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Văn Mãi bày tỏ lo ngại về mức lãi suất 0% của khoản vay đặc biệt.
Theo ông, đây là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến ổn định hệ thống tổ chức tín dụng, an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia và việc sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế.
Ông Mãi cho biết, dù
Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền về quy định này, song đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng liệu mức lãi suất có nên là 0% như dự thảo hay không.
Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát và hoàn thiện quy định về lãi suất cho vay đặc biệt dựa trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.
Một số ý kiến chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thị trường tài chính đang chịu áp lực cả trong và ngoài nước, cần có sự linh hoạt về chính sách tiền tệ nhưng đồng thời cũng phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng.
Trước lo ngại về nguy cơ rủi ro và lạm dụng cơ chế cho vay đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đang rà soát để sửa đổi Thông tư 37/2024 nhằm bổ sung các tiêu chí, điều kiện cụ thể trong cho vay đặc biệt. Mục tiêu là kiểm soát dòng tiền, ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất có thể xảy ra.
Đồng thời, NHNN cũng sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong việc xử lý tài sản đảm bảo của các khoản vay nợ xấu, đảm bảo không bị gián đoạn khi tổ chức hành chính được sắp xếp lại.
Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vào ngày 17-6 tới đây.