'Sự kiện vịnh Bắc Bộ': Từ "Sợ" không có trong từ điển quân sự Việt Nam

Lệnh không nổ súng trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất, về tình thế, tình huống và tầm ý nghĩa với lệnh cấm nổ súng. Vậy nên, đừng so sánh khập khiểng những chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng tại đảo Gạc ma với bất cứ cái gì khác, ngoài sự thật, báo Đất Việt có bài viết ý nghĩa về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Sputnik

Đã 54 năm, kể từ ngày 2/8/1964, "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" đã mở màn cho một chiến dịch ném bom của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, một chiến dịch ném bom hung bạo, ác liệt nhất trong lịch sử, hòng đưa dân tộc Việt trở về "thời kỳ đồ đá" mở màn…

Người chỉ huy tàu phóng lôi ở “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”

Tư tưởng "không nổ súng trước" và cơ hội hòa bình…

Tư tưởng "không nổ súng trước" chỉ xuất hiện trong tình thế khi 2 quốc gia đang bị đe dọa bởi chiến tranh, trong tình huống 2 lực lượng vũ trang của họ đang đối đầu mà bất kỳ bên nào nổ súng trước thì chiến tranh sẽ xảy ra.

Tư tưởng "không nổ súng trước" của Việt Nam chỉ xuất hiện trong hòa bình, khi cơ hội cho hòa bình vẫn còn và tư tưởng đó sẽ mất đi khi chúng ta xác định không còn cơ hội nào cho hòa bình, bởi kẻ thù muốn chiến tranh, có dã tâm xâm lược Tổ quốc.

Lính Trung Quốc hiểu "Vòng tròn bất tử" là lời thề bảo vệ Gạc Ma. Và cuộc thảm sát bắt đầu
Do đó, với tinh thần yêu chuộng hòa bình, Việt Nam chỉ "rút kiếm" khi chỉ khi không còn một cơ hội hòa bình nào. Và, thực tế, dân tộc Việt trong suốt hơn 4000 năm giữ nước luôn luôn là người bình tĩnh chủ động rút kiếm sau, bị buộc phải rút kiếm nhưng là "người cuối cùng tra kiếm vào vỏ".

Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra vào tháng 12/1946? Hãy đọc lời kêu gọi của Bác Hồ: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhương kẻ địch càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa…"

Phải, chúng ta đã nhân nhượng để kéo dài môi trường hòa bình, để tìm kiếm cơ hội hòa bình. Chúng ta phải cắn môi chảy máu trước sự hung hăng, khiêu khích trắng trợn của thực dân Pháp, và khi không thể còn cơ hội hòa bình nào thì chúng ta phải rút kiếm.

Việt Nam anh hùng: 3 khẩu AK thô sơ hạ gục "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Mỹ?
Sau hiệp định Genava 1954, Việt Nam vẫn hy vọng hòa hợp dân tộc để tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam-Bắc, nhưng chỉ khi Mỹ-Diệm lê máy chém khắp miền Nam, đặt những người Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật thì lúc đó chúng ta mới tiến hành đấu tranh bằng vũ trang.

Việt Nam, như đã nói, yêu hòa bình, ghét chiến tranh nên luôn có tư tưởng "không nổ súng trước", tuy nhiên, có lúc buộc chúng ta phải "hành động trước" mà "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" là điển hình…

Tàu khu trục Mỹ "Maddox"

"Sự kiện vịnh Bắc Bộ" bài học nguyên giá trị

Sốc: Trung Quốc muốn chiếm Trường Sa trước khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc
Về so sánh lực lượng. Nếu như nói rằng lúc đó, so sánh về lực lượng không quân và hải quân, Mỹ hùng mạnh như thế nào thì không cần đặt ra con số, chỉ biết rằng, Việt Nam chẳng có gì để so sánh với Mỹ. Vùng trời, vùng biển Việt Nam bị Mỹ khống chế, Mỹ như "múa gậy vườn hoang".

Về tình thế, Mỹ đã lập sẵn kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất, kỹ thuật để ném bom miền Bắc Việt Nam, cứu nguy cho chế độ tay sai sắp tan rã. Vấn đề là cần có cớ để ra tay và tàu khu trục SS Maddox được giao thực hiện nhiệm vụ đó.

Hơn ai hết, chúng ta quá rõ âm mưu này nhưng vẫn quyết định tấn công vào khu trục hạm Maddox. Vì sao?

Tuyên bố chấn động của Tổng thống Mỹ về chiến tranh Việt Nam
Thực ra, đánh đuổi tàu Maddox ra khỏi vùng biển chủ quyền hay thậm chí đánh chìm nó với Việt Nam không phải là điều gì quá to tát, hệ trọng, bởi lẽ, tàu Maddox trong cuộc đối đầu sắp tới của Việt Nam và Mỹ trên bầu trời miền Bắc, chỉ là chuyện nhỏ. Cả miền Bắc Việt Nam phải đối đầu với cuộc tấn công của không lực Mỹ, của hạm đội 7 Hải quân Mỹ mới là hệ trọng, mới là chuyện vô cùng lớn mang tính sống còn.

Nhưng, Việt Nam quyết định tấn công, đánh đuổi tàu Maddox khi nó ngang ngược xâm phạm lãnh hải, chủ quyền, có nghĩa là chấp nhận cuộc đối đầu đó — cuộc đối đầu mà Mỹ muốn có bằng mọi cách gây cớ, với mọi khiêu khích trắng trợn, ngang ngược, nhất định sẽ xảy ra…, khi Việt Nam đã xác định không còn cơ hội nào để tìm kiếm hòa bình dù rất mỏng manh.

Điều rút ra từ quyết định của Việt Nam và ý nghĩa mang tính thời sự nóng cho hiện tại của "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" là:

Những "độc chiêu" du kích trong chiến tranh ở Việt Nam (Video)
Thứ nhất, về quan điểm quân sự, Hải quân Việt Nam sẵn sàng đánh bất cứ lực lượng Hải quân nào đông, mạnh cỡ nào dù về lý thuyết là không ai dám.

Thứ hai, về quan điểm chính trị, đụng đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì dù có bị trở về "thời kỳ đồ đá", dù phải hy sinh tất cả, dân tộc Việt cũng không bao giờ khuất phục, quyết bảo vệ toàn vẹn giang sơn.

"Đánh khi không còn giải pháp nào khác", "Không sợ bất cứ kẻ thù xâm lược nào"…là tính cách, là nét văn hóa, đã trở thành bản chất, truyền thống, gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc Việt, quân đội Việt mà "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" là cảnh báo cho bất kỳ lực lượng nào trong hiện tại và tương lai…

Cuộc chiến đó dù có phải kéo dài "5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…" thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam như lịch sử đã chứng minh trong hàng ngàn năm qua.

Như vậy, có thể nói, tư tưởng "không nổ súng trước" luôn xuyên suốt trong quá trình dựng nước giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện sự yêu chuộng hòa bình không muốn chiến tranh, luôn tìm cơ hội hòa bình để ngăn ngừa chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.

Lính Mỹ thương vong thảm hại như thế nào trong chiến tranh Việt Nam? (Ảnh)
Từ "Sợ" không có trong từ điển quân sự Việt Nam.

Tư tưởng "không nổ súng trước" khi triển khai tổ chức thực hiện thì không chỉ bằng hoạt động quân sự mà bao gồm cả ngoại giao, chính trị và kinh tế…nhằm để giữ vững hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.

Một biểu hiện trong hoạt động quân sự là hành động của một đơn vị nào đó trong tình huống đối đầu với kẻ địch là lệnh "không nổ súng trước".

Lệnh không nổ súng trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất, về tình thế, tình huống và tầm ý nghĩa với lệnh cấm nổ súng.

Vậy nên, đừng so sánh khập khiểng những chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng tại đảo Gạc ma với bất cứ cái gì khác, ngoài sự thật.

Đúng! Chính những người lính đó đã tạo nên "Vòng tròn bất tử" để Hải quân Việt Nam quyết tâm biến đau thương, căm thù, thành hành động, thực hiện chiến dịch CQ-88 thành công lớn.

Thảo luận