Mỹ thăm dò thái độ. Việt Nam tế nhị

“Điều cần lưu ý là chuyến đi thứ hai của ông James Mattis sang Việt Nam lần này đến Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Hà Nội”.
Sputnik

"Điều đó cho thấy sự "tế nhị" của Việt Nam trong việc cân bằng mới quan hệ với hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc trong thời điểm  quan hệ giữa hai cường quốc này đang trở nên căng thẳng suốt mấy năm qua", — Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự  đưa ra bình luận của mình với Sputnik về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis.

Tại sao Mattis bay đến Biên Hòa và ông ấy đã quên nói điều gì ở đó?
Ngày thứ Ba và thứ Tư vừa qua, 16-17/10, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến thăm Việt Nam lần 2 trong năm 2018.  Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông James Mattis đã thăm khu xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa và có cuộc làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, một chuyên gia có tiếng về các vấn đề chính trị và quân sự, về những vấn đề xoay quanh mục đích và nội dung chuyến thăm này. 

Sputnik:Bộ trưởng quốc phòng Mỹ vừa có chuyến thăm Việt Nam 2 ngày. Đây là chuyến thăm thứ hai của ông ta tới Việt Nam trong năm nay. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Đúng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm Việt Nam tới 2 lần trong vòng 1 năm là điều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc phòng Việt — Mỹ thì hai bên đã có nhiều lần trao đổi các đoàn cấp thấp hơn trong năm nay như trường hợp Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall G. Schriver đã thăm Việt Nam tới 3 lần chỉ trong 9 tháng qua. Trong các năm trước đó, hai bên cũng đã trao đổi các đoàn từ cấp Thứ trưởng đến cấp Bộ trưởng Quốc phòng. Hai nước cũng đã có tới 9 cuộc "Đối thoại chính sách quốc phòng thường niên" kể từ năm 2009 đến nay.

Mỹ còn chơi "mèo vờn chuột" lâu dài, Trung Quốc nên "lấy lòng" các nước láng giềng?
Điều cần lưu ý là chuyến đi thứ hai của ông James Mattis sang Việt Nam lần này đến Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Hà Nội. Điều đó cho thấy sự "tế nhị" của Việt Nam trong việc cân bằng mới quan hệ với hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc trong thời điểm  quan hệ giữa hai cường quốc này đang trở nên căng thẳng suốt mấy năm qua.

Sputnik:  Ý kiến của ông về chương trình làm việc lần này của James Mattis tại Việt Nam?

Chuyến đi thăm này ngoài những vấn đề cụ thể như giải quyết vấn đề chất độc Dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa và một số vấn đề cụ thể khác mà hai bên đã thỏa thuận tại "Đối thoại chính sách quốc phòng thường niên" lần thứ 9 còn có một số ý nghĩa quan trọng khác đối với hai bên. Đó là việc Mỹ muốn thăm dò thái độ của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu khi được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Đó là việc Việt Nam có thái độ ra sao khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ — Trung đang gia tăng cường độ. Đó là thái độ của Việt Nam trước sự gia tăng căng thẳng Mỹ — Trung về quân sự tại Biển Đông.

Nỗi đau chiến tranh và "sự bù đắp" của người Mỹ cho Việt Nam?
Cũng cần lưu ý rằng ngày 15-10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trunp có nói bóng gió về việc ông James Mattis có thể từ chức trong thời gian tới. Cùng với việc bà đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikky Haley cũng vừa từ chức, điều này cho thấy chính sách ngoại giao, quốc phòng của Mỹ có thể sẽ có một số thay đổi.

Sputnik: Có ý kiến cho rằng Mỹ đang muốn kéo Việt Nam về phía mình để đối trọng với Trung Quốc. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ý đồ lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ không phải bây giờ mới có. Sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ và sau khi các thủ đoạn nuôi dưỡng, tiếp tay, o bế cho lực lượng phản động người Việt lưu vong chống lại Việt Nam như gây bạo loạn, lật đổ trong chiến lược "diễn biến hòa bình" bị thất bại, Mỹ đã chuyển sang chiến lược lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước và vẫn không hề từ bỏ chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam.

Mỹ muốn bán vũ khí hay Việt Nam ngày càng quan trọng với Hoa Kỳ?
Vì Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ như chính giới Mỹ đã nhiều lần tuyên bố nên việc Mỹ tiến hành lôi kéo các nước xung quanh Trung Quốc về phía mình không phải là điều bất thường. Một khi các nước lớn có mâu thuẫn, xung đột với nhau thì việc họ tìm kiếm đồng minh để chế ngự, chống lại đối thủ cũng không có gì lạ. Điều này đã diễn ra trên thế giới từ hàng nghìn năm nay.

Tuy nhiên, ý đồ này cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện bởi trong suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam vẫn kiên trì chính sách đối ngoại can bằng với các cường quốc, kể cả trong vấn đề Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam là bảo vệ quyền lợi của mình trong sự tôn trọng quyền lợi của các bên trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS-1982. Mặc dù những va chạm phi vũ trang giữa lực lượng quân sự Mỹ và trung Quốc trên Biển Đông vẫn diễn ra, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, đa phương hóa vấn đề Biển Đông nhằm kiến tạo Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Điều này đã được Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall G. Schriver đánh giá cao trong cuộc hội đàm với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba trong năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Quan điểm trước sau như một của Việt Nam vẫn là không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ Việt Nam để làm phương hại đến độc lập, chủ quyền của nước thứ ba; là ngăn chặn chiến tranh, tránh xung đột, duy trì và bảo vệ môi trường hòa bình trên cơ sở độc lạp, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quan hệ hợp tác quốc tế cân bằng, các bên cùng có lợi.

Sputnik: Hợp tác quốc phòng  Việt — Mỹ hiện nay thể hiện cụ thể ở những điểm nào và triển vọng của nó?

Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt hiện nay đã khá sâu rộng bao gồm cả việc trao đổi thông tin tình báo mà hai bên cùng quan tâm, hợp tác trong các sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh dưới lá cờ của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc và các sứ mệnh nhân đạo, sứ mệnh phòng chống thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu, hợp tác về tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, hợp tác về tháo gỡ bom mìn, về giải quyết hậu quả chất độc dioxin.v.v… Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu giữa cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam của hai nước. Tất nhiên là các hoạt động đó vẫn không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của các văn kiện về quan hệ "Đối tác toàn diện" mà hai nước đã ký kết và thiết lập.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói về việc "giẫm chân Trung Quốc"
Triển vọng của quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt hiện nay phần lớn phụ thuộc vào thái độ của Mỹ đối với Việt Nam.

Trước hết, phía Mỹ phải dứt khoát và triệt để từ bỏ chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam, chấm dứt sự ủng hộ đối với những phần tử vi phạm pháp luật của Việt Nam nhằm chống lại nhà nước Việt Nam. Tôi chỉ đơn cử việc Việt Nam vừa đưa ra xét xử nhiều phần tử phản động gây bạo loạn, tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam thì các vị đại sứ Mỹ lại cho rằng đó là những "tù nhân lương tâm", những "nhà hoạt động dân chủ". Đó là điều Việt Nam không thể chấp nhận được.

Thứ hai, Việt Nam chia sẻ lập trường của Mỹ về việc bảo đàm an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông nhưng phải trên cơ sở Công pháp quốc tế đã được ghi nhận tại Công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS-1982. Mỹ cần có thái độ tôn trọng đối với việc giải quyết các mâu thuẫn ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để xảy ra xung đột vũ trang hoặc các hành động khiêu khích có nguy cơ làm phát sinh xung đột vũ trang. Nếu Mỹ ủng hộ việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) một cách công bằng, có lợi cho các bên để biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình thì Việt Nam sẽ hoan nghênh thái độ đó của Mỹ.

Bất ngờ: Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Thứ ba là Mỹ cần dỡ bỏ triệt để các hành động cấm vận vũ khí đối với Việt Nam,  không được ngăn cản Việt Nam mua sắm vũ khí và phương tiện chiến tranh cũng như trao đổi kinh tế phi quân sự với các quốc gia mà Mỹ đang tiến hành cấm vận. Bởi sự lôi kéo đó đã xâm phạm đến chủ quyền về quốc phòng và an ninh của Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam.

Cuối cùng, Việt Nam sẽ giữ vững lập trường đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên minh quân sự, hết sức tránh những hành động khiêu khích và không để bị rơi vào "quỹ đạo" của bất cứ một cường quốc nào.

 

Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông.

Thảo luận