Việt Nam đặt lợi ích của dân lên trên hết

Một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 6 này là Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Từ nhiều kênh tiếp cận thông tin, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sẽ phải cân nhắc, công tâm, khách quan khi đưa ra mức độ tín nhiệm cho từng người, báo Tiền Phong cho biết.
Sputnik

Đây cũng là dịp để những người được lấy phiếu tín nhiệm "soi" lại mình, từ đó phát huy kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thành tốt hơn trọng trách, nhiệm vụ được giao. Phóng viên Tiền Phong ghi nhận ý kiến của các ĐBQH về nội dung này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết không để Vũ "nhôm", "Út trọc" lọt lưới trời"

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên): Khách quan, công tâmTôi đã nhận được hồ sơ, tài liệu đánh giá kết quả hoạt động của từng vị trí, chức danh trong diện lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Ngoài tài liệu này, cùng với việc tiếp nhận ý kiến của cử tri gửi đến và xem xét các báo cáo có liên quan, tôi cũng dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn khác để việc lấy phiếu tín nhiệm phải hết sức khách quan, công tâm, tránh sự cảm tính hoặc bị lợi ích nào đó chi phối. Hầu hết các kỳ họp, tôi tạo cho mình thói quen quan sát và ghi chép lại những nội dung quan trọng, có tính chất đánh dấu về chỉ số niềm tin hay sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực mình quan tâm.

Đánh giá, nhìn nhận một chính khách phải xem xét cả quá trình, phải kể đến những nền tảng có sẵn trước khi họ nhận nhiệm vụ, khó khăn hay thuận lợi; thái độ, quan điểm và những quyết sách mà các vị ấy đưa ra đã cải thiện tình hình thế nào, việc đổi mới cách thức quản lý có hài hòa hay không. Vì thẳng thắn mà nói, có những vị trí thuộc lĩnh vực rất "nóng", nhiều vấn đề phức tạp, khó mà đáp ứng thỏa đáng mọi yêu cầu đa dạng của người dân.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Thiết chế Chủ tịch nước Việt Nam
Những nỗ lực, thay đổi trong lĩnh vực mà các vị tư lệnh quản lý cần phải được ghi nhận và ngược lại. Tôi hiểu áp lực của những người có vị trí, chức danh sắp lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ này là rất lớn. Bởi không phải ĐBQH nào cũng đều có cách tiếp cận giống như nhau, để rồi đánh giá giống nhau và kết quả sẽ như nhau. Tôi chỉ biết luôn dặn mình cân nhắc và thận trọng, đặt lợi ích người dân lên trên hết, dùng tri thức, cảm quan của mình ở nhiều góc nhìn để nhận định, đánh giá thật hài hòa và không được cảm tính, cực đoan. Tôi đồng ý với ý kiến, sinh mệnh chính trị của một con người, một chính khách là rất quan trọng. Nhưng tôi cũng nghĩ, hơn hết, đó là sinh mệnh quốc gia mới quyết định sự sống còn của một dân tộc.

Nếu vì sinh mệnh chính trị của một người không xứng đáng mà dễ dãi, thỏa hiệp với sự đánh giá hời hợt mới chính là nguy hại.Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý: Cơ hội để "soi" lại mìnhQua hai lần lấy phiếu vào năm 2013 và 2014 cho thấy việc lấy phiếu tín nhiệm phát huy tác dụng tốt, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, hoạt động người lấy phiếu. Thực tế có những người ở kỳ trước phiếu tín nhiệm thấp thì kỳ sau đã cao hơn hẳn. Bên cạnh đó cũng có sự chuyển biến rất rõ nét ở các ngành, lĩnh vực đó. Tức là sau mỗi kỳ lấy phiếu tín nhiệm, họ đã soi lại mình, phát huy các kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế, tồn tại và có biện pháp tổ chức thực hiện năng động, sáng tạo hơn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đại biểu Trần Văn Tuý

Trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người
Một điểm mới trong lấy phiếu tín nhiệm lần này là người được lấy phiếu phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo Nghị quyết T.Ư 4. Ngoài ra, người được lấy phiếu phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.Việc bổ sung yêu cầu này nhằm cụ thể hoá hành động theo Nghị quyết của Đảng, đánh giá việc mỗi cán bộ lãnh đạo chuyển từ nhận thức thành hành động thế nào. Hai vấn đề cần bổ sung cũng là nút thắt hiện đang cần giải quyết.

Đó là vấn đề về chống suy thoái, chống tự diễn biến, tự chuyển hoá và nút thắt về bộ máy cồng kềnh, biên chế lớn.Qua nghiên cứu, bước đầu tôi thấy các báo cáo được viết rất cụ thể, tập trung vào các nhiệm vụ của mình. Báo cáo đánh giá về kê khai tài sản, đến thời điểm này cũng chưa có thông tin khiếu nại, tố cáo gì. Tất cả báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến các ĐBQH, để họ có thời gian nghiên cứu.Về phía các ĐBQH, họ là những người ưu tú được cử tri tín nhiệm, họ có bản lĩnh và trách nhiệm mà không ai dễ gì tác động được. Vì sự tín nhiệm của cử tri, vì trách nhiệm đối với đất nước, ĐBQH không thể bỏ phiếu dựa trên cảm tính cá nhân. Mỗi lá phiếu đánh giá mức độ tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của đại biểu đối với người được lấy phiếu mà còn chứa đựng sức nặng của niềm tin mà cử tri đã trao gửi cho đại biểu của mình.

Quyền lực là do nhân dân ủy quyền, có phải của riêng lãnh đạo đâu mà dùng bừa
Với công tác quản lý của Đảng, đoàn thể, với sự giám sát của nhân dân, của Quốc hội, việc lobby hay vận động hành lang không thể thực hiện một cách đơn giản. Nhất là vừa rồi Trung ương bàn về vấn đề nêu gương, thảo luận về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền. Đó cũng là một bước răn đe. Tôi tin rằng, với sự tự tôn và ý thức trách nhiệm của mỗi người, họ sẽ "lấy" phiếu bằng việc cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, chứ không phải bằng việc "chạy" phiếu tín nhiệm.ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Đánh giá qua nhiều kênh thông tinTừ 10 ngày trước, tôi đã nhận được báo cáo đánh giá hoạt động với những mặt được cũng như chưa được của toàn bộ 48 người trong diện được lấy phiếu tín nhiệm lần này. Tôi đã xem hết toàn bộ tài liệu, hồ sơ của từng người và đây sẽ là cơ sở để tôi đưa ra mức độ "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" hay "tín nhiệm thấp" cho mỗi người.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một kênh để tham khảo, xem xét thôi. Ngoài ra, tôi và các đại biểu còn phải thông qua nhiều kênh khác, như từ dư luận xã hội, phản ánh của cử tri, báo chí… Đặc biệt là phải nhận xét, đánh giá thực tế hoạt động của mỗi người từ khi được Quốc hội bầu cho đến nay, xem những gì họ làm được, những gì chưa được. Rồi cũng phải căn cứ vào các phiên chất vấn, xem những lời hứa của họ đã thực hiện ra sao.

Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Góc nhìn quyền lực
Cần phải dựa vào rất nhiều kênh để đánh giá sao cho toàn diện, khách quan, công tâm. Đại biểu không thể đánh giá một chiều, càng không thể đánh giá cảm tính, thích thì để cao, không thích thì cho thấp được.Đến giờ này, bản thân tôi cũng đã hòm hòm thông tin, tuy nhiên vẫn còn những đắn đo nhất định. Dù trong đầu đã có suy nghĩ từng mức độ tín nhiệm cho mỗi người, nhưng vẫn phải tham khảo thêm, và phải theo dõi đến tận ngày lấy phiếu tín nhiệm, để đưa ra quyết định một cách công tâm, khách quan nhất.Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, có lẽ cũng như nhiều đại biểu khác, cá nhân tôi kỳ vọng các vị được lấy phiếu, dù ở mức cao hay thấp thì đây cũng dịp để họ có suy nghĩ về việc làm, năng lực, trình độ và trách nhiệm của mình. Người được tín nhiệm cao càng phải phát huy tinh thần cao hơn nữa. Còn những vị bị đánh giá thấp cũng phải xem lại hành vi, hoạt động, trách nhiệm của mình, từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thành công việc tốt hơn nữa.

Đại biểu Phạm Văn Hòa

Ba mức độ tín nhiệm

Văn hóa từ chức ở Việt Nam: "Sự dũng cảm khổng lồ" và nỗi nhục lớn nhất trước khi ra tòa
Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp". Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số ĐBQH đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số ĐBQH trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "không tín nhiệm" thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.

Khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Để các “quan” Việt Nam nói được câu xin lỗi dân là rất khó
Hôm nay (22/10), kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội. Theo chương trình, trong ngày khai mạc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Đây là lần đầu tiên Ban chấp hành T.Ư Đảng giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ. Liên quan vấn đề nhân sự, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT với ông Trương Minh Tuấn và bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng mới. Cùng với đó, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành trước phiên chất vấn để bảo đảm sự bình đẳng giữa những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Kỳ họp thứ 6 sẽ kéo dài trong 24 ngày làm việc, dự kiến bế mạc ngày 21/11. Bên cạnh 1,5 ngày làm về nhân sự, Quốc hội sẽ dành 9,5 ngày cho công tác xây dựng pháp luật, dự kiến thông qua 9 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 6 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ dành 10 ngày cho hoạt động giám sát chuyên đề và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước…

Thảo luận