Rostec: Vũ khí Nga được ưa chuộng nhờ đem lại hiệu quả cao

Vũ khí và thiết bị quân sự của Nga cho thấy hiệu quả cao ở Syria. Tất nhiên, điều này thu hút sự chú ý ngày càng tăng của những người mua tiềm năng không chỉ từ các nước Ả Rập, mà còn từ các khu vực khác trên thế giới.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Viktor Kladov, Giám đốc chuyên trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn Rostec, nói chi tiết về điều đó.

Tại sao S-400 của Nga nổi tiếng đối với nhiều nước khác?

Theo ông Viktor Kladov, tất cả các mẫu vũ khí của Nga được thử nghiệm thành công ở chiến trường Syria đang được quan tâm tới trên thị trường thế giới. Nếu nói về khu vực Cận Đông và Trung Đông, thì đây là vũ khí bộ binh, vũ khí phòng không (các tổ hợp Pantsir, S-300, S-400). Một cầu thủ quan trọng trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự quan tâm đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Theo người quản lý cao nhất của Rostec, hợp đồng này đang được thực hiện thành công theo đúng tiến độ. Vào mùa xuân năm nay, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu được đào tạo để làm việc trên hệ thống S-400. Ngoài các hệ thống phòng không, các nước trong khu vực rất quan tâm đến tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E, có khả năng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu bọc thép nào ở khoảng cách lên tới 9 km.

Một khu vực khác mà Nga dự định trở lại với các sản phẩm của khối công nghiệp quốc phòng là Châu Phi. Không có gì ngẫu nhiên mà năm 2019 sẽ trở thành "Năm Châu Phi" trong sự hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga.

Châu Phi là một lục địa đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự-kỹ thuật, — ông Victor Kladov nói. — Thật đáng tiếc, vào một thời điểm nhất định Nga đã rời khỏi Châu Phi và đã không làm việc ở đó trong một thời gian dài. Hiện tại ở châu Phi vẫn còn nhiều thiết bị quân sự của Liên Xô, và thiết bị của Liên Xô vẫn làm việc bình thường. Nhưng, đã đến lúc để sửa chữa và hiện đại hóa các loại thiết bị đó. Chúng tôi đang đàm phán về vấn đề này với hầu hết các nước, chúng tôi tham dự tất cả các hội chợ chuyên ngành của châu Phi. Chúng tôi hy vọng phát triển hợp tác với nhiều quốc gia trên lục địa này.

Khu vực châu Á — Thái Bình Dương vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu chính của vũ khí Nga. Giám đốc chuyên trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn Rostec nói chi tiết hơn về thị trường này.

Các nhà xuất khẩu vũ khí Nga tuyên bố 2019 là "Năm của Châu Phi"

Trong khu vực này có một số đối tác chiến lược của Nga. Trước hết, đó là Trung QuốcẤn Độ, — ông Victor Kladov nói. — Trung Quốc là nước láng giềng có đường biên giới chung với Nga dài gần 4.800 km. Hai nước láng giềng cần phải hòa đồng và hợp tác. Với Ấn Độ, chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền. Song, các quốc gia khác trong khu vực cũng xem Nga là nhà cung cấp đáng tin cậy, được thử nghiệm theo thời gian. Sản phẩm quốc phòng của chúng tôi có một tỷ lệ tốt xét theo quan hệ giá cả và chất lượng. Bây giờ chúng tôi đang dần chuyển từ việc cung cấp vũ khí sang một giai đoạn mới — nội địa hóa các cơ sở sản xuất vũ khí Nga. Nước đầu tiên nói về điều này là Ấn Độ, họ đã bày tỏ ý muốn sản xuất các mẫu mới nhất của súng trường tấn công Kalashnikov.

Một đối tác chiến lược quan trọng khác là Việt Nam. Chúng tôi đang hợp tác với nước này trong lĩnh vực cung ứng và hợp tác kỹ thuật. Chẳng hạn, Việt Nam muốn có máy bay trực thăng cho cả quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển. Về cơ bản ở đây nói về máy bay trực thăng Mi-17. Nhưng, chúng tôi đang tích cực giới thiệu những mô hình trực thăng khác trên thị trường này, kể cả trực thăng dân dụng. Ví dụ, vào mùa thu năm 2018, chúng tôi đã tổ chức tour trình diễn các máy bay trực thăng dân sự Mi-171A2 và Ansat ở Đông Nam Á. Trực thăng vận tải hạng trung Mi-171A2 và trực thăng hạng nhẹ Ansat đã vượt qua gần 5.000 km. Các buổi trình diễn trực thăng đã được tổ chức ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Kết quả là, chúng tôi nhận được gói đơn đặt hàng về việc cung cấp hơn 70 chiếc trực thăng Nga. Đại diện của Philippines và Indonesia đã bay tới Malaysia để tham dự buổi trình diễn trực thăng Nga. Và chúng tôi hy vọng sẽ gia tăng xuất khẩu máy bay trực thăng dân sự sang các nước Đông Nam Á.

“Trực thăng Nga” giới thiệu Mi-171A2 và Ansat tại Việt Nam

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines rời khỏi định hướng truyền thống về kỹ thuật Mỹ. Người đứng đầu nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn các nhà cung cấp. Vì vậy, Manila thể hiện sự quan tâm lớn đến trực thăng Nga. Đây là một thị trường hoàn toàn mới đối với chúng tôi.

Indonesia là đối tác lâu năm của chúng tôi. Sự hợp tác với nước này đã bắt đầu vào cuối những năm 1950, tuy nhiên, sau các sự kiện năm 1965, quan hệ hợp tác đã bị gián đoạn trong hơn 20 năm. Ngày nay, Quân đội Indonesia được trang bị máy bay chiến đấu Su-30, trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-17, xe bọc thép đổ bộ, vũ khí bộ binh và hệ thống phòng không của Nga.

Tháng 10, Indonesia nhận chiếc Su-35 đầu tiên của lô hàng 11 chiếc

Nga đang phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước Mỹ Latinh. Trả lời câu hỏi của Sputnik về triển vọng phát triển hợp tác với những quốc gia trong khu vực, Giám đốc chuyên trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn Rostec Victor Kladov lưu ý:

"Chúng tôi hợp tác với tất cả những nước quan tâm đến sự hợp tác này. Chúng tôi có mối quan hệ gần gũi nhất với PeruVenezuela. Trước đây chúng tôi đã cung cấp cho Venezuela số lượng lớn máy bay, hệ thống phòng không. Bây giờ Venezuela đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng nước này vẫn phải duy trì khả năng chiến đấu của các loại thiết bị đã mua. Chúng tôi cung cấp phụ tùng, giúp sửa chữa, đào tạo quân nhân. Chúng tôi không rời khỏi đất nước này. Venezuela là đối tác chiến lược của chúng tôi".

Kết quả năm 2018. Ở những nơi nào trên thế giới vũ khí Nga được ưu chuộng hơn Mỹ

Kể từ năm 2013, Rostec tiến hành cuộc đàm phán với Brazil về việc cung cấp các tổ hợp tên lửa — pháo phòng không Pantsir-S1 cho nước này. Vào tháng 4 năm 2017, Brazil đã tuyên bố rằng, họ chưa thể lên kế hoạch sớm mua thiết bị này do tình hình tài chính khó khăn trong nước. Ông Viktor Kladov bình luận về tình huống này như sau:

"Đây không chỉ là vấn đề tài chính. Ở Brazil có vị tổng thống mới, có chính quyền mới. Họ đang lập kế hoạch dài hạn. Chúng tôi đang chờ một lời mời. Trong các lĩnh vực khác, sự hợp tác với Brazil vẫn tiếp tục. Brazil sở hữu các máy bay trực thăng Mi-35, tại đó có cơ sở sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật cho các trực thăng đó".

Thảo luận