Lưu ý rằng Hoa Kỳ đang thực hiện chiến lược "kho vũ khí của nền dân chủ": nước này tránh can thiệp trực tiếp mà làm việc với các đồng minh và đối tác để cung cấp kinh phí và vũ khí cho chính quyền Kiev.
Theo tác giả bài báo, chiến lược này gợi nhớ đến sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Vương quốc Anh trong những năm 1940-1941.
Cho đến nay Washington vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Nga, nhưng liên tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho phía Ukraina.
“Tùy theo mức độ, khi căng thẳng đến giai đoạn đỉnh điểm, <...> kho vũ khí của nền dân chủ sẽ bị cạn kiệt. Điều đó có thể dẫn đến việc lực lượng Ukraina trong cuộc xung đột này sẽ bị thiếu thốn nghiêm trọng và lộ rõ điểm yếu kém của Mỹ, điều có thể bộc lộ trong tương lai”, - ấn phẩm viết.
Bài báo lưu ý rằng nhiều khả năng Tổng thống Joe Biden kỳ vọng sẽ viện trợ để duy trì "sức đề kháng chậm chạp", nhưng thay vào đó lại kéo đất nước của ông ta vào một cuộc đối đầu quy mô lớn và hao tốn nguồn lực.
"Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng Kiev hiện nay mỗi ngày tiêu phí một lượng đạn chống tăng lẽ ra dùng cho một tuần. Họ cũng thiếu máy bay có thể sử dụng được vì mất nhiều máy bay trong các trận chiến và các cuộc không kích của Nga”, - Bloomberg đưa tin.
Như bài báo cho biết thêm, Đức đã từ chối chuyển giao xe tăng cho Ukraina với lý do họ không có đủ xe tăng dự phòng. Canada nhanh chóng hết bệ phóng tên lửa và các thiết bị khác mà người Ukraina đang hết sức cần. Mỹ đã xuất ra một phần ba tổng số tên lửa chống tăng Javelin của mình. Hãng tin viết rằng có thể mất vài tháng hoặc vài năm nước này mới tăng được sản lượng một cách đáng kể.
Trước đó, hôm thứ Năm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Washington đang xem xét việc gửi vũ khí đến Ukraina và yêu cầu các chuyên gia Hoa Kỳ huấn luyện quân đội Ukraina. Đồng thời, ông lưu ý rằng chính phủ Mỹ đang cố gắng làm mọi thứ có thể để giải quyết tình hình liên quan Ukraina càng sớm càng tốt, nhưng sẵn sàng trước thực tế là tình hình này còn tiếp diễn "trong một thời gian nữa".