Ngoại trưởng Mỹ Blinken công du Đông Nam Á và châu Phi trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc

Vào tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ bắt đầu chuyến công du 2 nước Đông Nam Á và 3 nước châu Phi trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc và Nga về vấn đề Đài Loan và chiến dịch đặc biệt ở Donbass, tờ The Diplomat viết.
Sputnik

Chuyến công du Đông Nam Á của Antony Blinken

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng, Ngoại trưởng nước này, ông Antony Blinken, sẽ tới Campuchia tham dự hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 3-5/8. Sau đó Antony Blinken sẽ đến thăm Philippines. Nam Phi sẽ là chặng dừng chân tiếp theo của Ngoại trưởng Blinken, từ ngày 7-9/8, sau các chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Rwanda.
Trong thời gian ở Phnom Penh, ông Blinken sẽ đại diện cho Washington tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN- Hoa Kỳ, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Antony Blinken sẽ sử dụng những cơ hội này để " tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với vai trò trung tâm của ASEAN", và sẽ đề cập đến những vấn đề như đại dịch COVID-19, hợp tác kinh tế, vấn đề biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng Myanmar và chiến dịch đặc biệt của Nga ở Donbass".

Các cuộc họp đáng chú ý có thể xảy ra

Antony Blinken sẽ tham gia các cuộc họp này trong bối cảnh Washington, Bắc Kinh và Matxcơva đang tranh giành ảnh hưởng ở Nam toàn cầu, và căng thẳng giữa ba nước đang gia tăng.
Hai cuộc họp do ASEAN đăng cai - Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN - rất đáng chú ý bởi vì Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự kiến sẽ tham dự hai cuộc họp đó. Điều này có thể tạo ra một tình huống khó xử trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ trong bối cảnh căng thẳng về Ukraina và Đài Loan. Thời gian gần đây, chủ đề Đài Loan gây ra cuộc cãi vã nóng bỏng giữa Mỹ và Trung Quốc, vì Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ chuyến thăm dự kiến tới Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Chuyên gia Campuchia giải thích việc ASEAN không muốn cô lập Nga
Các cuộc gặp này có thể diễn ra sau khi hôm thứ Sáu Antony Blinken và Sergey Lavrov đã tiến hành cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của Nga ở Donbass, một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden nói chuyện trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà cuộc điện đàm kéo dài hơn hai giờ. Ông Vương Nghị và ông Blinken đã gặp nhau lần cuối vào tháng trước tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm G20 ở Bali.
Theo hãng tin AP, không có dấu hiệu nào cho thấy rằng, tại Phnom Penh ông Blinken sẽ có các cuộc gặp riêng với Vương Nghị hoặc Sergey Lavrov.

Mỹ - Campuchia có cải thiện quan hệ?

Mặc dù Campuchia không phải là chủ đề chính trong chuyến công du của Blinken, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng, trong thời gian ở thăm Phnom Penh, Antony Blinken sẽ có cơ hội tổ chức các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Prak Sokhonn để "thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ cho ASEAN và những nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ song phương với Campuchia".
Quan hệ giữa Phnom Penh và Washington đang có nhiều xáo trộn bởi vì Washington lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở nước này, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc trong việc tái thiết căn cứ hải quân của Campuchia, trong khi chính phủ của ông Hun Sen cáo buộc Mỹ lợi dụng việc thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công tác chính trị nội bộ Campuchia. Liệu các cuộc gặp song phương có thể giúp cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa Mỹ và Camphchia? Điều này vẫn khó xảy ra bởi vì hai bên không tin cậy lẫn nhau, tuy nhiên, Blinken có thể thành công trong việc giải quyết những vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Campuchia, chẳng hạn như tình hình ngày càng tuyệt vọng ở Myanmar, tờ The Diplomat viết.
Truyền thông: Hoa Kỳ chuyển hàng không mẫu hạm đến Đài Loan vì chuyến thăm có thể của Pelosi

Đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ

Điểm dừng chân tiếp theo của Antony Blinken ở Philippines sẽ giúp ông có cơ hội gặp gỡ với chính quyền mới do Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. lãnh đạo, một đồng minh quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc trong vùng Biển Đông, đặc biệt là sau nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của ông Duterte. Vào ngày 6 tháng 8, tại Manila, Antony Blinken sẽ gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos và người đồng cấp nước chủ nhà Enrique Manalo để thảo luận về những nỗ lực nhằm tăng cường liên minh Mỹ-Philippines, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác trong năng lượng, thương mại và đầu tư, thúc đẩy các giá trị dân chủ chung và phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Thảo luận