Trước đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ trình lên Hội đồng Bảo an LHQ dự thảo nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý ở các khu vực DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng các cuộc trưng cầu dân ý "hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế." Bộ tham chiếu đến Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966, Đạo luật cuối cùng về Helsinki năm 1975 của CSCE, cũng như kết luận của Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc về Kosovo ngày 22 tháng 7 năm 2010, báo cáo rằng người dân Donbass và miền nam Ukraina thực hiện "quyền tự quyết hợp pháp của họ."
"Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đấu tranh để yêu cầu Liên hợp quốc có hành động chống lại Nga. Một cách có thể là bỏ qua Hội đồng Bảo an LHQ, nơi Nga có quyền phủ quyết, để thông qua một nghị quyết lên án kế hoạch của Matxcơva nhằm thôn tính một phần lớn của miền đông Ukraina và kêu gọi Nga rút hết quân", - tờ báo lưu ý.
Theo công bố, các quan chức đang xem xét sử dụng một "điều khoản ít được biết đến" trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, đó là nghị quyết "Thống nhất vì Hòa bình", vốn đã từng được Mỹ khởi xướng vào năm 1950 trong cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên và đã giúp bỏ qua sự phủ quyết của Liên Xô và Trung Quốc.
Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass
Kể từ ngày 24 tháng 2, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina. Vladimir Putin gọi nhiệm vụ của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev ức hiếp và diệt chủng trong vòng suốt 8 năm." Theo tổng thống, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh cho chính nước Nga.