Đừng tin những gì Mỹ nói, hãy nhìn vào những gì họ làm. Putin đã đúng. Mỹ hay các nước phương Tây không thể cô lập Nga và thoát khỏi sự phụ thuộc vào Moskva.
Thế kẹt trong tranh chấp của chính quyền Tổng thống Joe Biden - sự giận dữ đầy bất lực của Quốc hội Mỹ đã chứng minh vị thế quan trọng của Nga cũng như các bước đi đúng đắn cùng các đánh giá mang tính “tiên tri” của Tổng thống Putin - các đòn trừng phạt chỉ làm Nga thêm mạnh mẽ, gắn kết hơn.
Sự thật đã phơi bày - dù giáng đòn trừng phạt nhằm vào Moskva, nhưng chính quyền Joe Biden hiểu vị thế quan trọng của Liên bang Nga trong kết cấu kinh tế toàn cầu, đồng thời, Washington cũng không dại dột đến mức “tự lấy đá ghè chân mình”- cắt đi đường sống của những ông lớn tài phiệt hàng đầu nước Mỹ.
Chỉ đạo bí mật của Chính phủ Mỹ
Bộ Tài chính Mỹ (Kho bạc Hoa Kỳ), hàng loạt ngân hàng ‘lắm tiền nhiều của’ nhất nước Mỹ như JPMorgan hay cả Citi group vẫn âm thầm giữ quan hệ với một số công ty Nga dưới sự chỉ đạo bí mật của chính quyền Biden, theo Bloomberg.
Quốc hội Mỹ “như ngồi trên lửa” sau khi phát hiện Chính phủ Hoa Kỳ vẫn bí mật yêu cầu nhiều ngân hàng tiếp tục duy trì quan hệ với Nga. Thế nhưng, thực tế ấy lại càng chứng tỏ những gì Putin đã dự báo về phương Tây là đúng.
Trật tự thế giới là đa cực và chính Mỹ mới là những kẻ “nói một đằng làm một nẻo” – một mặt trừng phạt Moskva, nhưng cuối cùng lại không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Phương Tây không thể cô lập Nga.
Sau phiên điều trần kéo dài 7 tiếng tại Quốc hội vào ngày 21 tháng 9, nghị sĩ Đảng Dân chủ từ California Brad Sherman, đã yêu cầu JPMorgan Chase & Co., Jamie Dimon khai thật về việc liệu ngân hàng JPMorgan có thực sự cắt đứt quan hệ với các công ty Nga bao gồm tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom PJSC hay không.
Nghị sĩ Sherman cho rằng các ngân hàng như JPMorgan đang khai thác lỗ hổng trừng phạt để tiếp tục kinh doanh ở Nga bất chấp cuộc xung đột ở Ukraina.
“Chúng tôi chỉ đang tuân thủ theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ Mỹ khi họ yêu cầu JPMorgan làm điều đó”, - CEO Dimon bình tĩnh đáp lời trước khi bị nghị sĩ Sherman cắt lời và nhắm vào CEO Jane Fraser của Citigroup Inc. với yêu cầu giải trình tương tự.
Cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ đã phơi bày sự thật rằng, chính những ngân hàng lớn nhất của đất nước này đang vướng vào một mớ bòng bong giữa sự thúc ép của chính quyền Biden và Quốc hội về các lệnh trừng phạt phải áp đặt về phía Nga.
“Thế mắc kẹt ấy cũng vạch trần sự dối trá của người Mỹ - đừng nghe những gì Mỹ nói, hãy nhìn những gì họ làm”, - một người dùng bình luận khi báo chí Hoa Kỳ đăng tải về sự giận dữ của Quốc hội khi biết các nhà băng lớn nhất nước vẫn bí mật liên lạc giao dịch với Nga.
Sự thật phơi bày
“Phía sau hậu đài”, - Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn âm thầm thúc giục các đại gia ngân hàng bao gồm JPMorgan và Citigroup tiếp tục kinh doanh với một số công ty chiến lược hàng đầu của Nga, theo những nguồn thạo tin nói với Bloomberg.
Những hành động thầm lặng, bí mật này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hàng loạt đòn trừng phạt được bày ra nhằm đe dọa Nga.
Trong khi Quốc hội Mỹ yêu cầu các biện pháp trừng phạt ngày càng mạnh hơn, Nhà Trắng lợi chọn chiến lược khác, cố gắng kìm hãm Moskva nhưng cũng đồng thời tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
“Quốc hội cần phải hiểu một sự thật rằng - Chính phủ Mỹ chưa áp đặt lệnh cấm vận toàn diện với Nga, do đó, vẫn có nhiều doanh nghiệp được phép giao dịch với Moskva”, - Nnedinma Ifudu Nweke, nữ luật sư chuyên về các lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận thương mại của Mỹ tại Akin Gump Strauss Hauer & Feld LLP, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành nhiều cuộc họp để chỉ đạo loạt ngân hàng xung quanh phạm vi giao dịch được phép, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân đạo, chuyên gia lưu ý.
Chính quyền Biden đã nhiều lần lên tiếng cho biết, họ muốn các ngân hàng và doanh nghiệp giữ dòng tiền chảy vào các lĩnh vực không bị trừng phạt của nền kinh tế Nga. Dù vậy, mức độ và chi tiết các cuộc trò chuyện của Chính phủ với phía ngân hàng chưa được tiết lộ cụ thể.
Các quan chức Bộ Tài chính và Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà băng tiếp tục cung cấp những dịch vụ cơ bản như cho phép thanh toán bằng đô la Mỹ, chuyển tiền thanh khoản và cung cấp tài trợ thương mại cho những công ty Nga được miễn trừ khỏi một số khía cạnh linh hoạt từ lệnh trừng phạt như Gazprom hoặc nhà sản xuất phân bón Uralkali PJSC hoặc PhosAgro PJSC.
“Các ông lớn ngân hàng và chính phủ Mỹ đang phải cố gắng cân bằng giữa việc hạn chế thu nhập giúp Nga tài trợ cho chiến dịch đặc biệt ở Ukraina và tránh gây những cú sốc kinh tế rộng hơn với chính Washington”, - Bloomberg lưu ý.
Về phần mình, các ngân hàng được mong chờ sẽ từ chối cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, cá nhân, thực thể bị trừng phạt, và có thể bị phạt hàng triệu USD nếu không tuân thủ.
Đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo tiền lưu thông khắp thế giới, ngay cả khi phần lớn đã rút hoạt động tại Nga.
Điển hình như tại Citigroup, lãnh đạo nhiều chi nhánh phải mất đến hàng tháng trời thu xếp cắt giảm hoạt động ở Nga, giảm tải các công cụ phái sinh và cắt giảm mức thâm hụt tổng thể tại quốc gia này xuống còn 7,9 tỷ đô la vào ngày 30 tháng 9, từ mức 9,8 tỷ đô la hồi đầu năm.
Trước khi bùng nổ xung đột, Citigroup cũng đã ra thông báo rằng họ có ý định rút khỏi lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng ở Nga.
Vào tháng 8, Citi cho biết sẽ giảm hoạt động của nhánh ngân hàng thương mại. Trong khi đó hồi tháng trước, Citi tuyên bố sẽ giảm bớt hoạt động với tổ chức tại Nga dưới sự thúc ép của chính quyền Mỹ.
“Chúng tôi đã và đang hỗ trợ các khách hàng đa quốc gia của mình ở Nga vào tháng trước. Citigroup đã thông báo cho đối tác và khách hàng rằng chúng tôi sẽ kết thúc gần như tất cả các dịch vụ ngân hàng-tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp cung cấp vào cuối quý I/2023”, - CEO Jane Fraser của Citigroup Inc. nhấn mạnh.
Tại thời điểm đó, các hoạt động duy nhất của Citigroup ở Nga sẽ chỉ gồm các giao dịch cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý và quy định còn lại của tổ chức tín dụng này.
Không khác mấy, JPMorgan cũng đã có kế hoạch bắt đầu rút lui khỏi hầu hết các hoạt động của mình tại Nga sau xung đột, dù hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới này lưu ý "các hoạt động hạn chế" của mình vẫn sẽ tiếp diễn với Nga.
Đại diện của Citigroup và JPMorgan từ chối bình luận với Bloomberg trong khi người phát ngôn Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết đã ban hành hướng dẫn cụ thể đối với ngành ngân hàng để đảm bảo rằng các hoạt động viện trợ nhân đạo, năng lượng và nông nghiệp được ủy quyền thông qua thuận lợi.
Hàng vạn “quy tắc ngầm”
Tồn tại hàng vạn quy tắc ngầm để “lách” giữa các đòn trừng phạt mà vẫn làm ăn trơn tru với các doanh nghiệp của Nga.
Theo Bloomberg, không chỉ các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ gây khó khăn cho hoạt động giao dịch của ngân hàng ở Nga.
Một lãnh đạo điều hành ngân hàng cấp cao đã chỉ ra cách chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích người cho vay kinh doanh với một công ty Nga nhất định nhưng lại bị cản trở bởi thực tế doanh nghiệp đó đang bị Liên minh châu Âu trừng phạt.
Hầu hết những nỗ lực của Bộ Tài chính đối với vấn đề này do Thứ trưởng Wally Adeyemo và Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về tội phạm tài chính và tài trợ cho khủng bố phụ trách.
Các quan chức liên quan của Bộ Ngân khố Mỹ cũng nhắc nhở các ngân hàng rằng một số hoạt động kinh doanh năng lượng, ngũ cốc, liên lạc … được miễn trừ. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng không ngần ngại cấp các giấy phép chung để khẳng định với ngân hàng rằng những hoạt động kinh doanh trên có thể được tiếp tục bất chấp các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, các ngân hàng dường như vẫn tỏ ra thận trọng và khá cảnh giác. Họ đưa hầu hết trường hợp, ngay cả với khách hàng Nga không bị trừng phạt, vào một quy trình xem xét phức tạp và kéo dài.
Chính quyền Mỹ đã phải khuyến khích ngân hàng tiếp tục cung cấp dịch vụ cho một số doanh nghiệp Nga để tránh nạn thảm họa và khủng hoảng trên toàn cầu.
“An ninh lương thực của thế giới phụ thuộc vào việc những giao dịch bí mật tiếp tục được thông qua”, - Đại sứ Jim O’Brien, người đứng đầu Văn phòng điều phối các biện pháp trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thẳng.
“Chúng tôi tiếp tục làm rõ và cũng là để trấn an các ngân hàng và những người khác liên quan đến các thỏa thuận thương mại, nông nghiệp, rằng họ không dính vào trừng phạt hay sẽ thành mục tiêu bị trừng phạt”, - Đại sứ bày tỏ.
Ở một trường hợp khác,Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ đã thông báo rõ ràng với các ngân hàng rằng họ sẽ không chặn PhosAgro, nhà sản xuất phân lân lớn nhất châu Âu.
Thay vào đó, cơ quan này kêu gọi:
“Về cơ bản, thương mại nông sản và y tế không phải là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Nga”.
Như Sputnik đã lưu ý, việc Mỹ và các đồng minh phương Tây sử dụng hệ thống tài chính làm phương pháp trừng phạt đã đẩy các ngân hàng toàn cầu lên tuyến đầu khi phải thực thi vô số biện pháp chống lại Nga nhưng cũng “rước họa”, gây thiệt hại cho chính mình.
Nhiều tập đoàn, ngân hàng, doanh nghiệp lớn đã phải thảo luận thường xuyên với chính quyền Biden kể từ khi xung đột nổ ra kéo theo “cơn mưa” các đòn trừng phạt liên tiếp nhằm vào Moskva.
JPMorgan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách và lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhằm vào Nga, CEO Dimon thừa nhận, những quyết sách ấy gây tổn hại rất lớn cho nhà băng này.
Trừng phạt giúp kinh tế Nga mạnh mẽ hơn
Ở chiều ngược lại, chính các đòn trừng phạt lại tạo ra động lực mới thôi thúc nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới phát triển mạnh mẽ. Điều này cho thấy, các đánh giá của Tổng thống Putin đã đúng.
“Sự gắn kết của Nga ngày càng chặt chẽ với các nước khác trên quy mô toàn cầu, bao gồm cả việc trở thành một nhân tố quan trọng – cường quốc cung ứng hàng hóa và nông nghiệp”, - Bloomberg thừa nhận việc Mỹ phải đưa ra một số miễn trừ cho thấy sự liên kết của Nga với những thị trường toàn cầu ngày càng mạnh mẽ.
Điều này khác với các biện pháp trừng phạt trước đây, chẳng hạn như cấm vận đối với Triều Tiên, vốn không được tích hợp vào hệ thống tài chính toàn cầu hay các biện pháp mềm mỏng hơn rất nhiều đối vởi Iran.
Hai nước Đông Âu đảm trách xuất khẩu hơn một phần tư lượng lúa mì của thế giới, 70% lượng dầu hướng dương khắp hành tinh và 14% lượng ngô toàn cầu, theo Observatory of Economic Complexity.
Kể từ khi xung đột leo thang, giá lương thực đã tăng vọt với việc Điện Kremlin thẳng thắn chỉ ra rằng, lỗi lớn nhất thuộc về các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.
Nhà phân tích Nweke nhắc lại, mục tiêu trừng phạt dù ở góc độ nào đi nữa cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng, người dân sẽ không bị thiệt thòi. Mỹ cần hiểu điều đó.
“Mỹ (quốc gia chuyên nói về nhân quyền) – không thể để bất cứ người dân thường nào của Nga phải chịu thiệt. Do đó, tôi nghĩ chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ các giao dịch nhân đạo, và chúng ta cần tư duy cởi mở hơn – cho phép phía ngân hàng thực hiện giao dịch cần thiết đối với Nga vì lợi ích chung”, - chuyên gia kết luận.