“Các cuộc tấn công kép sử dụng hệ thống Iskander-M <…> có thể làm tăng đáng kể tổn thất của các đơn vị tiền tuyến của Ukraina”, - bài báo cho biết.
Khi nói “tấn công kép”, tác giả muốn nói đến việc phóng đồng thời một số tên lửa vào một mục tiêu nhất định.
Cần lưu ý rằng hệ thống phòng không của Ukraina ngày càng trở nên suy yếu nghiêm trọng, điều này cho phép tên lửa Nga hoạt động với hiệu quả cao hơn. Đồng thời, Moskva đã tăng thành công khối lượng sản xuất vũ khí, điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chiến trường.
“Ưu thế vượt trội và ngày càng tăng của các hệ thống tên lửa đất đối đất vẫn là yếu tố trọng điểm mang lại cho lực lượng Nga lợi thế đáng kể trên mặt trận”, - bài báo kết luận.
Tầm bắn của hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến Iskander có thể đạt tới 500 km. Kho vũ khí của Nga bao gồm cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, vốn tạo ra nhiễu điện tử giả khi chúng tiếp cận mục tiêu. Loại đạn pháo này trên thực tế là bất khả xâm phạm đối với các hệ thống phòng không. Tên lửa hành trình có thể bay ở độ cao cực thấp.
Hồi giữa tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuần, Lực lượng Vũ trang Nga đã thực hiện 8 cuộc tấn công nhóm bằng tổ hợp Iskander và UAV nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Ukraina. Đặc biệt, khi đó đã phá hủy một kho chứa tàu thuyền do Mỹ chế tạo.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.