Trước đó, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược, như nêu trong thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng.
“Những cuộc tập trận này là phản ứng trực tiếp trước những tuyên bố khiêu khích và đe dọa từ các chính trị gia phương Tây và đặc biệt là tuyên bố của ông Macron về khả năng đưa quân đội Pháp tới Ukraina. Rõ ràng là phương Tây tập thể, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đang tìm cách đối đầu trực tiếp với Nga, vì vậy ngày nay từ phía giới lãnh đạo Nga cần có phản ứng ngay lập tức và quyết đoán đối với những loại thách thức này. Các cuộc tập trận của Lực lượng Vũ trang Nga sẽ là một bức thông điệp, một biện pháp răn đe nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa. Đây là một tín hiệu cho tất cả các đối thủ của Nga. Các nước phương Tây phải hiểu rằng Matxcơva có vũ khí tiên tiến nhất và tốt hơn hết là hãy suy nghĩ hàng trăm lần trước khi thực hiện các bước đi thù địch chống lại Liên bang Nga”, - Ismail al-Najjar nói.
Theo chuyên gia, lãnh đạo các nước này trong tình huống này cần thể hiện sự khôn ngoan và lý trí khi đưa ra những quyết định nhất định, bởi Nga hoàn toàn biết rõ cách đối phó hiệu quả với những kẻ xấu bụngvà sẽ làm mọi cách có thể để đảm bảo an ninh quốc gia.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.